close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời lý do bạn ứng tuyển vào công ty thuyết phục nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

“Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?” tưởng chừng là câu hỏi đơn giản dễ trả lời nhưng sự thực đã gây lúng túng cho rất nhiều ứng viên. Nếu bạn chưa biết trả lời lý do ứng tuyển vào công ty một cách thuyết phục nhất thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Tại sao nhà tuyển dụng hỏi lí do ứng tuyển vào công ty của ứng viên

Nhà tuyển dụng muốn biết động lực nào đã thúc đẩy bạn lựa chọn công ty của họ. Dựa vào câu trả lời, họ có thể biết được mức độ sẵn sàng gắn bó với công việc cũng như khả năng đảm nhận vị trí công việc cụ thể của bạn.

Nếu câu trả lời lí do ứng tuyển của ứng viên quá hời hợt hoặc là những lí do khó có thể chấp nhận thì nhà tuyển dụng sẽ loại ngay những ứng viên đó khỏi danh sách những ứng viên tiềm năng. 

Lý do ứng tuyển vào công ty

Tại sao nhà tuyển dụng hỏi lí do ứng tuyển vào công ty của ứng viên

2. Lý do ứng tuyển vào công ty thuyết phục nhất

Dưới đây là một số lý do ứng tuyển vào công ty mà bạn có thể sử dụng để trả lời trong buổi phỏng vấn.

2.1. Danh tiếng của công ty

Danh tiếng của công ty tốt sẽ thu hút ứng viên muốn được làm việc và gắn bó. Những công ty lớn, có môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên tốt, có vị trí đứng nhất định trên thị trường sẽ ngày càng tạo dựng được danh tiếng cho mình.

Ứng viên cũng vì danh tiếng lẫy lừng này mà muốn được thử sức mình cũng là một trong những lí do dễ hiểu.

2.2. Danh tiếng của lãnh đạo

Lựa chọn được người lãnh đạo tốt giúp nhân viên có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển bản thân. Với nhiều ứng viên, bên cạnh mức lương và chế độ hấp dẫn thì việc có được một người sếp tốt quan trọng hơn rất nhiều.

Người lãnh đạo tốt thường rất có tiếng tăm và được nhiều người trong ngành biết tới. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều ứng viên muốn được làm việc ở vị trí dưới quyền lãnh đạo của người sếp này.

Lý do ứng tuyển vào công ty

Lý do ứng tuyển vào công ty thuyết phục nhất

2.3. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp

Bạn biết đến công ty do đã từng biết đến sản phẩm mà công ty họ cung cấp. Bạn thấy sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp rất tốt và được lòng khách hàng. Ngoài ra, bạn còn biết đến nhiều sự kiện, chương trình có sự góp mặt của công ty. 

Từ sự ngưỡng mộ mà bạn muốn là một thành viên trong tổ chức công ty để cống hiến và đóng góp vào sự thành công hơn nữa của công ty trong tương lai. 

2.4. Yêu thích văn hóa, môi trường làm việc ở công ty

Qua nhiều nguồn thông tin, bạn tìm hiểu được văn hóa làm việc trong công ty. Vì cảm thấy văn hóa doanh nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của mình mà bạn muốn ứng tuyển cũng là một trong những lí do rất chính đáng.

3. Những lí do ứng tuyển vào công ty nào không nên đưa ra

Một số ứng viên vì chưa có kinh nghiệm mà đưa ra những câu trả lời rất khó chấp nhận, ví dụ như:

3.1. Tiền bạc

Lý do ứng tuyển vào công ty

Những lí do ứng tuyển vào công ty nào không nên đưa ra

Mặc dù thu nhập vẫn là một trong những yếu tố hàng đầu mà người lao động quan tâm khi ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó. Nhưng khi được hỏi về lí do ứng tuyển vào công ty, bạn không nên đưa ra những câu trả lời kiểu như: “vì mức lương công ty đưa ra cao, vì chế độ hấp dẫn,..”

Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng động lực để bạn tìm đến công ty họ là do tiền bạc, vậy thì trong tương lai, cũng có thể ứng viên sẽ rời khỏi công ty vì tìm được một công việc khác có mức đãi ngộ tốt hơn.

3.2. Chính trị, vùng miền, tôn giáo

Không nên đưa những lí do có liên quan đến chính trị, vùng miền, tôn giáo khi được hỏi về lí do ứng tuyển vào công ty. Những lí do này có phần nhạy cảm và có thể gây mâu thuẫn, chia rẽ, xung đột trong nội bộ công ty.

3.3. Do sở thích cá nhân

Nhiều người đưa ra những lí do rất hời hợt và khó chấp nhận như “tôi muốn làm việc trong công ty vì công ty to đẹp, có nhiều hot girl/ hot boy”. Đây là những lí do không hề liên quan đến công việc và nó sẽ khiến bạn tạo ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ bạn không thực sự nghiêm túc ứng tuyển cho vị trí công việc này. 

3.4. Tham vọng thăng tiến

Tham vọng thăng tiến là động lực để bạn làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, không nên đề cập đến tham vọng thăng tiến khi được hỏi về lí do ứng tuyển. Những câu trả lời dạng như “ tôi muốn ứng tuyển vào công ty vì tôi nhìn thấy có thể nhanh chóng thăng tiến lên cấp quản lí/trưởng phòng nếu như làm việc tốt” là những câu trả lời không mang đến sự vui vẻ và hài lòng cho nhà tuyển dụng.

3.5. Liên quan đến công ty cũ

Lý do ứng tuyển vào công ty

Những lí do ứng tuyển vào công ty nào không nên đưa ra

Không nên đưa ra những lí do tiêu cực liên quan đến công ty cũ của bạn kiểu như “ông chủ cũ của tôi là người khó tính, khắt khe”, “công ty cũ của tôi ít cơ hội phát triển”,...

Những lí do này phần nào sẽ làm xấu đi hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng đấy!

Như vậy, trên đây là những lí do ứng tuyển vào công ty hợp lí nhất cũng như một số lí do bạn nên tránh đưa ra được Vieclam123.vn tổng hợp lại. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp các bạn thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng dành cho mọi ứng viên
Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu trọn bộ các kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng. Những kinh nghiệm và điểm cần lưu ý sẽ giúp người ứng viên yên tâm hơn khi đi xin việc trong ngân hàng. Hãy click ngay đường link dưới đây để có thông tin cần thiết nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.