Đối với mỗi người thì tín ngưỡng, giáo lý là một điều rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tác động tới tư tưởng, nhân cách của con người. Và trên thế giới, đạo Hồi là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo và trải dài khắp thế giới. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu cũng như nắm bắt một số truyền thống, phong tục của người Hồi giáo sẽ giúp bạn có cách cư xử đúng mực và hiểu biết hơn cho mình. Lễ Ramadan chính là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng với các tín đồ Hồi giáo hiện nay. Vậy, chính xác thì lễ Ramadan là gì? Có điểm gì đặc biệt trong ngày lễ lớn của người Hồi giáo? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Một trong những ngày lễ quan trọng nhất của hơn 1,8 tỷ người Hồi giáo trên thế giới chính là lễ Ramadan. Dịp lễ này sẽ diễn ra trong khoảng 1 tháng, vì thế mà còn được gọi là tháng Ramadan hay tháng lễ Ramadan.
Về thời gian thì lễ Ramadan sẽ bắt đầu từ thời điểm trăng non, tức là từ đầu tháng thứ 9 tính theo lịch âm của người Hồi giáo, do đó mà nó sẽ không có ngày cố định theo lịch dương mà chúng ta vẫn sử dụng phổ biến chung cho toàn thế giới. Khi tháng lễ Ramadan bắt đầu thì những người theo đạo Hồi có thân hình và thể lực khỏe mạnh sẽ phải nhịn ăn, nhịn uống hay chính xác hơn là không đưa bất cứ thứ gì lên miệng từ thời điểm bình minh cho tới khi mặt trời lặn. Chính vì vậy mà nhiều người vẫn gọi lễ Ramadan là lễ nhịn ăn hay lễ ăn chay. Tuy nhiên, xét theo bản chất thì đều không chính xác, do đó mà tên gọi chuẩn nhất vẫn là lễ Ramadan.
Tháng lễ Ramadan được biết đến là điều thứ 4 trong 5 tín điều bắt buộc của những người Hồi giáo. Do vậy mà khi dịp lễ này diễn ra, những người theo đạo Hồi cần thực hiện một cách nghiêm túc các quy định từ 29 - 30 ngày của tháng Ramadan.
Theo truyền thuyết thì vào thời điểm trăng non, tức là tháng thứ 9 theo âm lịch của người Hồi giáo thì có một người đàn ông tên là Mohammed đã tiếp nhận được lời truyền giáo của thánh Allah khi đang đi trên sa mạc. Và từ đó, ông trở thành một người truyền giáo, mang đạo Hồi đến với những vùng đất mà mình đã đi qua.
Sau khi cộng đồng người Hồi giáo được hình thành và có một số lượng lớn tích cực thì đã lựa chọn tháng 9 là tháng để thanh tẩy tâm hồn, sám hối tội lỗi cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới nhà tiên tri Mohammed vì những tư tưởng cao đẹp mà ông đã mang đến và để lại cho con người.
Những người Hồi giáo tin tưởng rằng, thời điểm tháng Ramadan diễn ra thì cửa thiên đường sẽ mở ra và cánh cửa của địa ngục sẽ đóng lại. Do vậy mà các tội lỗi sẽ được tha thứ và xoá bỏ. Vì vậy mà 10 ngày đầu tiên, tức là ngày 1 - 10 trong lễ Ramadan sẽ là ngày cầu nguyện để con người cầu mong nhận được sự từ bi từ thánh Allah. 10 ngày tiếp theo từ 11 - 20 sẽ được gọi là ngày Allah xoá tội và 10 ngày còn lại trong lễ Ramadan là từ 21 - 30 sẽ là ngày cầu mong bản thân sau này không phải xuống địa ngục.
Chính bởi những hoạt động sám hối này mà trong dịp lễ Ramadan, người theo đạo Hồi thường sẽ đọc kinh Koran vào ban đêm và đến giáo đường cầu nguyện nhiều hơn so với những ngày bình thường.
Về ý nghĩa của lễ Ramadan thì bên cạnh ý nghĩa chính là để sám hối, thanh tẩy tâm hồn thì dịp lễ này còn có ý nghĩa như sau:
- Thứ nhất, lễ Ramadan là dịp để con người có thể thấu hiểu và thông cảm cho những số phận, cuộc đời của nhau. Đặc biệt là những người nghèo khổ, không đủ cơm ăn, áo mặc. Vì vậy mà việc nhịn ăn trong lễ Ramadan chính là dịp để mọi người trải nghiệm và thấu cảm được điều đó.
- Thứ hai, đây cũng là dịp để những người theo đạo Hồi có thể rèn luyện được sức chịu đựng, sự nhẫn nại và tính kiên cường trước các cám dỗ rất lớn đang ở ngay trước mắt. Khi các nước theo đạo Hồi chủ yếu đều có sa mạc và cực kỳ khô nóng thì việc nhịn uống nước trong cả 1 ngày dài là rất khó khăn, khổ cực. Và lễ Ramadan chính là dịp lễ để họ thách thức và rèn luyện chính bản thân mình.
Một cách tổng quan thì dịp lễ Ramadan chính là dịp để những người theo đạo Hồi có thể thanh tẩy tâm hồn mình, sám hối cho các tội lỗi, những điều chưa đúng đắn mà bản thân đã mắc phải. Đồng thời, đây cũng là dịp để bản thân có thể thấu hiểu được những nỗi khổ của người khác, học cách đồng cảm và bao dung hơn nữa. Cùng với đó chính là sự rèn luyện để trở nên bản lĩnh, cứng cỏi hơn trước các cám dỗ có thể đến với bản thân trong cuộc sống sau này.
Trong tháng lễ Ramadan thì các hoạt động, tục lệ gì sẽ diễn ra? Nếu đã biết được lễ Ramadan là gì thì bạn sẽ không thể bỏ qua được thông tin quan trọng này.
Khi lễ Ramadan bắt đầu thì tất cả những người dân theo đạo Hồi sẽ không được ăn hay uống bất cứ thứ gì bắt đầu từ thời điểm bình minh cho tới khi hoàng hôn buông xuống và mặt trời tắt hẳn. Điều này bao gồm cả tất cả các hoạt động đưa vật gì đó lên miệng đều không được phép, kể cả quan hệ tình dục.
Hoạt động này được gọi là “Sawm" và đây cũng là hoạt động mà bất cứ người Hồi giáo nào cũng rất nghiêm túc để thực hiện thay vì cảm giác ép buộc. Bởi họ coi đây chính là một sự thử thách với bản thân và việc vượt qua sẽ giúp họ có một tinh thân và thể chất mạnh mẽ hơn.
Mặc dù đây là hoạt động bắt buộc, nhưng vẫn có những ngoại lệ trong tháng Ramadan. Cụ thể thì những người đang ốm đau, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú sẽ không bắt buộc phải thực hiện điều này nếu việc nhịn ăn uống khiến họ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ. Cùng với đó, những người đang đi du lịch tại các quốc gia không coi đạo Hồi là quốc giáo thì cũng không cần thực hiện điều này. Tuy nhiên, họ sẽ phải thực hiện bù sau đó khi đặt chân tới những nước có Hồi giáo là quốc giáo chính.
Ngoài ra, hiện nay, ở một số quốc gia Hồi giáo khác thì những học sinh nhỏ tuổi hay những người công nhân làm công việc nặng nhọc cũng sẽ không phải thực hiện nghi thức nhịn ăn, nhịn uống này. Vì thế mà tuỳ thuộc vào từng quốc gia nhất định mà việc thực hiện Sawm sẽ có chút khác biệt.
Suhoor và iftar sẽ là 2 bữa ăn vào lúc trước bình minh và sau khi mặt trời lặn. Bữa iftar được gọi là bữa xả chay, tức là họ sẽ được ăn uống thoải mái sau cả 1 ngày dài chay tịnh đầy vất vả.
Thường thì các nhà thờ sẽ tổ chức các bữa iftar cực kỳ linh đình để phân chia thức ăn cho những người nghèo khó. Các gia đình khá giả có thể tụ tập để ăn uống với nhau vào bữa ăn iftar này. Và sau khi iftar kết thúc thì tất cả lại tập trung ở nhà thờ để đọc kinh cầu nguyện hoặc có thể ngồi trò chuyện, thư giãn và sau đó là nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một ngày dài nhịn ăn tiếp theo đó.
Bên cạnh việc ăn chay thì trong dịp lễ Ramadan, người Hồi giáo cũng sẽ không được phép nói hay có hành động vô đạo đức. Thậm chí, họ còn không được phép tức giận mà lúc nào cũng trong trạng thái tịnh tâm, cầu nguyện để bản thân có thể thực sự hối lỗi trước thánh Allah.
Cùng với đó, các hoạt động như đọc kinh Koran, làm từ thiện cũng rất được khuyến khích trong lễ Ramadan. Việc làm thiện nguyện sẽ giúp việc sám hối cũng như chuộc lại tội lỗi được thể hiện rõ ràng hơn và cầu mong như nhân từ đến từ thánh Allah đến với mỗi một tín đồ.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản nhất về lễ Ramadan là gì mà vieclam123.vn gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích để có thêm cho mình sự hiểu biết về một trong những dịp lễ quan trọng của người Hồi giáo trên thế giới nói chung.
Lễ Phục Sinh là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phục Sinh ra sao? Những hoạt động nào được diễn ra trong dịp lễ? Cùng khám phá ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ