Người ta thường biết đến lá trầu không qua tục lệ têm trầu cánh phượng mà ít ai biết rằng trầu không còn có nhiều công dụng thần kỳ khác. Ngoài việc trồng để ăn thì trầu không còn được sử dụng như một vị thuốc chữa trị một số căn bệnh liên quan tới da, răng miệng hay trị bỏng,... Lá trầu không có tác dụng gì? Đáp án sẽ được làm rõ với nội dung bên dưới, bạn có thể theo dõi để cập nhật thông tin hữu ích này.
MỤC LỤC
Là người Việt Nam, hẳn bạn không còn xa lạ gì với lá trầu không - một loại lá xuất hiện trong phong tục mời trầu của dân tộc khi có khách đến chơi nhà.
Có thể bạn chưa biết, ngoài tên gọi “trầu không” thì loại lá này còn được gọi với cái tên hơi khác biệt là trầu cay, thổ lâu đằng hay trầu lương,...
Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu, tên khoa học là Piper betle L, là cây thân leo và có cành hình trụ. Quan sát các mấu cây bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rễ mọc ra tua tủa, lá thì mọc so le nhau, có hình trái tim không cân xứng.
Trầu không là một loài cây ưa ẩm và sáng cho nên chúng sẽ phát triển cực mạnh vào mùa mưa khoảng từ tháng 5 - tháng 8. Lá trầu không được dùng để ăn cùng cau với vôi, các ngày rằm hay mùng 1 thì được dùng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên hoặc có thể sử dụng để chữa bệnh,...
Người ta ước tính trong 100g lá trầu không thì sẽ chứa 44kcal năng lượng, 85.6g nước, 3.1g protein, 2.3g muối khoáng, 0.8g Lipid, 2.3g chất xơ, 0.5g canxi, 6.1g cacbohidrat, 2.5g vitamin A và 0.007g sắt.
Ngoài ra, trong lá trầu không còn xuất hiện một số dưỡng chất như axit ascorbic, vitamin B, tinh dầu hay caroten,...
Nếu như trước đây người ta trồng trầu không với mục đích dùng ăn trầu thì giờ đây mục đích này lại được chuyển đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trầu không được trồng nhiều ở khắp các vùng tại Việt Nam, công dụng chính hiện giờ là dùng làm thuốc điều trị một số bệnh thường gặp.
Với một cây ưa ẩm và ánh sáng, lại có vị cay, nồng, hơi hắc như trầu không thì bạn có biết tác dụng của nó là gì không?
Những ai đang gặp vấn đề về răng miệng có thể nghĩ ngay tới việc dùng lá trầu không để điều trị bởi vì trong lá này có chứa nhiều chất chống oxy hóa và diệt khuẩn, khi sử dụng sẽ có khả năng trị hôi miệng một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá trầu không còn có các hoạt chất chống viêm, độ sát khuẩn cao nên giúp bảo vệ răng miệng khỏi những tác động từ việc ăn uống.
Flavonoid có khả năng cầm máu và sát khuẩn, khi sử dụng bạn sẽ thấy thuyên giảm tình trạng chảy máu chân răng hay nhiệt miệng xảy ra thường xuyên.
Một trong những vị thuốc từ thiên nhiên hỗ trợ giảm đau tuyệt vời, trầu không chính là loại lá công dụng được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.
Khi sử dụng lá trầu không, bạn có thể giảm thiểu tình trạng đau đầu, đau do các vết trầy da, sưng viêm hay đau do vết thương bị bầm tím,...
Có 2 cách sử dụng đơn giản và hiệu quả đó là giã nát rồi cho lên vết thương hoặc đun lấy nước uống.
Ít ai biết rằng trầu không lại có tác dụng hiệu quả với một số bệnh ngoài da như vậy, nhưng đó là những bệnh nào?
- Mẩn ngứa và mụn nhọt: Trong lá trầu không có chất kháng khuẩn và chống viêm cao cho nên người ta thường lựa chọn để đắp lên vết thương ngoài da mà không sợ bị tác dụng phụ.
- Bỏng do nước sôi: Nếu đã bị bỏng thì hẳn bạn cũng biết những vết thương này rất dễ bị nhiễm trùng, khi đó sử dụng lá trầu không sẽ giúp vết bỏng dịu đi, bằng cách lấy lá trầu không hơ nóng lên rồi quét lớp thầu dầu lên lá sau đó đắp vào vết bỏng, vài tiếng thì thay lá một lần và từ từ cảm nhận công dụng của nó nhé.
- Nấm ngoài da: Khi bị nấm ngoài da, bạn có thể sử dụng lá trầu không giã nát sau đó đắp lên vùng bị nấm, hoặc đun trầu không lấy nước để rửa vết thương hàng ngày.
Nếu có ý định giảm cân hay tăng cân thì bạn cũng có thể sử dụng lá trầu không để đạt được mục đích của mình nhé.
Do hàm lượng chất xơ trong lá trầu không cao nên khi sử dụng bạn sẽ thấy hệ tiêu hóa của mình làm việc có hiệu quả hơn. Đồng thời cảm giác no lâu chính là tác dụng của trầu không trong việc hỗ trợ giảm cân cho những người thừa cân, béo phì, từ đó thúc đẩy quá trình giảm mỡ tự nhiên.
Để giảm cân, bạn cũng có thể đun nước lá trầu không để uống vào sau mỗi bữa ăn, đây là cách làm khá hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Ngược lại, khi bạn muốn tăng cân hoặc tăng cảm giác thèm ăn thì lá trầu không cũng có thể hỗ trợ bạn một cách hiệu quả nhé.
Khi sử dụng, vị giác của bạn sẽ được kích thích, từ đó ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên để đạt được công dụng này thì bạn cần ăn lá trầu không trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Ngoài một số tác dụng nêu trên, lá trầu không còn được biết đến trong điều trị bệnh đái tháo đường, hỗ trợ giảm đau khớp do gout, điều trị hôi nách, một số bệnh phụ khoa hay chống say nắng,...
Các công dụng này cụ thể như thế nào mời bạn theo dõi những thông tin bên dưới:
- Trầu không trong điều trị đái tháo đường: Khi căng thẳng, mức oxi hóa tăng cao khiến cho đường huyết tăng vọt ở những người bị bệnh tiểu đường. Lá trầu không có tác dụng duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể, từ đó giảm lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh.
- Trầu không hỗ trợ giảm đau khớp do gout: Chứa nhiều chất sát khuẩn cao, đặc biệt là Chavicol giúp điều trị bệnh đau khớp hay viêm khớp do viêm nhiễm.
- Trầu không trong điều trị hôi nách: Tình trạng hôi nách xảy ra ở cả nam và nữ giới, nó gây cảm giác cực kỳ khó chịu, mặc dù đã sử dụng nhiều cách chữa trị khác nhau nhưng hiệu quả không cao. Nếu vậy bạn có thể nghĩ tới lá trầu không bằng cách giã nát lấy nước rồi thoa lên vùng nách, tuần thực hiện từ 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả cao.
- Trầu không trong điều trị một số bệnh phụ khoa: Hiện nay, tình trạng các chị em mắc bệnh phụ khoa ngày một gia tăng, căn bệnh này gây ra cảm giác khó chịu và khiến chị em phải bứt rứt không yên. Tuy nhiên có lá trầu không thì vấn đề này không còn đáng lo ngại vì nó có công dụng cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại dung dịch vệ sinh có chiết xuất từ lá trầu không, để thuận tiện thì bạn có thể mua về và sử dụng để điều trị bệnh đang mắc phải nhé.
- Trầu không điều trị say nắng: Tình trạng say nắng diễn ra khá phổ biến, nhất là vào mùa hè khi thời tiết đạt nắng nóng cực điểm. Khi bị say nắng có thể dùng trầu không để chữa trị bằng cách bọc lá trầu với một nắm tóc rối, cộng thêm một chút dầu hỏa bọc vào khăn và chà sát dọc vùng lưng, bụng.
Nếu là fan của thuốc tây thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ biết được những bài thuốc được chế tạo từ lá trầu không. Sau đây là một số công thức cũng như bài thuốc điều trị một số bệnh thường mắc phải, bạn có thể tham khảo để tận dụng vườn trầu không sau nhà điều trị nhé:
- Lá trầu không dùng sát khuẩn vết thương: Lấy lá trầu không rửa sạch, vắt lấy nước để rửa vết thương, sau đó tiếp tục lấy lá trầu không phủ lên vết thương và dùng gạc băng lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một cách khác đó là lấy lá trầu không đun lấy nước để rửa vết thương hàng ngày.
- Trầu không điều trị viêm họng: Lấy 5 lá trầu, giã lấy nước rồi cho thêm chút mật ong rồi ngậm. Bạn có thể nuốt hỗn hợp này từ từ và cảm nhận công dụng của nó.
- Lá trầu không dùng để thông tia sữa: Rất nhiều mẹ bầu sau sinh bị cương sữa hoặc sữa về chậm, điều này gây ra ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp nguồn sữa cho bé. Chính vì vậy bạn có thể lấy lá trầu không hơ nóng sau đó đắp lên bầu sữa, một thời gian sau bạn sẽ thấy nó phát huy hiệu quả.
- Trầu không điều trị cảm cúm, đau nhức: Khi bị đau nhức người hoặc bị cảm cúm do thời tiết, bạn có thể lấy lá trầu không để đánh gió, tuy nhiên tuyệt đối không nhúng trầu không với rượu nhé.
- Trầu không điều trị bệnh nước ăn chân: Nếu gặp phải tình trạng nước ăn chân, hãy lấy 8g trầu không, cộng thêm 50g lá ráy thái nhỏ, cho vào nước đun sôi để nguội, sau đó lấy nước này ngâm chân.
Trong trường hợp không có lá ráy thì bạn vẫn có thể áp dụng công thức này với lá trầu không để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ngoài thắc mắc lá trầu không có tác dụng gì thì bạn đọc của vieclam123.vn cũng có thêm nhiều thông tin hữu ích khác xoay quanh lá trầu không với bài viết trên đây. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết một số bệnh lý thường gặp trong cuộc sống và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
Bạn có biết Spinach là rau gì không? Nó có phổ biến và được nhiều người sử dụng? Cùng theo chân vieclam123.vn khám phá bài viết dưới đây, mọi thông tin về loại rau này sẽ được làm rõ.
MỤC LỤC
Chia sẻ