close
cách
cách cách cách cách cách

Kỹ sư MEP là gì? Tìm hiểu về công việc và mức thu nhập của kỹ sư MEP

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công việc kỹ sư MEP đang nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi tính chất ổn định và mức thu nhập hấp dẫn. Hơn nữa, cơ hội việc làm cho kỹ sư MEP luôn rất rộng mở bởi nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở thời nào cũng có. Vậy kỹ sư MEP là gì? Kỹ sư MEP làm những công việc gì? Cùng tìm hiểu về kỹ sư MEP và công việc của họ trong bài viết sau đây nhé!

1. Kỹ sư MEP là gì? Công việc của kỹ sư MEP

1.1. Kỹ sư MEP là gì?

Chúng ta đã không chỉ một lần tiếp xúc với kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng… Tuy nhiên, có vẻ như kỹ sư MEP là một danh từ khá mới mẻ và có rất nhiều bạn lần đầu tiên tiếp xúc với danh từ này. Để tìm hiểu kỹ sư MEP là gì, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem MEP là gì.

Tìm hiểu về kỹ sư MEP
Tìm hiểu về kỹ sư MEP

1.1.1. MEP là gì?

MEP là cách viết tắt của cụm từ Mechanical Electrical Plumbing, có nghĩa là hệ thống cơ khí, điện và nước trong một công trình xây dựng. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí; Hệ thống điện; Hệ thống báo cháy chữa cháy và Hệ thống cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh chính là 4 hạng mục chính cấu thành nên hệ thống MEP.

Trong đó, hệ thống điện bao gồm hệ thống cấp điện, điện sinh hoạt và điện chiếu sáng. Hệ thống cơ khí bao gồm nhiều hệ thống con nhỏ hơn như hệ thống cấp nhiệt, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió… Hệ thống cấp thoát nước cũng bao gồm trong đó cả chữa cháy, cứu hỏa…

Hệ thống MEP, cùng với kết cấu xây dựng và nội thất tạo nên một công trình hoàn thiện.

1.1.2. Kỹ sư MEP là gì?

Sau khi tìm hiểu MEP là gì thì tin rằng bạn đã có những sự hình dung nhất định trước khi tìm hiểu kỹ sư MEP là gì.

Kỹ sư MEP là người kỹ sư phụ trách hệ thống MEP trong công trình xây dựng, hay có thể hiểu là người phụ trách toàn bộ hệ thống cơ điện của một công trình hoặc dự án xây dựng. Kỹ sư MEP phụ trách một mảng rất rộng trong các công trình xây dựng, đó là điện tử, điện lạnh, các sản phẩm công nghệ, hệ thống nhiệt và sưởi ấm, hệ thống cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy…

Kỹ sư MEP phụ trách hệ thống cơ điện trong công trình xây dựng
Kỹ sư MEP phụ trách hệ thống cơ điện trong công trình xây dựng

Công việc của kỹ sư MEP góp phần hoàn thiện một công trình xây dựng, bởi nếu chỉ hoàn thiện phần thi công và thiết kế nội thất thôi thì chưa đủ. Muốn hoàn thiện công trình và đưa vào sử dụng thì còn cần hoàn thiện thêm cả hệ thống điện nước.

Công việc chủ yếu của kỹ sư MEP đó là thiết kế hoàn thiện hệ thống MEP và  tổ chức lắp đặt hệ thống đó trong các công trình xây dựng. Đôi khi vì tính chất công việc mà người kỹ sư MEP phải đến tận xưởng sản xuất các trang thiết bị, linh kiện liên quan để làm việc trực tiếp với nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp kỹ sư MEP cũng trực tiếp làm công việc dự toán thầu và tham gia đấu thầu. Kỹ sư MEP đôi khi cũng đảm nhiệm vai trò tư vấn viên cho khách hàng hoặc đảm nhận các công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cơ điện.

Công việc của người kỹ sư MEP là rất nhiều và cũng rất đa dạng. Vì vậy để đảm nhiệm tốt công việc, người kỹ sư MEP cần tự trang bị cho mình rất nhiều kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là khả năng làm việc dưới áp lực cao. Để hiểu rõ hơn công việc hàng ngày của kỹ sư MEP chúng ta sẽ cùng đến với phần tiếp theo nhé!

Công việc của người kỹ sư MEP là rất nhiều và cũng rất đa dạng
Công việc của người kỹ sư MEP là rất nhiều và cũng rất đa dạng

1.2. Công việc hàng ngày của kỹ sư MEP

Khi tìm hiểu kỹ sư MEP là gì bạn đã được biết rằng phạm vi công việc của kỹ sư MEP là rất rộng và họ cần phải phụ trách nhiều khía cạnh trong hoàn thành một công trình hoặc dự án xây dựng. Vậy hàng ngày một kỹ sư MEP thực hiện những công việc gì? Cùng phân tích chi tiết hơn nhé!

1.2.1. Thiết kế hệ thống MEP

Bất cứ công trình hoặc dự án xây dựng nào cũng cần phải được hoàn thiện cả trong lẫn ngoài rồi mới bàn giao hoặc đưa vào sử dụng. Trong đó, hệ thống MEP là phần được hoàn thiện sau cùng, đây cũng là phần công việc mà kỹ sư MEP phụ trách.

Tuy nhiên, bản thiết kế hệ thống MEP thì lại cần được hoàn thiện từ sớm, để kết hợp cùng với bản thiết kế nhằm hoàn thiện bộ khung lắp đặt cho hệ thống MEP ngay từ những giai đoạn thi công đầu tiên, tránh phải sửa chữa, đục phá công trình hoặc thậm chí là thay đổi thiết kế.

Kỹ sư MEP phụ trách thiết kế và thi công hệ thống MEP
Kỹ sư MEP phụ trách thiết kế và thi công hệ thống MEP

Thiết kế hệ thống MEP bao gồm thiết kế hệ thống điện nước, hệ thống sưởi, hệ thống làm mát, hệ thống phòng cháy chữa cháy… Không chỉ vậy, người kỹ sư MEP còn giám sát hoặc trực tiếp thực hiện việc lựa chọn các thiết bị điện, thiết bị cơ khí… cho công trình xây dựng, sao cho phù hợp nhất với thiết kế ban đầu.

1.2.2. Dự toán đấu thầu

Trong một cuộc đấu thầu, những chi tiết liên quan đến thi công, thiết kế phần khung sườn, bề ngoài và nội thất của công trình là chưa đủ. Công trình xây dựng muốn hoàn thiện thì cần phải được hoàn thiện cả hệ thống điện nước, hệ thống sưởi ấm, làm mát, phòng cháy chữa cháy… Tất cả những nội dung đó đều thuộc vào chuyên môn của kỹ sư MEP. Chính vì thế mà trong dự toán đấu thầu không thể thiếu được vai trò và sự đóng góp của kỹ sư MEP.

1.2.3. Tư vấn dịch vụ

Nhu cầu thiết kế lắp đặt hệ thống MEP trong công trình xây dựng là luôn luôn hiện hữu. Có nhiều nhà thầu chỉ đảm nhận thi công công trình xây dựng phần thô, còn lại thiết kế nội thất và hệ thống MEP sẽ do những bên khác đảm nhiệm. Khi đó, chủ đầu tư sẽ làm việc với kỹ sư MEP để được tư vấn về thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống MEP nhằm hoàn thiện công trình xây dựng.

Kỹ sư MEP cũng tư vấn thiết kế và thi công hệ thống MEP
Kỹ sư MEP cũng tư vấn thiết kế và thi công hệ thống MEP

Bên cạnh đó, nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng hệ thống MEP của công trình xây dựng sau một thời gian dài hoạt động cũng là có. Điều này cũng thuộc vào phạm vi công việc của kỹ sư MEP bởi chính họ là những người hiểu rõ nhất cấu trúc và hoạt động của hệ thống MEP.

2. Mức thu nhập của kỹ sư MEP

Như vậy bạn đã tìm hiểu kỹ sư MEP là gì và công việc hàng ngày của họ. Công việc của kỹ sư MEP liên quan đến chuyên môn và yếu tố kỹ thuật rất nhiều, bởi vậy mà mức thu nhập của kỹ sư MEP là không hề thấp.

Theo thống kê, mức thu nhập phổ biến của công việc kỹ sư MEP ở vào khoảng 660 – 880 USD/ tháng (tương đương với khoảng 15 – 20 triệu đồng/ tháng). Kỹ sư MEP giàu kinh nghiệm làm việc có mức thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 878 USD (tương đương với khoảng 20 triệu đồng). Cấp trưởng phòng có thể sở hữu mức thu nhập lên tới 1300 USD mỗi tháng (tương đương với khoảng 30 triệu đồng). Nhìn chung, công việc kỹ sư MEP có mức thu nhập cao so với mặt bằng chung.

Thu nhập trung bình của kỹ sư MEP khá cao
Thu nhập trung bình của kỹ sư MEP khá cao

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kỹ sư MEP là gì và công việc hàng ngày của họ. Để làm tốt công việc của một kỹ sư MEP, bạn cần phải yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên cập nhật tin tức công nghệ, những xu hướng mới trong thiết kế và thi công hệ thống MEP.

Kỹ sư cầu đường là gì?

Kỹ sư cầu đường là gì? Những công việc cơ bản của một kỹ sư cầu đường bao gồm những gì? Đâu là những yêu cầu để có thể trở thành một kỹ sư cầu đường? Tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kỹ sư cầu đường là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.