Tổ trưởng sản xuất là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, nhà máy, bởi vậy mà họ cần phải có kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng quản lý. Đây là vị trí cầu nối giữa các công nhân và quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, và để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, kỹ năng quản lý là không thể thiếu. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình quản lý cho vị trí này, hãy tìm hiểu ngay các kỹ năng quản lý của tổ trưởng sản xuất qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Kỹ năng quản lý của tổ trưởng sản xuất đặc biệt quan trọng vì các tổ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn và vô cùng phức tạp. Do đó, nếu doanh nghiệp không chia công nhân thành những tổ khác nhau và không có tổ trưởng quản lý thì doanh nghiệp sẽ như “rắn mất đầu”, khó có thể nắm bắt và quản lý công việc.
Nếu các tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ riêng của mình thì năng suất sản xuất sẽ luôn giữ vững ở mức ổn định, bởi vậy điều này đòi hỏi các tổ trưởng sản xuất cần có kỹ năng sắp xếp, tổ chức và quản lý công việc hiệu quả. Nhiều người cứ nghĩ rằng, kỹ năng này vô cùng dễ thực hiện, thế nhưng đây không phải là điều đơn giản.
Cụ thể, tổ trưởng sản xuất cần phải có kỹ năng quản lý công việc và tổ chức hiệu quả thông qua việc có thể cân bằng các yếu tố như: Khả năng nhân công trong tổ sản xuất; chính sách, yêu cầu của cấp trên; tâm tư, nguyện vọng của công nhân trong tổ; tình hình thực tế của tổ sản xuất và doanh nghiệp…
Nếu tổ trưởng sản xuất chỉ quản lý số lượng nhân viên thôi thì chưa đủ, người quản lý cần phải biết được mỗi công nhân làm ra chất lượng công việc thế nào. Hầu hết các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất đã áp dụng chỉ tiêu công việc theo định mức sản lượng hay thời gian, giúp kiểm soát hiệu quả công việc và chất lượng làm việc của các công nhân.
Kỹ năng này vô cùng quan trọng với nhà quản lý, giúp xí nghiệp có thể tiết kiệm được sức lực, tránh lãng phí tiền bạc, thời gian và tổn thất không đáng có. Khi tổ trưởng quản lý được thời gian, công việc của công nhân, họ có thể định hình được bộ phận hay tổ của mình hoàn thành công việc trong bao lâu, năng suất ra sao, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, nhờ định mức đặt ra, các công nhân có thể hoàn thành công việc hàng ngày, vừa đảm bảo được năng suất, chất lượng, cũng như giúp họ thu nhập ổn định hơn.
Khi các công nhân làm việc với nhau, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc xảy ra những mâu thuẫn, khi đó người quản lý cần có trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh “tận gốc”, tránh để nó trở thành “mầm tai họa” gieo trong lòng công nhân. Để thực hiện được điều này, người quản lý cần phải nắm rõ tâm lý của từng người, xử lý mâu thuẫn của công nhân theo tiêu chí công bằng, giúp họ xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
Ngoài ra, để xử lý các mâu thuẫn hiệu quả, biến những việc lớn thành nhỏ, nhỏ thành không có thì tổ trưởng sản xuất cần có kỹ năng giải quyết, xử lý các vấn đề nhanh nhạy.
Các thành viên trong một tổ đội nói riêng và các đội trong xí nghiệp nói chung cần phải phối hợp nhịp ngành các công việc với nhau thì mới đảm bảo có năng suất và hiệu quả công việc. Cũng bởi vậy, tổ trưởng sản xuất cần sắp xếp vị trí của mỗi người một cách hợp lý theo kinh nghiệm, tính chất công việc và khả năng làm việc.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả công việc, những người ít kinh nghiệm nên được đan xen với những người có nhiều kinh nghiệm để học có thể rèn luyện, học hỏi thêm, giúp cho các thành viên có thể trau dồi cho mình nhiều kinh nghiệm, kỹ năng mới trong quá trình làm việc. Đây cũng là một kỹ năng quản lý của tổ trưởng sản xuất quan trọng và không thể thiếu, giúp những nhân công có năng lực khác nhau có thể bổ trợ cho nhau, đảm bảo công việc hiệu quả nhất.
Kỹ năng đảm bảo năng suất công việc là kỹ năng quan trọng, đòi hỏi tổ trưởng sản xuất cần phải tự đặt bản thân vào vị trí của các thành viên trong tổ, từ đó mới có thể biết được khối lượng công việc mà họ hoàn thành hay năng lực làm việc của họ…
Tổ trưởng cũng cần chú ý tới tác phong làm việc, tính cách của từng người như chăm chỉ, nhanh nhẹn hay chậm hơn những người khác để bố trí các công việc phù hợp, đảm bảo năng suất công việc vượt ra khỏi những chỉ tiêu đã đề ra.
Tổ trưởng sản xuất là những người đóng vai trò làm “sợi dây liên kết” giữa các cấp quản lý, lãnh đạo và những người công nhân làm việc chăm chỉ. Bởi vậy, những người tổ trưởng cần phải đảm bảo cân bằng được lợi ích doanh nghiệp, lợi ích cá nhân và lợi ích của đội ngũ công nhân để đảm bảo hoàn thành mục tiêu trong công việc.
Những công việc này không phải quá khó khăn, chỉ cần tổ trưởng sản xuất có khả năng truyền đạt thông tin tốt và có kỹ năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Họ cần phải biết được giải thích, phổ biến những yêu cầu, chính sách của cấp trên với người sản xuất, công nhân trong xí nghiệp, nhà máy; cũng như cần phải biết đề xuất những nguyện vọng, tâm tư về lợi ích, quyền của công nhân trong tổ sản xuất với cấp trên.
Kỹ năng quản lý chất lượng nghiêm ngặt là một trong các kỹ năng quản lý của tổ trưởng sản xuất quan trọng bởi vì họ cần đảm bảo năng suất trong doanh nghiệp, từ đó mới có thể giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng muốn khả năng sản xuất của mình đi đôi giữa chất lượng và năng suất, do đó tổ trưởng sản xuất là một trong các bộ phận quan trọng giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu này.
Mỗi doanh nghiệp sản xuất đều có hoạt động, quy mô vô cùng lớn nên để các tổ đội sản xuất có thể duy trì chất lượng và năng suất sản xuất thì người tổ trưởng cần biết cách quản lý hiệu quả, chú trọng vào yếu tố con người. Vì vậy, ngoài các kỹ năng về chất lượng của sản phẩm thì yếu tố an toàn vệ sinh lao động cũng cần phải được tổ trưởng sản xuất chú trọng.
Trên đây là những top những kỹ năng quản lý của tổ trưởng sản xuất giỏi. Như vậy, có thể thấy, tổ trưởng sản xuất là một bộ phận quan trọng, giúp doanh nghiệp sản xuất có thể hoạt động năng suất, hiệu quả trong công việc. Do đó, người tổ trưởng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng quản lý để đưa công nhân đi đúng luồng công việc, giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Đừng quên truy cập vieclam123.vn để tìm kiếm việc làm tổ trưởng sản xuất nhé!
Công nhân sản xuất là một trong những bộ phận quan trọng trong nhà máy, là những người lao động chính tạo nên sản phẩm, hàng hóa cho các công ty sản xuất. Vậy bạn đã biết công nhân sản xuất làm những gì hay chưa? Truy cập bài viết bên dưới để biết được bản mô tả công việc công nhân sản xuất chi tiết nhất nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ