KT3 là một loại giấy xác nhận tạm trú của một công dân ở một địa điểm khác với địa điểm thường trú của họ. Tại sao cần xin cấp sổ tạm trú KT3, và quy trình cấp sổ tạm trú KT3 như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
1. KT3 là gì?
KT3 là loại sổ tạm trú dài hạn của một cá nhân tại một tỉnh thành hoặc thành phố trực thuộc trung ương khác với địa chỉ thường trú của cá nhân đó.
Thời gian đăng ký tạm trú KT3: Công dân cần thực hiện đăng ký tạm trú trong 30 ngày đầu tiên khi đến địa chỉ mới.
Thời hạn của sổ tạm trú KT3: Sổ tạm trú KT3 không có thời hạn vĩnh viễn mà chỉ có hiệu lực tối đa 24 tháng kể từ ngày được cấp. Sau thời hạn này, nếu công dân đó chuyển địa điểm tạm trú thì không cần xin gia hạn. Trường hợp công dân vẫn tiếp tục ở đó thì cần xin gia hạn thời gian tạm trú hoặc xin cấp lại sổ để có thể tiếp tục ở lại địa chỉ đó trong thời gian 30 ngày trước khi kết thúc thời gian tạm trú.
Trong trường hợp cá nhân thực hiện đăng ký tạm trú nhưng chỉ ở dưới 6 tháng thì sau khi rời đi, cơ quan cấp sổ tạm trú cần phải tiến hành xóa tên người đó khỏi sổ đăng ký tạm trú.
Quyền lợi: Đối với công dân có đăng ký tạm trú tại cơ quan, chính quyền địa phương tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì có thể nhận được những quyền lợi đầy đủ như công dân thường trú tại địa điểm đó.
Ví dụ như bạn có địa chỉ thường trú tại tỉnh Bắc Giang, nhưng bạn cần phải ra Hà Nội học tập, làm việc trong thời gian dài thì khi đó bạn cần xin cấp sổ tạm trú tại Hà Nội để tiện cho hoạt động, sinh hoạt trong cuộc sống sau này.
Nếu bạn có sở hữu nhà tại Hà Nội thì cần mang đầy đủ giấy tờ cùng với giấy chứng nhận nhà đất khi đi đăng ký tạm trú. Còn nếu bạn đi thuê trọ, thì cần có xác nhận của chủ nhà cho bạn thuê trọ.
Số tạm trú KT3 giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được tình trạng cư trú của công dân tại khu vực nhất định.
Việc đăng ký sổ tạm trú KT3 vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ mà mỗi công dân cần thực hiện. Khi đăng ký sổ tạm trú, công dân có thể hưởng những quyền lợi như sau:
Công dân có thể đăng ký hoặc sang nhượng phương tiện giao thông khi cần thiết
Công dân được sang nhượng, cho thuê nơi mình tạm trú
Có thể vay vốn tín chấp tại các ngân hàng hay công ty tài chính
Công dân có thể đăng ký kinh doanh tại địa chỉ tạm trú
Có thể sử dụng các dịch vụ như lắp đặt Internet, đăng ký điện, nước
Việc làm thủ tục nhập học, học bằng lái, đóng bảo hiểm,... cũng thuận lợi hơn.
Để có thể đăng ký tạm trú tại một địa phương không phải địa chỉ thường trú của mình, cá nhân đó cần đảm bảo đủ những điều kiện như sau:
Có chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân
Có đăng ký thường trú ở tỉnh/thành phố khác (thường là nơi sinh ra)
Có sở hữu nhà/bất động sản tại địa chỉ đăng ký tạm trú. Trường hợp đi thuê nhà trọ thì cần có sự đồng ý của chủ nhà
Thời gian sinh sống tại địa phương đăng ký tạm trú tối thiểu là 30 ngày.
Khi đã đầy đủ những điều kiện, trên, bạn chỉ cần thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký tạm trú KT3 trong trường hợp bạn đi thuê nhà bao gồm:
một tờ khai nhân khẩu theo mẫu HKO1
một phiếu báo thay đổi hộ khẩu theo mẫu HK2
bản gốc và bản phô tô chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân.
2 ảnh chụp 3x4 nền trắng, thời gian chụp trong 3 tháng gần nhất
Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) (cần 1 bản photo và 1 bản photo công chứng)
Bản sao công chứng sổ hồng nơi bạn đang thuê
Hợp đồng thuê nhà có chữ ký của chủ nhà
Hồ sơ đăng ký tạm trú trong trường hợp bạn sở hữu căn hộ tại địa chỉ tạm trú:
bản gốc và bản phô tô chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân.
2 ảnh chụp 3x4 nền trắng, thời gian chụp trong 3 tháng gần nhất
Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) (cần 1 bản photo và 1 bản photo công chứng)
Sổ hồng nhà đất, căn hộ, gồm 1 bản chính và 1 bản công chứng đối chiếu (sổ hồng có thể được thay thế bằng hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao căn hộ)
một tờ khai nhân khẩu theo mẫu HKO1
một phiếu báo thay đổi hộ khẩu theo mẫu HK2
Bước 2: Đi đến cơ quan công an ở xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống để đăng ký tạm trú
Bước 3: Sau 3 ngày, hồ sơ đăng ký tạm trú của bạn sẽ được giải quyết, bạn sẽ được cấp sổ đăng ký tạm trú.
Khi tìm hiểu về sổ tạm trú KT3, bạn cũng nên nắm được ý nghĩa của các loại sổ khác như sổ KT1, KT2, KT4. Sự khác nhau của các loại sổ này chính ở đối tượng đăng ký khác nhau, cụ thể:
Sổ KT1: Sổ hộ khẩu thường trú dành cho cá nhân sinh ra và lớn lên tại một thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp bạn lấy vợ/chồng và sinh sống ở địa chỉ đó thì cũng được quyền đăng ký thường trú vì có thời gian sinh sống lâu dài.
Sổ KT2: Sổ tạm trú dành cho người có hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh hoặc huyện trực thuộc trung ương
Sổ KT3: Sổ tạm trú dài hạn dành cho người sinh sống tại một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương khác với địa chỉ thường trú của bạn
Sổ KT4: Sổ tạm trú ngắn hạn ở tình/thành phố trực thuộc trung ương khác với địa chỉ thường trú.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vieclam123.vn về “KT3 là gì”. Đây là một loại sổ mà bạn cần được xin cấp trong trường hợp phải đi học, đi công tác xa nhà. Vì vậy, hãy đặc biệt lưu ý để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình để nhận được đầy đủ quyền lợi nên có nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Vieclam123.vn!
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước chuẩn bị Hồ sơ xin việc
Chia sẻ