close
cách
cách cách cách cách cách

Kinh tế vi mô là gì? Kiến thức cần nắm về kinh tế vi mô dành cho bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Với những sinh viên theo học ngành kinh tế chắc hẳn không còn xa lạ gì về cụm từ kinh tế vi vô. Đây còn là môn học bắt buộc với tất cả những sinh viên theo học ngành kinh tế. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu dưới đây khái niệm kinh tế vi mô là gì và những kiến thức cần phải biết về kinh tế vi mô ngay nhé!

1. Trả lời kinh tế vi mô là gì chuẩn nhất

Kinh tế vi mô là một trong những cụm từ vô cùng quen thuộc đối với các bạn sinh viên. Nhất là với những sinh viên chuyên theo học về ngành kinh tế, quản lý, ngân hàng,...đều sẽ biết về kinh tế vi mô. Đây còn là môn học được phổ cập trong các trường trình đào tạo tại các trường đại học. Vậy, bạn đã biết kinh tế vi mô là gì chưa?

Kinh tế vi mô hay còn được gọi là kinh tế tầm nhỏ có tên tiếng Anh là Microeconomics. Đây chính là một phân ngành của kinh tế học chuyên để quan tâm và nghiên cứu về những hành vi của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Các đối tượng tham gia chủ yếu sẽ là doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà đầu tư, nhà sản xuất,...Chẳng hạn như là nghiên cứu mối quan hệ cung cầu hàng hóa và sự tương tác của hàng hóa trên thị trường hoặc là nghiên cứu những nhu cầu lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng khi có nguồn chi phí hạn chế.

Kinh tế vi mô là gì
Trả lời kinh tế vi mô là gì chuẩn nhất

Với kinh tế vi mô thì đây là một môn khoa học kinh tế về nghiên cứu cực kỳ quan trọng và có nhiều ý nghĩa. Bản chất của kinh tế vi mô là nghiên cứu và trong đó thì kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu những mối quan hệ liên quan đến cung, cầu, giá cả. Từ đó tìm điểm cân bằng và phân tích những xu hướng liên quan đến dịch chuyển cung và cầu đó.

Không chỉ vậy, kinh tế vi mô còn là nghiên cứu về các thị trường cạnh tranh hoàn hảo, không hoàn hảo, thị trường độc quyền, hành vi của người tiêu dùng và các thị trường yếu tố sản xuất. Đồng thời từ kinh tế vi mô còn có thể xác định được những vai trò và tác động của chính phủ đối với nền kinh tế cùng với những thông tin quan trọng khác trong nền kinh tế.

2. Kiến thức cần nắm về kinh tế vi mô dành cho bạn

2.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu kinh tế vi mô

Trong quá trình học kinh tế vi mô và tiếp nhận những kiến thức xung quanh nó thì chúng ta sẽ nắm bắt được kinh tế vi mô là một ngành kinh tế tầm nhỏ và qua đó cần phải biết về các đối tượng nghiên cứu kinh tế vi mô như sau:

Đối tượng nghiên cứu kinh tế vi mô
Thông tin đối tượng nghiên cứu kinh tế vi mô

- Tập hợp những vấn đề kinh tế cơ bản trong từng đơn vị kinh tế.

- Các khuyết tật của nền kinh tế thị trường và những vai trò của chính phủ.

- Những nghiên cứu về tính quy luật cùng với những xu hướng vận động của các hoạt động kinh tế.

2.2. Nghiên cứu kinh tế vi mô như thế nào?

Để có thể nghiên cứu được kinh tế vi mô một cách chuẩn xác nhất thì bạn sẽ phải nắm bắt được những nội dung nghiên cứu của nó. Do mối quan hệ của các thành phần trong kinh tế vi mô khá phức tạp cho nên khi tiến hành nghiên cứu bạn sẽ cần dựa vào những nội dung sau đây:

- Bám vào những vấn đề cơ bản về sản xuất, chi phí, quy luật về chi phí cơ hội, hiệu quả kinh tế, quy luật khan hiếm,...

- Tìm hiểu về lý thuyết hành vi của người tiêu dùng, trong đó cần hiểu được những tâm lý liên quan đến tiêu dùng của con người và sự lựa chọn tối ưu của họ là như thế nào.

- Các lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp như là quy luật về sản xuất, chi phí và các nghiên cứu liên quan đến lợi nhuận. Nội dung nghiên cứu cần áp đặt chung là bản chất của các doanh nghiệp chính là tối đa hóa về lợi nhuận.

Nghiên cứu kinh tế vi mô
Nghiên cứu kinh tế vi mô và những nội dung cần nắm

- Nghiên cứu về cung cầu của hàng hóa cùng với những yếu tố ảnh hưởng liên quan đến nó. Bên cạnh đó cần nắm bắt nội dung về cơ chế hình thành liên quan đến giá cả và sự thay đổi của nó.

- Tìm hiểu về thị trường cùng với các yếu tố về lao động và yếu tố sản xuất liên quan. Ngoài ra cần tìm hiểu thêm về những sự can thiệp của chính phủ và điểm hạn chế chế của kinh tế thị trường.

- Cuối cùng cần nghiên cứu về những bản chất liên quan đến thị trường cạnh tranh và độc quyền như là cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo, độc quyền tập đoàn, thị trường độc quyền .

2.3. So sánh sự khác biệt của kinh tế vi mô với kinh tế vĩ mô

Bên cạnh nền kinh tế vi mô thì còn có thêm nền kinh tế vĩ mô, tuy cùng là một ngành cấu thành nền kinh tế học nhưng giữa kinh tế vi mô và vĩ mô là không giống nhau và đồng thời có những mối quan hệ mật thiết. Vậy, sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô là gì?

2.3.1. Sự giống nhau giữa kinh tế vi mô với kinh tế vĩ mô

Với kinh tế vi và vĩ mô thì điểm chung của nó đó chính là đều nghiên cứu kinh tế thông qua những góc nhìn khác nhau. Ngoài tra kinh tế vi mô và vĩ mô đều thuộc về nền kinh tế của một quốc gia.

Sự khác biệt kinh tế vi mô với kinh tế vĩ mô
So sánh sự khác biệt của kinh tế vi mô với kinh tế vĩ mô

Giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô sẽ có những mối quan hệ rất là khăng khít và không thể tách rời nhau. Trong đó chúng sẽ tác động và bổ sung lẫn nhau để từ đó giúp cho nền kinh tế phát triển hơn, vững mạnh hơn trong tương lai.

2.3.2. Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô với kinh tế vĩ mô

Về sự khác nhau thì giữa kinh tế vi mô và vĩ mô sẽ có rất nhiều sự khác biệt nhau về các yếu tố:

- Phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô nhỏ hơn so với nền kinh tế vĩ mô. Trong đó thì kinh tế vi mô nghiên cứu về hành vi của mỗi thành phần cấu thành lên nền kinh tế con vĩ mô nghiên cứu tổng thể của nền kinh tế.

- Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô sẽ là các biến số kinh tế tổng hợp trong đó thì kinh tế vi mô thì đối tượng là các yếu tố liên quan đến từng đơn vị kinh tế.

Phân biệt của kinh tế vi mô
Phân biệt của kinh tế vi mô chuẩn nhất

- Về mục tiêu thì kinh tế vi mô sẽ là thông qua tìm hiểu cơ chế thiết lập giá cả còn kinh tế vĩ mô sẽ có mục tiêu là duy trì mức giá, giải quyết vấn đề nền kinh tế. 

3. Các khái niệm cần biết liên quan đến kinh tế vi mô

Bên cạnh việc hiểu được rõ khái niệm kinh tế vi mô là gì thì bên cạnh đó bạn cũng cần phải nắm bắt được những thông tin kiến thức liên quan đến ngành kinh tế vi mô. Đây là điều cần phải nắm bắt thì việc hiểu về kinh tế vi mô sẽ dễ dàng hơn:

- Mối quan hệ giữa cung và cầu trong kinh tế vi mô: Khi học kinh tế vi mô thì từ khóa cung và cầu xuất hiện rất nhiều và lý thuyết của hai khái niệm này sẽ dùng để xác định giá trong môi trường cạnh tranh. 

- Chi phí sản xuất trong kinh tế vi vô là giá của những hàng hóa hoặc các dịch vụ bởi các chi phí nguồn lực.

- Để nghiên cứu những thông tin về sản xuất hay là quá trình liên quan đến chuyển đổi giữa đầu ra và đầu vào sẽ được thông qua lý thuyết sản xuất của kinh tế vi mô.

Khái niệm liên quan đến kinh tế vi mô
Các khái niệm cần biết liên quan đến kinh tế vi mô

- Trong kinh tế vi mô thì không thể không nhắc tới kinh tế lao động, đây chính là yếu tố để xem xét các nhà cung cấp dịch vụ lao động. Từ kinh tế lao động thì chúng ta sẽ hiểu được những chức năng cùng với động lực của thị trường.

Tất tần tật các nội dung thông tin trên là giải đáp của chúng tôi đến bạn về khái niệm kinh tế vi mô là gì và những thông tin liên quan. Mong rằng với các thông tin này sẽ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của bạn.

Tiếng ồn trắng là gì

Bạn đã từng nghe qua về tiếng ồn trắng bao giờ chưa? Đây là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến cho những cá nhân có vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Hãy click ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin xoay quanh về tiếng ồn trắng bạn nhé!

Tiếng ồn trắng là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.