close
cách
cách cách cách cách cách

Bật mí kinh nghiệm cho giáo viên mới ra trường chi tiết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có lẽ phần lớn những giáo viên mới ra trường làm việc trong một môi trường mới đều sẽ bỡ ngỡ và bất ngờ lo sợ đủ điều. Chính vì sự lo lắng ấy mà khi công việc giảng dạy của mình được bắt đầu họ đều cảm thấy rất áp lực. Hôm nay vieclam123.vn sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm cho giáo viên mới ra trường để công việc được dễ dàng thuận lợi hơn nhé.

1. Cố gắng ghi nhớ toàn bộ mọi thứ

Khi bước vào một môi trường mới bạn sẽ trở thành người mới và cảm thấy những thứ mình tiếp xúc đều xa lạ và bỡ ngỡ. Do đó các giáo viên trẻ tuổi thường phải ghi nhớ toàn bộ tất cả mọi điều kể cả những chi tiết nhỏ nhất để có thể dễ dàng hoà nhập trong một môi trường mới như vật. Để ghi lại toàn bộ những điều bạn học hỏi được, quan sát được trong thời gian đầu tới trường hãy chuẩn bị một cuốn số cá nhân sử dụng để ghi chép. Khi giải quyế công việc cần chú ý điều gì hay nội quy nào đó, nội dung họp hội đồng nay ra sao, số điện thoại chị lao công, tên bác bảo vệ là gì?,...toàn bộ những thông tin này bạn đều cần phải ghi nhớ phòng khi có việc cần.

Cố gắng ghi nhớ
Cố gắng ghi nhớ

Ngoài ra bạn cũng phải thuộc nhanh chóng trường mình công tác và làm việc có sơ đồ như thế nào, phòng thực hành tin ở đâu, trả mượn sách ra sao ở thư viện, vị trí của phòng thí nghiệm,...Nếu như bạn đã trải qua cả một kỳ học rồi nhưng vẫn không thuộc hết các vị trí đó thì quả thật là tệ.

2. Quan tâm đồng nghiệp

Bạn muốn hoà nhập nhanh chóng ở môi trường mới thì hãy nhờ tới sự trợ giúp của đồng nghiệp. Họ cũng là người tại môi trường mới bạn cần học hỏi nhiều điều và hơn cả họ chính là những đối tượng cùng với bạn trong nhà trường tạo nên các bộ môn vững mạnh. Do đó hãy thể hiện sự chân thành của mình trong sự quan tâm họ chứ không phải cầu kì mời tới nhà chơi hay mời đi uống nước. Ngay khi có cơ hội dù chỉ nhỏ nhoi chóng vánh thì hãy hỏi han vài câu hỏi quan tâm, bạn cũng có thể tạo nên cho họ sự ấn tượng ngay khi ở trường qua sự chân thành của mình.

3. Quan tâm tới hoạt động phong trào và ngoại khoá

Những hoạt động ngoại khoá mà nhà trường tổ chức cũng có vai trò không hề kém cạnh với các bộ môn học trên lớp để hỗ trợ học sinh được mở rộng, củng cố kiến thức cơ bản khắc sâu trong trí nhớ khi đã được học qua các bộ môn văn hoá từ đó thể lực nâng cao, sức khoẻ rèn luyện mỗi ngày, nhận thức được phát triển đối với một số lĩnh vực trong đời sống xã hội với mỗi lứa tuổi, độ tuổi có sự phù hợp.

Phần lớn đa số những trường học sẽ kết hợp kiến thức chuyên môn cùng với hoạt động ngoại khoá như rung chuông vàng, thi đố vui, sáng tạo làm đồ dùng dạy học. Ngoài ra cần sự quan tâm từ giáo viên trẻ tới hoạt động ngoại khoá thì hoạt động phong trào cũng câng chú trọng như những ngày 26/3, ngày 8/3, ngày 20/11,..đi kèm thêm nhiều hoạt động khác. Để có kế hoạch tham gia rõ ràng và kế hoạch chuyên môn được sắp xếp chi tiết hãy tham khảo kỹ càng. Do đó hãy quan tâm tới vấn đề này nếu bạn là một giáo viên mới ra trường để chuẩn bị thật tốt cho những hoạt động ý nghĩa này nhé.

Quan tâm tới hoạt động phong trào ngoại khoá
Quan tâm tới hoạt động phong trào ngoại khoá

4. Nắm bắt các vấn đề chuyên môn

Hãy chú ý tới việc các tiết năng bạn được phân phối như thế nào trong một tuần với môn học bạn đang phụ trách. Vì các trường học hiện nay bên cạnh thường có các tiết năng đi kèm mới được quy định. Ngoài ra thì cần tìm hiểu được tổ chức như thế nào với các tiết năng thêm như vậy để đưa ra giải pháp dạy học phù hợp.

Nắm bắt vấn đề chuyên môn
Nắm bắt vấn đề chuyên môn

Giáo viên mới ra trường cần quan tâm tới việc trừng ra đề cương như thế nào. Đơn giản lý do chỉ vì hỗ trợ cho các em học sinh hiệu quả hơn trong việc ôn tập thi cử. Thường thì sẽ xuất hiện 3 dạng sau nhà trường chuẩn bị cho học sinh đó là có tóm tắt kiến thức theo dạng điền khuyết đi kèm bài tập, tóm tắt kiến thức cộng bài tập, cuối cùng là chỉ có bài tập mà thôi. Vậy bạn hãy xem nhà trường bạn cho đề cương dạng nào, sắp xếp các dạng bài tập ra sao và được sử dụng đúng hay không.

5. Tạo cho phụ huynh ấn tượng tốt

Là một giáo viên còn trẻ tuổi mới ra trường thì kỹ năng tổ chức lớp học hay phương pháp giảng dạy còn yếu kém bên cạnh đó thì gần như không có kinh nghiệm trong việc giao tiếp ứng xử với phụ huynh học sinh. Bạn cần phải liên lạc thường xuyên với phụ huynh để trao đổi tình hình đạo đức học tập của con em nếu muốn cho phụ huynh một ấn tượng tốt. Kèm theo đó để các em học sinh cá biệt, khó bảo được uốn nắn dạy bảo lại kịp thời. Một điều mà giáo viên mới cần phải chú trọng đó là không nên quá suồng sã khi giao tiếp với phụ huynh học sinh không nên xưng cháu vì quá cà nể mà hãy xưng tôi và các anh các chị hay các bạc để mình thể hiện được vị trí.

Tạo cho phụ huynh ấn tượng tốt
Tạo cho phụ huynh ấn tượng tốt

6. Khiêm tốn để học hỏi trau dồi được nhiều hơn

Bạn có nhiều thành tích trong quá trình học tập, bạn tốt nghiệp loại giỏi ngành sự phạm vì thế ngay từ ngày đầu về trường bạn đã tự tin rằng mình có thể làm tốt tất cả công việc tại vị trí người giáo viên. Những minh chứng trên thực tế đã cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm hiện nay có tình cảnh chung là có kiến thức nhưng lại không có kỹ năng. Do đó nhiều giáo viên để tự tin đứng lớp họ phải mất nhiều năm để theo học nghề. Vậy các kỹ năng này bạn cần học hỏi từ người có kinh nghiệm đi dạy trước đó hay từ đồng nghiệp lâu năm.

Học hỏi đồng nghiệp
Học hỏi đồng nghiệp

Bạn không nên tỏ vẻ mình giỏi giang trước đồng nghiệp nhất là khi bạn lại là người mới đến và gần như bạn không hề biết điều gì. Để học hỏi từ họ hãy thật khiêm tốn nhất là đối với những người đã nhiều tuổi. Kèm theo đó trong tổ chuyên môn bạn theo thì cũng nên gần gũi tình cảm hơn để tạo sự thiện cảm.  Trong buổi ra mắt bạn có thể mời cả tổ đi uống nước để tạo sự thiện cảm nếu có điều kiện. Khi đó mọi người sẽ nói chuyện thoải mái và dễ dàng hoà nhập với môi trường mới.

7. Trong giao tiếp và ăn mặc cần chú trọng

Điều đầu tiên bạn cần chú ý khi về trường mới giảng dạy đó là cách giao tiếp và cách ăn mặc. Đối với những người trong lần đầu tiên tiếp xúc với bạn họ sẽ có ấn tượng nhiều nhất nên bạn phải có cách ăn mặc đúng mực của một người giáo viên như trang phục kín đáo, lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường giảng dạy. Bạn cũng phải chú ý tới điều này cho dù trong buổi họp đầu năm hay khi đứng lố hay gặp gỡ Ban Giám Hiệu trong phòng vì mọi người xung quanh sẽ hiểu phần nào tới sự tôn trọng của bạn và tính cách bạn có. Hiển nhiên trong ngày đầu tiên bước tới bục giảng thì bạn sẽ lấy được tình cảm của học sinh ngay nếu như có hình ảnh tốt ấn tượng tốt của một người giáo viên.

8. Gần gũi và quan tâm học sinh

Không phải giáo viên nào cũng thực hiện được việc quan tâm hay gần gũi các em học sinh. Hãy cho các em cảm nhận được sự chân thành và quan tâm mà bạn mang đến. Hãy cố gắng ghi nhớ toàn bộ tên học sinh trong lớp không đơn giản cho việc làm quen mà làm mối quan hệ giữa thầy trò khăng khít gần gũi hơn. Ngoài ra các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt bạn cũng cần chú tâm tới và chú ý đặc biệt hơn nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của các em. Hãy cho các em thấy được bạn tâm huyết với nghề như thế nào để các em có thiện cảm, tin tưởng các bạn và nghe lời khuyên nhủ của bạn đó là điều thành công khi làm nghề giáo viên. Hãy chuẩn bị bài giảng thật chu đáo, tìm cách truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất cho các em, để giờ học các em không bị ngột ngạt, gò bó tạo cho các em thêm sự thoải mái trong buổi học.

Gần gũi và quan tâm học sinh
Gần gũi và quan tâm học sinh

Hãy tìm hiểu kỹ xem nhà trường có các quy định, nội quy nào hãy hỏi rõ kỹ càng ví dụ về sổ sách, giáo án, hồ sơ có sự yêu cầu hãy hoàn thành tốt nhất trong khả năng của mình. Ngoài ra các công việc yêu cầu sức trẻ hãy sẵn sàng hỗ trợ Ban Giám Hiệu nhà trường để thể hiện bạn là một giáo viên nhiệt tình, năng động, phối hợp cùng nhà trường quản lý giáo dục học sinh trở thành tấm gương sáng, đạt nhiều thành tích tự hào.

Trên đây là những bật mí chi tiết về kinh nghiệm cho giáo viên mới ra trường. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc giảng dạy trong môi trường mới của bạn sắp tới. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại lần sau với nhiều tin tức bổ ích khác được cập nhật thường xuyên.

Ngành nào học nhẹ nhất?

Bạn đang thắc mắc không biết ngành ngào học nhẹ nhất và có thể xin được việc ngay sau khi học xong? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết được cập nhật sau đây!

Ngành nào học nhẹ nhất?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.