Trong ngành xuất nhập khẩu, khái niệm kim ngạch là gì có lẽ không còn quá xa lạ. Trong đó khái niệm kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu là hai thuật ngữ được quan tâm nhất. Vậy kim ngạch là gì? Thế nào là kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Kim ngạch xuất khẩu (Export Turnover)là tổng giá trị xuất đi được biểu hiện bằng nguồn tiền thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa của nhà nước (hoặc doanh nghiệp) ra nước ngoài trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm.
Kim ngạch xuất khẩu cao thể hiện tình hình kinh tế, tài chính của đất nước đó (hoặc doanh nghiệp đó) đang phát triển. Trái lại, nếu kim ngạch xuất khẩu thấp chứng tỏ nền kinh tế chậm phát triển, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn.
Một số nhóm ngành xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất nước ta như:
+ Gỗ và các sản phẩm từ gỗ: Do là nước có diện tích rừng khá lớn nên chúng ta không ngạc nhiên khi lượng hàng hóa gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu cao.
+ Hàng thủy sản: Hàng thủy sản xuất khẩu nước ta có tổng kim ngạch luôn đứng hàng đầu trong danh sách do nguồn tài nguyên hải sản nước ta vô cùng dồi dào, phong phú và đa dạng.
+ Hàng dệt may: Dệt may là một trong những ngành truyền thống của nước ta. Những sản phẩm dệt may khéo léo, tinh xảo rất được ưa chuộng bởi bạn bè quốc tế.
+ Máy ảnh, máy quay phim, linh kiện
Có thể bạn quan tâm: Danh sách những mẫu cv xuất nhập khẩu được nhiều bạn trẻ ưa dùng nhất.
Kim ngạch nhập khẩu (Import Turnover )là tổng giá trị ngân sách được chi ra cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia (hoặc doanh nghiệp cụ thể) trong thời kỳ cụ thể có thể là theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Giá trị kim ngạch nhập khẩu cũng là yếu tố phản ánh nội lực kinh tế của một quốc gia. Nếu kim ngạch nhập khẩu giảm, chứng tỏ quốc gia đó đang ngày càng phát triển, trong nước có thể tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu mà không cần nhập từ nước ngoài, làm giàu cho các quốc gia khác.
Tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu có vai trò quan trọng, trước tiên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong một quốc gia, kịp thời giải quyết được những thiếu thốn, khan hiếm về hàng hóa. Nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài cũng giúp làm phong phú các mặt hàng trên thị trường, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Một số hình thức nhập khẩu ở nước ta bao gồm:
Nhập khẩu trực tiếp: doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp khác mà không qua bên trung gian thứ ba.
Nhập khẩu ủy thác: Diễn ra với sự tham gia của bên thứ ba, có trách nhiệm kết nối doanh nghiệp muốn nhập khẩu với đối tác ở nước ngoài.
Nhập khẩu buôn bán đối lưu: Hai bên trao đổi hàng hóa có giá trị tương đương chứ không sử dụng tiền mặt để thanh toán
Tạm nhập tái xuất: Hình thức nhập khẩu hàng hóa nhưng không được mang vào trong nước để tiêu thụ mà sẽ được bán lại cho bên thứ ba và thu lợi nhuận từ đó.
Nhập khẩu gia công: Nguyên liệu được nhập về sẽ phải được gia công lại trước khi đến tay người tiêu dùng
Một số ngành có kim ngạch nhập khẩu tại Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn là:
+ Than
+ Quặng và các khoáng sản khác
Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-Import Turnover) là tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của một quốc gia (doanh nghiệp) trong thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Hoạt động xuất nhập khẩu giúp các quốc gia xóa bỏ tình trạng chiếm hữu và độc quyền thương hiệu, khép lại hình thức tự cung tự cấp, tiến tới sự hội nhập và hợp tác giữa các thương hiệu. Sản phẩm hàng hóa yêu cầu chất lượng cao hơn thúc đẩy sự cạnh tranh của các công ty, doanh nghiệp.
Nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu mà các quốc gia kém phát triển hơn có cơ hội để học hỏi và tiếp thu những thành tựu kĩ thuật từ các quốc gia khác. Các quốc gia đồng thời cũng có động lực để nâng cao chất lượng, hình ảnh, văn hóa cũng như giá trị để thể hiện với các quốc gia bên ngoài, dần dần có vị thể trên trường quốc tế.
Năm 2020, một năm được xem là đầy biến động với sự bùng nổ của dịch COVID-19. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 11 tháng vừa qua lại đạt những con số đáng kinh ngạc. Cụ thể:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính 489,1 tỷ USD
=> Con số này tăng 3,5 % so với cùng kỳ năm trước
Kim ngạch xuất khẩu là 254,6 tỷ USD
=> Tăng 5,3 với cùng kỳ năm trước
Kim ngạch nhập khẩu là 234,5 tỷ USD
=> tăng 1,5 % so với cùng kỳ năm trước.
*Về kim ngạch xuất khẩu
Trong năm 2020, có tới 31 mặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam trên 1 tỷ USD (chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó có tới 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm 64,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu:
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: kim ngạch xuất khẩu đạt 138 tỷ USD => tăng 9,2 % so với cùng kỳ năm trước
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công đạt 90,2 tỷ USD => tăng 1,5 % so với cùng kỳ năm trước
Hàng nông, lâm sản đạt 18,7 tỷ USD=> giảm 0,1% so với cùng kỳ
Hàng thủy sản đạt 7,7 tỷ USD => giảm 0,9%
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa:
Hoa Kỳ: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm là 69,9 tỷ USD => tăng 25,7 % so với cùng kỳ năm ngoái
Trung Quốc: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm là 43,1 tỷ USD => tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái
EU: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm là 32,2 tỷ USD => giảm 2,4 % so với cùng kỳ năm ngoái
ASEAN: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước ASEAN của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm là 20,9 tỷ USD => giảm 10,6 % so với cùng kỳ năm ngoái
Hàn Quốc: đạt 17,7 tỷ USD => giảm 2,7 %
Nhật Bản: 17,3 tỷ USD, giảm 6,5 %
* Về kim ngạch nhập khẩu
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu:
Hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 218,8 tỷ USD => tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu
Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 15,7 tỷ USD, tăng 0,5% và chiếm 6,7%.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa:
Trung Quốc: là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 73,9 tỷ USD=> tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước
Hàn Quốc: tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc đạt 42 tỷ USD => giảm 2,9%
ASEAN: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường ASEAN đạt 27,3 tỷ USD => giảm 6,9%
Nhật Bản: Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam đạt 18,6 tỷ USD => tăng 4,8%
EU: Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường EU có tổng kim ngạch đạt 13,2 tỷ USD => tăng 4,3%
Hoa Kỳ: đạt 12,6 tỷ USD => giảm 3,6%.
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “kim ngạch là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.
>> TÌm hiểu thêm: Tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp ngành kinh doanh quốc tế
Chia sẻ