Nhiều ngành công nghiệp sử dụng kim loại màu làm nguyên liệu chủ yếu để sản xuất. Vậy bạn đã biết kim loại màu là gì chưa? Kim loại màu gồm những loại nào? Có phải bất cứ kim loại nào có màu sắc thì đều được xếp vào nhóm kim loại màu không? Theo dõi bài viết sau đây để biết được kim loại màu là gì và những kim loại nào được xếp loại thuộc nhóm kim loại màu nhé!
MỤC LỤC
Kim loại màu là tên gọi chung cho tất cả các kim loại và hợp kim, nhưng trong đó không bao gồm sắt và hợp kim của sắt. Một số ví dụ về kim loại màu mà chúng ta rất quen thuộc trong cuộc sống như: Vàng, bạc, đồng, kẽm, niken… Kim loại màu có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó không tính màu đen – cũng chính là màu của sắt đen.
Có một quy chuẩn quốc tế về phân loại kim loại màu đang được áp dụng chung tại các quốc gia. Theo đó, người ta phân chia kim loại màu thành 6 nhóm:
+ Nhóm kim loại màu nhẹ với đại diện tiêu biểu là nhôm, magie, titan…
+ Nhóm kim loại màu nặng bao gồm thiếc, chì, đồng, niken…
+ Nhóm kim loại màu khó nóng chảy.
+ Nhóm kim loại màu quý hiếm bao gồm những cái tên quen thuộc như vàng, bạc hay các kim loại thuộc nhóm Platin.
+ Nhóm kim loại đất hiếm bao gồm những kim loại rất quý hiếm.
+ Nhóm kim loại phân tán.
Ngoài ra, kim loại màu còn được phân chia thành kim loại màu nguyên sinh và kim loại màu thứ sinh. Kim loại nguyên sinh là kim loại được sản xuất từ quặng, trong khi đó, kim loại màu nguyên sinh được sản xuất từ những vật liệu phế thải.
Như vậy, trong phần trước bạn đã tìm hiểu sơ qua kim loại màu gồm những loại nào. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những tính chất của kim loại màu nhé!
Được sử dụng để làm nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất trong hầu hết các ngành công nghiệp, kim loại màu sở hữu nhiều tính chất rất phù hợp cho mục đích này. Vậy kim loại màu sở hữu những tính chất như thế nào?
Trước tiên, kim loại màu có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp, chính vì vậy mà người ta có thể dễ dàng nấu chảy để đúc thành nhiều hình dạng khác nhau. Kim loại màu cũng không bao gồm sắt và hợp kim của sắt, bởi vậy kim loại màu không có từ tính. Đây là một đặc điểm rất quan trọng để phân biệt kim loại màu.
Ngoài ra, ưu điểm chủ yếu khiến kim loại màu rất được ưa chuộng trong các ngành sản xuất đó là tính “trơ”. “Trơ” ở đây nghĩa là kim loại màu hầu như không xảy ra phản ứng hóa học với các chất khác trong điều kiện bình thường. Kim loại màu cũng có khả năng chống mài mòn tương đối ấn tượng và đặc biệt là không bị gỉ.
Thêm một ưu điểm nữa của kim loại màu đó là khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Tuy vậy, độ bền cơ học không phải là một ưu điểm của kim loại màu. Hơn nữa, giá thành của chúng cũng không hề thấp.
Đồng nguyên chất có màu đỏ, đồng được sử dụng để chế tạo dụng cụ âm nhạc hoặc các đồ vật phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày thường là đồng thau có màu vàng và là hợp kim của đồng và kẽm.
Bên cạnh đó, đồng còn có nhiều loại hợp kim khác. Đồng nhôm có khả năng chống ăn mòn tốt hơn đồng nguyên chất. Đồng thau sễ kéo, dát hoặc đúc thành nhiều hình dạng khác nhau. Đồng silic lại được đánh giá cao ở độ loãng. Hợp kim của đồng được sử dụng cho nhiều ngành nghề tùy thuộc vào tính chất của từng loại.
Đồng dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt, lại dẻo, dễ kéo hoặc uốn. Đồng thường được sử dụng cho mục đích dẫn điện (chẳng hạn như dây điện…) và nồi chảo nấu nướng. Đồng cũng được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác như đóng tàu, xây dựng, vận chuyển…
Niken có màu sắc chủ đạo là trắng bạc, đôi khi bạn sẽ thấy kim loại này ngả sang màu vàng nhẹ. Niken được sử dụng để tạo ra thép không gỉ và nhiều hợp kim khác bởi tính chất chống ăn mòn rất tốt. Niken còn được ứng dụng để sản xuất nam châm, tiền xu thời trước hoặc nhiều vật phẩm khác.
Nhôm và hợp kim của nhôm có lẽ là kim loại màu được ứng dụng phổ biến nhất trong tất cả các ngành nghề. Nhôm rất dễ nhận ra với màu sắc xám bạc, để ý kỹ sẽ thấy có ánh kim mờ. Nhôm nhẹ, mềm và có khả năng chống ăn mòn cực kỳ tốt.
Khi để ngoài không khí, trên bề mặt của nhô, rất nhanh chóng sẽ được phủ một lớp oxy hóa mỏng giúp chống ăn mòn. Nhôm có đặc tính mềm và dễ uốn. Kim loại này nóng chảy ở 660 độ C. Nhờ những đặc điểm này mà nhôm được ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết tất cả các ngành nghề.
Tuy vậy, hiếm khi ta bắt gặp những sản phẩm được làm từ nhôm nguyên chất trong thực tế, mà hầu hết đều được chế tạo từ hợp kim nhôm. Nguyên nhân là vì hợp kim của nhôm có độ bền cao hơn, khả năng chống ăn mòn tốt hơn và cũng mềm, dễ gia công hơn nhôm.
Có thể bạn chưa biết, hợp kim của nhôm được sử dụng để chế tạo vỏ máy bay và các thiết bị hàng không khác. Hợp kim của nhôm cũng được sử dụng để chế tạo khuôn, thân tàu thủy, dụng cụ trong ngành xây dựng và rất nhiều ứng dụng khác.
Titanium cũng thuộc nhóm kim loại màu và cũng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, tuy nhiên bạn sẽ không dễ dàng bắt gặp titanium như nhôm hoặc đồng. Titanium có trọng lượng khá nhẹ, nếu đặt lên bàn cân thì chỉ nhỉnh hơn nhôm một chút xíu.
Titanium nổi tiếng với khả năng chịu nhiệt vô cùng tốt. Hơn nữa, kim loại này cũng sở hữu độ bền tuyệt vời, được mệnh danh là một trong những kim loại cứng nhất. Thêm một ưu điểm vượt trội nưa của titanium đó là tính trơ cực cao, không hề dễ dàng xảy ra phản ứng hóa học, cho dù bạn có đặt kim loại này trong dung môi hoặc axit thì nó vẫn thể hiện được đặc tính trơ của mình.
Titanium còn sở hữu khả năng chống ăn mòn gần như tốt nhất trong các kim loại màu. Vì vậy mà titanium được ứng dụng trong nhiều ngành kỹ thuật như chế tạo đồng hồ cơ, chế tạo các thiết bị ngành hàng không, ngành dầu hỏa, nghiên cứu hóa học, luyện kim, ngành điện, ngành y tế…
Như vậy, bài viết đá giúp bạn đọc có một góc nhìn tổng quan nhất về kim loại màu và tìm hiểu kim loại màu gồm những loại nào. Kim loại màu được ứng dụng trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Những sản phẩm mà bạn đang sử dụng cũng có nhiều loại được chế tạo từ kim loại màu.
Nhân viên IE ngành may là gì? Nhân viên IE ngành may làm những công việc gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ