Kiểm tra Kế toán là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng đối với các đơn vị Kế toán cũng như là các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Vậy, khái niệm kiểm tra Kế toán là gì và tầm quan trọng của hoạt động này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây của vieclam123.vn để khám phá những thông tin về kiểm tra Kế toán chuẩn nhất nhé!
MỤC LỤC
Kế toán từ lâu luôn là một trong những vấn đề, hoạt động cực quan trọng trong doanh nghiệp. Trong đó, hoạt động kiểm tra Kế toán là một hoạt động không thể thiếu được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng, liệu bạn đã biết kiểm tra Kế toán là gì chưa?
Kiểm tra Kế toán chính là hoạt động xem xét và đối soát được dựa trên những chứng từ Kế toán để đánh giá về việc tuân thủ pháp luật về Kế toán trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Đây là một hoạt động bắt buộc và phải được diễn ra theo quy định của pháp luật hiện hành. Những đơn vị Kế toán sẽ bắt buộc chịu sự kiểm tra Kế toán từ các cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra này sẽ chỉ được diễn ra trong một lần kiểm tra một nội dung nào đó trong năm.
Đối tượng tiến hành kiểm tra Kế toán sẽ là những cơ quan có thẩm quyền cao như là: Các bộ chính phủ, bộ tài chính,...Khi có quyết định cần phải kiểm tra Kế toán sẽ phải được diễn ra theo đúng quy định, bên các đó thì những doanh nghiệp, đơn vị Kế toán hoàn toàn có thể hoàn thiện công tác kiểm tra Kế toán một cách tự nguyện.
Quá trình kiểm tra Kế toán không chỉ là hoạt động cần phải thực hiện theo yêu cầu mà nó mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên thì kiểm tra Kế toán sẽ giúp cho những cơ quan thẩm quyền nhanh chóng phát hiện được những hành vi có thể vi phạm pháp luật về Kế toán. Điều này sẽ khiến cho việc quản lý Kế toán nhà nước được chặt chẽ hơn và tránh gây được những thiệt hại không thể lường trước.
Tiếp đến là phía bên được kiểm tra Kế toán qua đó sẽ điều chỉnh lại được công tác Kế toán. Qua đây sẽ đảm bảo được việc tuân thủ luật pháp và đưa ra được những quyết định quản trị chất lượng trong doanh nghiệp.
Như vậy, từ khái niệm kiểm tra Kế toán là gì và vai trò của hoạt động kiểm tra Kế toán thì qua đây bạn có thể hiểu được rằng nó có một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ riêng với những cơ quan kiểm tra mà đến các đơn vị Kế toán. Một khi mà công tác kiểm tra Kế toán được thực hiện tốt thì sẽ nâng cao thêm tính chính xác của tài chính Kế toán và qua đây nền kinh tế quốc gia sẽ được cải thiện.
Theo như Luật doanh nghiệp đã được ban hành thì việc kiểm tra Kế toán sẽ phụ thuộc vào quyết định của những cơ quan có thẩm quyền. Nhưng thời gian kiểm tra này vẫn phải tuân thủ một số các quy định đặc biệt như là: không được kiểm tra quá 10 ngày tính cả ngày nghỉ.
Ngoài ra thì trong một số trường hợp kiểm tra có nội dung phức tạp thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài nhưng sẽ cần phải đảm bảo được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trong đó thì thời hạn kéo dài thêm thời gian kiểm tra sẽ không được quá 5 ngày.
Việc tiến hành kiểm tra Kế toán sẽ chỉ được diễn ra khi mà có công bố quyết định kiểm tra. Đoàn thể kiểm tra Kế toán sẽ hoàn toàn được quyền yêu cầu đơn vị Kế toán lập lên biên bản nếu như có những sai phạm trong quá trình kiểm tra.
Các tiến trình, nội dung và phạm vi kiểm tra cần phải thực hiện theo đúng trình tự và thời gian. Đây sẽ là yếu tố bắt buộc cần phải thực hiện để đảm bảo được hoạt động của đơn vị Kế toán kiểm tra sẽ không bị gián đoạn.
Riêng đối với đơn vị Kế toán được kiểm tra thì sẽ cần phải có trách nhiệm trong việc cung cấp những thông tin Kế toán, các tài liệu có liên quan nằm trong nội dung được kiểm tra. Nếu như thấy việc kiểm tra có điều sai trái hay không đúng thẩm quyền thì hoàn toàn có thể từ chối. Ngoài ra đơn vị cần phải thực hiện đúng kết luận kiểm tra Kế toán từ phía trưởng đoàn kiểm tra.
Như vậy, việc tiến hành kiểm tra Kế toán sẽ cần phải đảm bảo được những yêu cầu của tổ chức kiểm tra. Đây là một quá trình mang tính khẳng định và giúp cho công tác Kế toán được thực hiện theo đúng quy định, phản ánh thông tin một cách chuẩn, kịp thời. Vậy những nội dung phải kiểm tra Kế toán là gì?
Dựa vào những quy định của Luật Kế toán thì kiểm tra Kế toán thì nội dung sẽ bao gồm những nội dung dau đây:
- Tiến hành kiểm tra những nội dung trong công tác Kế toán. Trong đó thì hoạt động cần được xác định ở trong quyết định kiểm tra. Trừ các trường hợp kiểm tra Kế toán nhà nước hoặc thanh tra chuyên ngành liên quan đến tài chính thì sẽ phải thực hiện bởi các cơ quan thuế
- Kiểm tra tổ chức bộ máy Kế toán, tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh dịch vụ Kế toán và cá nhân làm Kế toán.
- Thực hiện việc chấp hành liên quan đến quy định khác có liên quan đến pháp luật về Kế toán.
Nội dung kiểm tra Kế toán sẽ là những thông tin cơ bản kể trên. Nhưng trước khi thực hiện những hoạt động này thì trước hết phía đoàn kiểm tra Kế toán cần phải được xác định nội dung kiểm tra. Tiếp theo đó là sẽ phải tiến hành xây dựng lên kế hoạch cùng với chế độ kiểm tra trong đơn vị. Sau đó, cuối cùng sẽ cần tiến hành làm các hướng dẫn cho những cán bộ làm công tác Kế toán có thể thực hiện được việc tiến hành tổ chức kiểm tra tại chính đơn vị.
Nếu như các đơn vị Kế toán khi được tiến hành kiểm tra và có những vi phạm vào điều luật đã được quy định thì sẽ cần phải chịu những mức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo kiểm tra Kế toán: Việc cảnh cáo sẽ chỉ được diễn ra khi mà những vi phạm không quá lớn và không gây quá nhiều ảnh hưởng đến nội dung được kiểm tra.
- Phạt từ 3 triệu đến 5 triệu trong trường hợp mà đơn vị không tiến hành cung cấp đầy đủ những thông tin đế cho đoàn kiểm tra như những nội dung đã được quy định. Đồng thời thì nếu không thực hiện đúng như các kết luận trong kiểm.
- Đối với những trường hợp nặng hơn như là không chấp hành đúng quyết định về việc kiểm tra Kế toán, không đưa những tài liệu, chứng từ kiểm tra theo đúng ngôn ngữ được yêu cầu thì mức phạt sẽ từ là 5 đến 10 triệu đồng. Khi có kết luận từ đoàn kiểm tra Kế toán mà không thực hiện theo đúng quy định đưa ra thì sẽ phải chịu mức phạt tương đương như trên.
Như vậy, toàn bộ các nội dung trên là những chia sẻ đến cho bạn đọc về khái niệm của kiểm tra Kế toán là gì và các thông tin khác có liên quan. Mong rằng qua đây bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm tra Kế toán trong các đơn vị. Nếu bạn muốn trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức liên quan đến ngành nghề Kế toán thì đừng quên theo dõi các bài viết của chúng tôi.
Hãy mau tham khảo thông tin bài viết ngay dưới đây để biết được những nhiệm vụ của Kế toán vốn bằng tiền và các nguyên tắc Kế toán vốn bằng tiền chuẩn xác nhất ngay nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ