Ngày nay phụ nữ không chỉ là nội tướng trong gia đình mà còn nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng bên ngoài xã hội. Một trong những vị trí rất chuộng nữ giới vì sự tỉ mỉ, cẩn trọng đó là kế toán trưởng. Liệu bạn có tò mò, khi kế toán trưởng nghỉ thai sản sẽ có những quy định gì liên quan? Nếu trường hợp đó là bạn, bạn cần lưu ý điều gì?
MỤC LỤC
Ngay tại nội dung bài viết này, vieclam123.vn sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về chế độ nghỉ thai sản dành cho các kế toán trưởng là nữ giới.
Liên quan đến nghiệp vụ kế toán có vô vàn việc quan trọng cần xử lý mỗi ngày, nhất là khi kế toán gắn liền với chứng từ, sổ sách, thuế khoán của doanh nghiệp. Việc một lao động nữ được chọn vào vị trí kế toán trưởng là điều rất vinh dự, chứng tỏ năng lực tuyệt vời cửa cá nhân đó song cũng đặt ra vấn đề về chế độ quyền lợi dành cho họ vì bên cạnh công việc, trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời, họ còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ, cần phải có thời gian sinh con và nghỉ dưỡng.
Chúng ta đều biết kế toán trưởng nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, vậy nên việc tìm hiểu về các chế độ, quy định liên quan đến việc kế toán trưởng nghỉ thai sản càng cần thiết đối với cả hai phía - người lao động và doanh nghiệp.
Đối với người lao động, bạn biết rõ những thủ tục nào cần hoàn thiện trước khi chính thức hưởng chế độ thai sản để thực hiện cho chuẩn, nhất là liên quan đến việc bàn giao và ủy quyền cho cấp dưới thay mặt mình đứng ra ký giấy tờ và xử lý các công việc ổn thỏa. Còn ở phía doanh nghiệp, hiểu rõ về chế độ dành cho kế toán trưởng khi chuẩn bị bước vào thời kỳ thai sản để chủ động hơn trong vấn đề sắp xếp nguồn nhân lực.
Nhìn chung, vấn đề này là một nội dung được pháp luật quy định, chúng ta không được phép làm sai bất kỳ một nội dung nào trong đó. Vậy nên hãy luôn cập nhật tính chất pháp lý đối với chế độ nghỉ thai sản dành cho kế toán trưởng - những điều cần thực hiện và chế độ được hưởng nhé.
Kế toán trưởng là nữ giới được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật tại các điều - khoản trong Luật Lao động như sau:
Căn cứ vào Bộ Luật lao động ban hành năm 2012 tại Điều số 157 về nội dung chế độ nghỉ thai sản:
Thứ nhất, người lao động là nữ sẽ được nghỉ thai sản trong thời gian 6 tháng, bao gồm cả thời gian trước và sau khi sinh con. Nếu người lao động sinh đôi (sinh ba,...) thì tính từ người con thứ hai, người lao động lại được nghỉ thêm một tháng. Thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh con không được phép quá 2 tháng.
Thứ hai, trong suốt thời gian nghỉ chế độ thai sản, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản về chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định luật pháp ban hành tại Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể căn cứ ở điều số 34 về vấn đề trợ cấp một lần khi sinh con (hoặc nhận con nuôi), người lao động nữ sinh con (hoặc nhận con nuôi từ 0 đến 4 tháng tuổi) sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Nếu người kế toán trưởng được công ty đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng đầy đủ lương chế độ bảo hiểm theo quy định mà chúng ta vừa được nêu ở trên.
Xem thêm: Khi nào Giám đốc ủy quyền cho Kế toán trưởng và giải đáp chuẩn nhất
Việc kế toán trưởng là nữ nghỉ thai sản sẽ không tránh được nhưng quan trọng nhất là nghỉ như thế nào để đúng quy định của luật pháp và đảm bảo chất lượng công việc sao cho hiệu quả, chuẩn quy trình thực hiện.
Hãy nắm bắt và hiểu luật để có thể thuận lợi cập nhật quy định áp dụng khi người kế toán trưởng nghỉ thai sản. Đơn giản là bạn trả lời câu hỏi "khi nghỉ thai sản, kế toán trưởng cần quan tâm điều gì và cần thực hiện những công việc gì?". Một trong những giá trị thông tin cần cập nhật và tuân thủ bên cạnh việc tìm hiểu chế độ quyền lợi đó chính là quy định về việc ủy quyền kế toán trưởng, ký thay kế toán trưởng.
Cụ thể, theo Thông tư số 77 ban hành năm 2017 của Bộ tài chính, trong Điều 84, khoản số 5, khi người Kế toán trưởng tạm vắng mặt thì trách nhiệm sẽ phải ủy quyền bằng cho người khác bằng văn bản, người được chọn để ủy quyền phải có đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thay thế xử lý vấn đề cho Kế toán trưởng đúng theo quy định của pháp luật ban hành, đồng thời được giám đốc duyệt văn bản ủy quyền. Người được chọn nhận ủy quyền kế toán trưởng khi chưa có chứng chỉ kế toán trưởng vẫn có thể nhận ủy quyền, từ đó chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về công việc theo đúng nội dung được ủy quyền.
Vậy chắc chắn bạn cũng sẽ thắc mắc rằng liệu kế toán trưởng khi nghỉ thai sản có thể "trao lại" quyền cho người khác đứng ra ký thay chứng từ với bên Ngân hàng hay không. Căn cứ vào quy định của Luật pháp, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này cần được xử lý và trao quyền như thế nào.
Căn cứ vào Bộ Luật dân sự tại Điều số 581 ban hành năm 2005, việc ủy quyền cho một người đứng ra ký thay các chứng từ với ngân hàng cần phải làm hợp đồng. Nội dung này nêu rõ Ban giám đốc khi cần thiết có thể ủy quyền lại cho người Kế toán trưởng đứng ra ký thay chứng từ với phía ngân hàng kèm theo việc thay mặt thực hiện các giao dịch.
Tiếp theo, tại Điều số 583 của Bộ luật này, nếu kế toán trưởng có ủy quyền lại chữ ký cho nhân viên kế toán thì thuộc diện Ủy quyền lại. Vậy, người Kế toán trưởng hoàn toàn có thể ủy quyền lại cho phụ trách kế toán. Tức là phụ trách kế toán ký thay kế toán trưởng, có thể đứng ra tiến hành giao dịch và ký thay chứng từ nhưng với điều kiện Người giám đốc công ty phải đồng ý.
Nếu như bắt buộc phải có văn bản ủy quyền từ giám đốc khi trao quyền cho Kế toán trưởng thì khi kế toán trưởng nghỉ thai sản cũng cần tuân thủ đúng quy trình, quy định đó, phải làm văn bản ủy quyền ký thay cho kế toán viên. Nội dung uy quyền bắt buộc nằm trong phạm vi của văn bản ủy quyền ban đầu.
Đồng thời, trước khi chính thức nghỉ hưởng chế độ thai sản, bên cạnh việc hoàn tất các thủ tục ủy quyền thì người kế toán trưởng cũng phải làm nhiệm vụ thông báo lại cho phía Ngân hàng những nội dung chi tiết liên quan đến việc ủy quyền như phạm vi, thời hạn ủy quyền, các nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong phạm vi của việc ủy quyền.
Xem thêm: Giải đáp công ty không có Kế toán trưởng có bị phạt không chuẩn nhất
Nếu như đã ủy quyền để nghỉ thai sản thì liệu chữ ký của kế toán trưởng có còn giá trị? Để trả lời câu hỏi này, bạn dựa vào quy định của luật pháp như sau: khi người ủy quyền cho người khác ký thay giấy tờ thì bản chất người ủy quyền vẫn có quyền trong mọi việc theo đúng chức danh, chức vụ đang đảm nhiệm. Điều đó đúng với trường hợp Kế toán trưởng nghỉ thai sản dù ủy quyền lại cho nhân viên kế toán thì cũng sẽ được bảo toàn quyền hạn và được đứng ra ký giấy tờ khi thật cần thiết và hoàn toàn đảm bảo tính pháp lý.
Như vậy, mọi vấn đề xoay quanh việc kế toán trưởng nghỉ thai sản đã được bài viết đưa những thông tin cơ bản, cần thiết. Bạn hãy nắm bắt những thông tin được chia sẻ trong bài viết để hoàn thành nhiệm vụ cần thiết trong phạm vi xử lý của mình khi ở chức vụ kế toán trưởng và đảm bảo thực hiện đúng quy định nếu bạn chuẩn bị nghỉ chế độ thai sản.
Kế toán trưởng có được ủy quyền cho Kế toán viên hay không? Bạn hãy quan tâm đến điều này vì trong thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể có mặt để xử lý mọi việc trong chức vụ kế toán trưởng của mình. Do đó, bài viết dưới đây được vieclam123.vn gửi gắm những thông tin quan trọng này để giúp bạn xử lý công việc theo đúng quy định và có hiệu quả.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023