Blog

Kế toán dịch vụ khách sạn và công việc của kế toán dịch vụ khách sạn

28/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu như các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường bằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá thì khách sạn lại phát triển bằng các dịch vụ chăm sóc khách hàng như phòng ốc, ăn uống,... Để hạch toán và tính doanh thu lỗ lãi thì khách sạn cũng cần có kế toán viên chuyên nghiệp. Vậy kế toán dịch vụ khách sạn là ai? Họ phải thực hiện những công việc cụ thể nào? Bài viết dưới đây sẽ đem đến những câu trả lời chuẩn xác, có thể giúp bạn thỏa mãn những thắc mắc đang có, cùng theo dõi ngay nhé.

1. Kế toán dịch vụ khách sạn là ai?

Kế toán dịch vụ khách sạn là người làm việc trực tiếp tại các khách sạn, theo đó họ phụ trách phần việc hạch toán, kê khai các khoản thu chi phát sinh trong khách sạn, đến cuối kỳ kết chuyển doanh thu lỗ lãi để báo cáo lên quản lý khách sạn.

Hiện nay, kinh doanh khách sạn là loại hình không thể thiếu bởi nhu cầu sử dụng các dịch vụ trong đó của con người ngày một gia tăng. Đó cũng là lý do vì sao mà kế toán khách sạn là một vị trí khá được ưa chuộng ở cả 3 miền Bắc Trung Nam.

Kế toán dịch vụ khách sạn là ai?

Mỗi khách sạn từ quy mô vừa cho tới quy mô lớn đều không thể thiếu kế toán dịch vụ khách sạn, bởi vậy có thể nói cơ hội đang rất rộng mở đối với các ứng viên có ý định theo đuổi lĩnh vực này.

Trước khi làm hồ sơ ứng tuyển, hãy đảm bảo rằng mình đã hiểu rõ về công việc của kế toán dịch vụ khách sạn. Rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa có liên quan tới vấn đề này khi bước vào vòng phỏng vấn, vậy nên việc chuẩn bị sẵn trong đầu kiến thức về bản mô tả công việc kế toán dịch vụ khách sạn là điều hết sức cần thiết.

Muốn biết kế toán dịch vụ khách sạn đảm nhận những công việc gì thì đừng bỏ lỡ những nội dung được chia sẻ bên dưới bạn nhé.

2. Mô tả công việc kế toán dịch vụ khách sạn

Tuỳ vào quy mô từng khách sạn mà khối lượng công việc của kế toán dịch vụ là nhiều hay ít. Tuy nhiên nhìn chung thì vẫn có một số nhiệm vụ chủ yếu kế toán nào cũng không thể bỏ qua, cụ thể như sau:

2.1. Kế toán dịch vụ khách sạn thực hiện công tác kế toán

Với vai trò là kế toán, đương nhiên kế toán dịch vụ khách sạn sẽ phải thực hiện công tác kế toán cơ bản tại nơi làm việc. Trong đó, kế toán sẽ phải hạch toán các khoản thu chi phát sinh tại khách sạn, các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đều phải kê khai đầy đủ.

Kế toán dịch vụ khách sạn thực hiện công tác kế toán

Một số khoản chi thường xuất hiện ở khách sạn mà kế toán không thể bỏ qua đó là chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí phát sinh do khách hàng yêu cầu, chi phí do nâng cấp dịch vụ, chi phí nhân công,...

Những khoản thu mà kế toán cần hạch toán đầy đủ như tiền thanh toán của khách, khoản thu hồi nợ, tiền khách hàng thanh toán trước cho dịch vụ chưa sử dụng,...

Khi hạch toán cần ghi chép cẩn thận, đầy đủ và phân loại từng tài khoản sao cho rõ ràng, chi tiết.

Bên cạnh đó, kế toán dịch vụ khách sạn cũng phải thực hiện công tác lưu trữ và quản lý chứng từ, sổ sách kế toán liên quan. Tất cả đều phải được lưu trữ và quản lý bằng 2 phương thức đó là quản lý trên hệ thống và văn bản giấy.

2.2. Thực hiện công việc mua hàng nhập kho

Kế toán dịch vụ khách sạn thực hiện công việc mua hàng nhập kho

Không ai khác, chính kế toán là người tìm nguồn và mua hàng nhập kho. Theo đó, dựa trên những nhu cầu từ các bộ phận trong khách sạn, kế toán sẽ là người xem xét và trích tiền để mua các vật dụng cần thiết phục vụ cho công việc.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu đầu vào, thực phẩm dùng trong chế biến món ăn của khách sạn cũng do kế toán trực tiếp mua.

Như vậy, nếu như bạn không nắm vững nghiệp vụ, không có phương pháp làm việc chuyên nghiệp thì có lẽ công việc này sẽ đem lại cho bạn khá nhiều khó khăn và vất vả đấy.

2.3. Lập các báo cáo liên quan trình lên cấp trên

Kế toán dịch vụ khách sạn lập các báo cáo liên quan trình lên cấp trên

Ngoài các nhiệm vụ được liệt kê trên, kế toán dịch vụ khách sạn cũng phải lập báo cáo trình lên cấp trên. Vừa là để báo cáo tình hình công việc của bản thân, vừa là để các nhà quản lý nhìn vào đó để đánh giá tình hình hoạt động của khách sạn.

Tuỳ theo thời gian cụ thể mà kế toán dịch vụ khách sạn sẽ phải thực hiện việc lập báo cáo nhiều hay ít, thường thì báo cáo 1 tháng 1 lần, 3 tháng 1 lần hoặc 6 tháng 1 lần,...

Kết thúc 1 năm hoạt động, kế toán dịch vụ khách sạn sẽ phải lập các loại báo cáo doanh thu cuối kỳ để tổng kết lỗ và lãi trong 1 kỳ kinh doanh. Các loại báo cáo này đều rất quan trọng cho nên khi trình bày phải hết sức cẩn thận.

2.4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của quản lý

Kế toán dịch vụ khách sạn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của quản lý

Nhiều khi kế toán làm tại các khách sạn lớn cũng có lúc rảnh rỗi, họ sẽ được yêu cầu sang hỗ trợ bộ phận khác như lễ tân, văn thư hay hành chính nhân sự,... nói chung nếu có công việc nào phát sinh mà cấp trên yêu cầu thì kế toán dịch vụ khách sạn sẽ phải đảm bảo thực hiện.

Bạn có thấy kế toán dịch vụ khách sạn là một người đa năng không? Nếu biết công việc của họ rồi thì bây giờ hãy cùng tôi đi tìm hiểu thông tin về yêu cầu tuyển dụng của các khách sạn đối với vị trí này nhé.

Xem thêm: Tổng hợp tất cả thông tin về kế toán dịch vụ vận tải

3. Yêu cầu dành cho ứng viên kế toán dịch vụ khách sạn

Xét về mặt bằng chung thì kế toán dịch vụ khách sạn được xếp vào diện công việc đơn giản, không quá phức tạp, chính vì vậy khi đưa ra các yêu cầu tuyển dụng, khách sạn cũng không làm khó ứng viên của mình.

Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo những kỹ năng và nghiệp vụ kế toán cơ bản để hoàn thành các đầu việc được giao.

Yêu cầu dành cho ứng viên kế toán dịch vụ khách sạn

Một số yêu cầu mà quản lý khách sạn đưa ra cho ứng viên của mình bao gồm:

- Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, Tài chính, chấp nhận trình độ từ Cao đẳng trở lên

- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán ít nhất 1 năm trở lên

- Có tinh thần ham học hỏi, chịu khó, làm việc với niềm đam mê

- Có ý thức chấp hành nội quy chung của khách sạn, đảm bảo công việc theo đúng quy định của Nhà nước ban hành

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo một số phần mềm kế toán chuyên dụng

- …

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm một số kỹ năng liên quan phục vụ cho công việc như thành thạo kỹ năng vi tính văn phòng, biết tiếng Anh chuyên ngành, có khả năng thuyết trình,...

4. Những quyền lợi dành cho kế toán dịch vụ khách sạn

Khi được tuyển dụng vào vị trí kế toán dịch vụ khách sạn, ứng viên sẽ có cơ hội được nhận những quyền lợi sau đây:

Thứ nhất, được tham gia các lớp huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ kế toán định kỳ do khách sạn tổ chức

Thứ hai, được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước

Những quyền lợi dành cho kế toán dịch vụ khách sạn

Thứ ba, được tiền thưởng năng suất tùy theo tình hình kinh doanh của khách sạn, nhận tiền thưởng lương tháng 13 và một số khoản phụ cấp khác

Thứ tư, kế toán dịch vụ khách sạn còn được hưởng chính sách dành riêng cho nhân viên làm việc tại khách sạn như giảm giá khi sử dụng dịch vụ, giảm giá khi có người thân tới khách sạn sử dụng dịch vụ, được đi du lịch hàng năm,...

Qua bài viết vừa rồi bạn đã hiểu rõ hơn về kế toán dịch vụ khách sạn và công việc của họ, hy vọng rằng mỗi ứng viên có ước mơ theo đuổi việc làm này sẽ sớm tìm thấy bến đỗ an toàn. Quan trọng là phù hợp với khả năng của bản thân để sự nghiệp được thăng tiến nhanh chóng.

Để tìm công việc kế toán yêu thích phù hợp với khả năng của bản thân bạn có thể truy cập vào vieclam123.vn - nơi đây cung cấp vô vàn công việc đa đạng với những chia sẻ thông tin thú vị.

Kế toán dịch vụ du lịch và những nhiệm vụ cụ thể

Kế toán dịch vụ du lịch cũng là một trong những vị trí được giới trẻ săn lùng, bạn hiểu gì về vị trí này và công việc của họ cụ thể ra sao? Cùng theo dõi bài viết của vieclam123.vn để cập nhật những thông tin mà bạn chưa biết nhé.

Kế toán dịch vụ du lịch

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023