Với những người thường xuyên di chuyển đường dài qua nhiều múi giờ khác nhau như phi công, tiếp viên hàng không hay người thường xuyên đi lại giữa nhiều nước có múi giờ khác nhau có thể gặp phải tình trạng Jet Lag. Đây là hội chứng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của bạn trong các chuyến đi dài. Vậy Jet Lag là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của Jet Lag ra sao? Để hiểu hơn về hội chứng Jet Lag và cách khắc phục chúng, cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Cơ thể con người thường được căn chỉnh dựa theo đồng hồ sinh học hoặc chu kỳ 24 giờ, từ đó đi vào giấc ngủ bằng cách giải phóng hormone hoặc tăng nhiệt độ cơ thể giúp bạn có thể thức dậy vào ngày hôm sau. Khi bạn di chuyển đến múi giờ khác nhau, cơ thể bạn sẽ gặp phải tình trạng Jet Lag khiến cho nhịp sinh học hoặc đồng hồ tự nhiên trong cơ thể bị gián đoạn.
Jet Lag là một hội chứng thay đổi múi giờ, rối loạn nhịp sinh học hay mất đồng bộ sinh học. Tuy các tác dụng của hội chứng này là tạm thời, tuy nhiên có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… Đặc biệt, những người di chuyển về phía Đông thường gặp phải triệu chứng nặng hơn.
Sau khi hiểu được Jet Lag là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này nhé!
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cơ thể bạn rối loạn đồng hồ sinh học và gây nên hội chứng Jet Lag.
Nếu bạn là người thường xuyên di chuyển đi du lịch hay công tác ở các nước lệch múi giờ, đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn sẽ không khớp với múi giờ ở quốc gia mà bạn di chuyển tới. Ví dụ: Vào lúc 6 giờ chiều địa phương, bạn đang ở Atlanta, bạn bay tới London vào lúc 7 giờ sáng địa phương, tuy nhiên cơ thể bạn sẽ nghĩ rằng lúc đó là 1 giờ sáng, điều này khiến bạn cần phải thức khoảng 12 – 14 tiếng để đồng hồ sinh học của bạn thích nghi với múi giờ mới.
Để cơ thể thích nghi với múi giờ ở khu vực di chuyển đến, nhiều người thường chọn cách ngủ một giấc dài trên máy bay. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ quá nhiều, cơ thể của bạn sẽ gặp trục trặc về đồng hồ sinh học, do trên máy bay, áp suất khí quyển thấp hơn không khí ở gần mặt đất, khiến cho oxy bơm vào máu quá ít, nên bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Cơ thể của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi quá nhiều ánh sáng từ các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, máy tính bảng hay có quá nhiều ánh sáng mặt trời trong khoảng máy bay. Bởi ánh sáng quá cao sẽ kiểm soát cơ thể của bạn tạo ra melatonin, và hormone melatonin giải phóng trong não vào ban đêm khi ánh sáng tối đi, khiến bạn sẵn sàng đi vào giấc ngủ. Còn vào ban ngày, cơ thể bạn sẽ tỉnh táo hơn vì có quá nhiều ánh sáng khiến cơ thể làm chậm quá trình sản xuất melatonin.
Với những người bị say máy bay hay say độ cao thì hội chứng Jet Lag có thể khiến họ gặp phải tình trạng trầm trọng hơn như mệt mỏi, đau đầu, mất nước, buồn nôn… Do đó, để tránh tình trạng mất nước trên máy bay, bạn nên uống đủ nước và bổ sung nước qua trái cây, sữa…
Trên máy bay, nếu bạn sử dụng trà, cà phê hay những chất có chứa caffein thì cơ thể bạn sẽ khó có thể ngủ đủ giấc, đồng thời cơ thể bạn cũng mất nước nhiều hơn khi sử dụng các chất kích thích này. Ngoài ra, tình trạng Jet Lag có thể trở nên trầm trọng nếu bạn uống rượu, khiến cơ thể bạn đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn…
Khi đồng hồ sinh học trong cơ thể bị xáo trộn hay cố bắt kịp múi giờ mới, bạn sẽ gặp phải hội chứng Jet Lag. Những triệu chứng mà bạn gặp phải có thể kéo dài vài ngày hoặc xuất hiện khoảng 12 giờ khi bạn tới một múi giờ khác.
Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng Jet Lag như: Buồn ngủ, mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, ăn không ngon, quá buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu…
Nếu bạn gặp phải một số tình trạng trầm trọng hơn như nôn mửa, sốt, đổ mồ hôi lạnh, bạn có thể đã gặp phải một số vấn đề như cảm lạnh, nhiễm virus, sợ độ cao… Bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để điều trị nếu những triệu chứng này kéo dài trong 24 giờ.
Trước khi lên máy bay, vào khoảng vài ngày, bạn nên mô phỏng lịch trình múi giờ tại địa điểm mà bạn di chuyển tới. Cụ thể, trước vài ngày di chuyển, nếu bạn đi về phái Đông, bạn hãy ngủ trước nửa tiếng theo giờ sinh học, và nếu di chuyển về phái Tây, bạn hãy ngủ sau giờ mà mình thường xuyên ngủ khoảng nửa tiếng. Ngoài ra, để cơ thể dễ dàng thích nghi, bạn có thể thay đổi thời gian ăn uống của mình gần hơn với thời gian ăn uống của nơi bạn sắp di chuyển tới.
Một số người cho rằng, trước khi lên máy bay nên nhịn ăn trong ngày bay và ăn kiêng vài ngày. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng triệu chứng Jet Lag có thể giảm khi ăn kiêng. Gần giờ đi ngủ, để tránh gây khó chịu, bạn không nên ăn nhiều chất béo hay nhiều card.
Trước khi di chuyển tới một múi giờ mới, trên máy bay, bạn nên đổi múi giờ sang địa điểm mà bạn di chuyển. Điều này giúp tâm lý của bạn có thể chuẩn bị trước, biết được rằng bạn sẽ làm những gì ở nơi sắp đến. Nếu nơi bạn đến là ban đêm, bạn đừng cố ngủ trên máy bay hoặc nếu nơi đang tới là ban ngày, bạn hãy cố gắng thức dậy. Tuy vậy, bạn cũng không nên ép buộc bản thân thức hay ngủ theo giờ đó nếu không thể làm vì có thể khiến bạn có tâm lý thất vọng, tốt hơn hết là bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Để chống mất nước, bạn nên uống nước trước, trong và sau khi chuyến bay kết thúc. Trước khi có kế hoạch ngủ, bạn không nên uống chất có chứa caffein hay rượu trong vòng vài giờ, vì có thể cơ thể bạn bị mất nước và làm gián đoạn giấc ngủ.
Bên cạnh đó, trong chuyến bay, bạn hãy đi bộ xung quanh và có thể kéo dãn cơ thể bằng một số bài tập tĩnh. Khi bạn mới hạ cánh tới địa điểm mới, gần giờ đi ngủ, bạn không nên tập thể dục nặng để tránh giấc ngủ của bạn bị trì hoãn.
Để dễ dàng ngủ trên máy bay hơn, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như nút bịt tai hoặc mặt nạ bịt mắt, giúp bạn loại bỏ mọi phiền nhiễu trên máy bay hay trong phòng ngủ.
Khi đã di chuyển tới địa điểm mới, trước khi đi ngủ, bạn nên tắm nước nóng để thư giãn và giảm đau. Khi ra khỏi bồn tắm, nhiệt độ cơ thể giảm cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Để điều chỉnh nhịp sinh học của mình, bạn có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn di chuyển về phía đông, bạn hãy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào sáng sớm và lấy nhiều ánh sáng vào đầu buổi tối và buổi chiều; còn nếu bạn di chuyển về phía tây, bạn hãy cố gắng tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ vào thời gian buổi sáng tại địa điểm có múi giờ mới.
Nhờ ánh sáng mặt trời, đồng hồ sinh học của bạn có thể được chuyển đổi dễ dàng, từ đó bạn có thể thức dậy vào thời điểm thích hợp và cảm thấy được nghỉ ngơi tại những địa điểm mới.
Bên cạnh đó, để đối phó với hội chứng Jet Lag, bạn có thể sử dụng các hộp đèn có sẵn trên thị trường, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia giấc ngủ và chỉ sử dụng ở thời điểm thích hợp. Bạn cũng không nên sử dụng ánh sáng quá mạnh khiến cho thời gian Jet Lag tăng lên và đồng hồ sinh học của cơ thể đi sai hướng. Những người bị rối loạn cưỡng cực hay đục thủy tinh thể cũng không dùng hộp đèn, do đó bạn cần chú ý nhé!
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Jet Lag là gì và những nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục hội chứng này. Tuy rối loạn đồng hồ sinh học không quá nguy hiểm, tuy nhiên có thể khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thích nghi với múi giờ mới. Vì vậy, trước khi di chuyển tới địa điểm mới, bạn cần chuẩn bị kỹ càng và thử thích nghi với múi giờ mới bằng các cách kể trên. Nếu bạn có nguy cơ Jet Lag và thường xuyên di chuyển bằng máy bay, các bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc hoặc điều trị bằng ánh sáng.
Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ và cảm thấy cơ thể vô cùng khó chịu, bạn có thể thử phương pháp trị liệu bằng tiếng ồn trắng. Vậy tiếng ồn trắng là gì? Làm thế nào để tạo ra tiếng ồn trắng? Để hiểu hơn về tiếng ồn trắng, hãy truy cập bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ