close
cách
cách cách cách cách cách

Cách soạn bản hợp đồng sang nhượng mặt bằng đúng mẫu

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sang nhượng mặt bằng thường được áp dụng trong hoạt động kinh doanh khi một cá nhân/hộ kinh doanh không tiếp tục kinh doanh tại mặt bằng đó nữa và cần sang nhượng lại toàn bộ hiện trạng của mặt bằng kinh doanh này thì. Việc sang nhượng không thể chỉ nói bằng miệng suông mà cần lập hợp đồng sang nhượng mặt bằng do nó có liên quan tới mối liên hệ với tài sản.

Vậy lập mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng này như thế nào? Ai là người cần phải soạn thảo ra hợp đồng và cần lưu ý những gì khi lập? Tất cả những thắc mắc này đều sẽ được giải đáp tỉ mỉ ngay tại bài viết dưới đây do vieclam123.vn chia sẻ.

1. Những hiểu biết khái quát về mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Hợp đồng sang nhượng mặt bằng chính là một văn bản mang tính pháp lý lập ra nhằm mục đích sang nhượng, chuyển nhượng lại mặt bằng kinh doanh cho người khác. Việc lập hợp đồng sang nhượng này để làm căn cứ xác định về quyền sở hữu về mặt bằng kinh doanh của chủ thể rõ ràng, tránh trường hợp có những mối bất hòa trong quyền và lợi ích kinh tế.

Hợp đồng sang nhượng mặt bằng
Hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Nói một cách đầy đủ theo góc độ lý giải của pháp lý thì đầy là văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập việc một bên chuyển nhượng quyền sử dụng mặt bằng khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng cho bên còn lại. Bên còn lại tiếp nhận quản lý và thực hiện kinh doanh trên mặt bằng đó.

2. Giá trị của hợp đồng sang nhượng mặt bằng được thể hiện thế nào?

Chủ thể khi lập hợp đồng sang nhượng mặt bằng có thể vì một số lý do nhưng đa phần xuất phát từ việc họ đã không còn nhu cầu kinh doanh tại mặt bằng đó nữa do muốn thay đổi phương thức làm ăn hoặc việc kinh doanh của họ không được như mong đợi. Trong khi đó mặt bằng kinh doanh hiện tại cũng là đang phải thuê từ chủ đất, nếu không tiếp tục việc kinh doanh nữa nhưng chưa hết thời hạn thuê hợp đồng thì hiển nhiên, việc cứ thế bỏ đi sẽ khiến cho họ bị mất một khoản chi phí thuê mặt bằng đã nộp. Chắc chắn không ai vung tiền qua cửa sổ như thế. Khi ấy, ý tưởng sang nhượng lại mặt bằng được nảy ra.

Sang nhượng mặt bằng cần lập hợp đồng như thế nào?
Sang nhượng mặt bằng cần lập hợp đồng như thế nào?

Khi trên thực tế đã tồn tại rất nhiều nhà kinh doanh muốn sang nhượng lại mặt bằng thì cũng tương đương có nhiều người muốn tìm kiếm nhu cầu sang nhượng đó. Bởi lẽ, họ nhận thấy mặt bằng đó hoàn toàn tiềm năng và phù hợp đối với lĩnh vực đầu tư của mình cho nên nhanh chóng muốn thế chân nhà đầu tư cũ vừa vặn khi nhà đầu tư cũ cũng muốn rời đi, cần sang nhượng lại hợp đồng để tránh việc thất thoát tiền bạc.

Như vậy, người được sang nhượng lại sẽ ở vai trò "thế chân", có nghĩa là sẽ tiếp nối việc thực hiện theo các thỏa thuận với người cho thuê mặt bằng. Việc sang nhượng này được xác định bằng bản hợp đồng sang nhượng mặt bằng.

Ý nghĩa của bản hợp đồng về nội dung sang nhượng mặt bằng
Ý nghĩa của bản hợp đồng về nội dung sang nhượng mặt bằng

Đặc biệt, vì sang nhượng mặt bằng đặt ra giá trị về kinh tế rất lớn cho nên việc lập hợp đồng càng phải được cẩn trọng. Cùng vieclam123.vn khám phá sâu sắc hơn những giá trị bản hợp đồng mang lại cũng như cách để tạo lập có hiệu quả giấy tờ quan trọng này.

3. Hướng dẫn tạo lập mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Để việc sang nhượng mặt bằng kinh doanh được thuận lợi thì các bên liên quan cần thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước. Thủ tục pháp lý này bao thể hiện qua việc lập hồ sơ, giấy tờ đầy đủ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Trong các giấy tờ của hồ sơ, hợp đồng sang nhượng mặt bằng rất quan trọng và là giấy tờ thể hiện rõ nhất mối liên hệ và sự nhất trí, đồng tình mọi thỏa thuận của đổi bên để việc sang nhượng mặt bằng được diễn ra.

Hướng dẫn tạo lập mẫu hợp đồng về việc sang nhượng mặt bằng
Hướng dẫn tạo lập mẫu hợp đồng về việc sang nhượng mặt bằng

Vậy cần đảm bảo cho hợp đồng này xuất hiện có yếu tố gì và được trình bày ra sao?

3.1. Nội dung trong hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Trong bản hợp đồng này gồm có những nội dung nào không thể thiếu? Người soạn thảo cần tìm hiểu, ghi lại những cập nhật sau đây để đảm bảo hợp đồng được soạn thảo với đầy đủ nội dung quan trọng:

- Ghi rõ đối tượng có liên quan đến hoạt động sang nhượng mặt bằng kinh doanh trong bản hợp đồng.

- Thông tin chủ thể ký hợp đồng

- Phí sang nhượng, các khoản giá chi tiết gồm phí mặt bằng, phí trang thiết bị, cơ sở vật chất; phí hàng hóa. Lưu ý khi ghi, viết rõ số tiền kèm đơn vị VNĐ.

- Phương thức thanh toán khi sang nhượng là gì: thanh toán qua hình thức online chuyển khoản hay trả bằng tiền mặt.

- Lộ trình của việc thanh toán: ghi cụ thể ngày thanh toán, việc thanh toán chia ra thành bao nhiêu lần, số % thanh toán cho mỗi lần là bao nhiêu.

- Thời hạn sang nhượng: ghi vào đúng thời gian sang tên mặt bằng kinh doanh cho nhà đầu tư mới và phân chia rõ làm hai dấu mốc: thời gian nhà đầu tư cũ kết thú kinh doanh và ngày bắt đầu kinh doanh của bên nhận chuyển nhượng lại.

Nội dung trong bản hợp đồng sang nhượng mặt bằng
Nội dung trong bản hợp đồng sang nhượng mặt bằng

- Nội dung cam kết thực hiện đúng quyền và trách nhiệm, nội dung trách nhiệm cần thực hiện của các bên khi thực hiện việc sang nhượng mặt bằng kinh doanh.

- Hướng xử lý khi vi phạm hợp đồng

- Nêu rõ điều kiện về việc chấm dứt hợp đồng

- Thời gian hiệu lực của bản hợp đồng

- Chữ ký của đầy đủ hai bên

Để soạn đầy đủ và có hiệu quả bản hợp đồng này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề đặc biệt quan trọng sau đây.

3.2. Lưu ý khi soạn hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Trước khi soạn hoặc đặt bút ký hợp đồng, bạn cần đọc thật kỹ hợp đồng này và xem xét từ thực tế về hiện trạng cơ sở vật chất của mặt bằng. Đối với người lập thì ghi đầy đủ các hiện trạng vào hợp đồng còn đối với người ký nhận sang nhượng sẽ phải tỉ mỉ đối chiếu từ hiện trạng thực với nội dung của hợp đồng có khớp nhau hay không.

Toàn bộ các nội dung và điều khoản được lập ra hoàn toàn phải được cả đôi bên chấp thuận, thống nhất. Khi đặt bút ký xác nhận thì cũng có nghĩa là toàn bộ những thỏa thuận trong đó đã được xác lập, được coi là thống nhất nên sau đó, không bên nào được phép thay đổi vì lý do không biết trong hợp đồng có điều khoản đó.

Lưu ý giúp bạn soạn thảo thành công hợp đồng về việc sang nhượng mặt bằng
Lưu ý giúp bạn soạn thảo thành công hợp đồng về việc sang nhượng mặt bằng

Vì đây là bản hợp đồng sang nhượng lại và không có sự liên quan về trách nhiệm của người chủ sở hữu cho nên khá bất cập cho người thuê mặt bằng ở diện được sang nhượng lại trong việc tìm hiểu về chủ sở hữu. Tuy nhiên, bạn hãy bằng một cách nò đó để có thể tìm hiểu để biết rõ về người cho thuê và xác định người sang nhượng là người thuê chính chủ của mặt bằng này.

Cần làm cần thận đối với vấn đề này vì không ít kẻ gian lợi dụng, gả mạo quyền sử dụng mặt bằng để sang nhượng khống nhằm chiếm đoạt tiền bạc trong khi chủ thật lại không hay biết gì.

Như vậy, bài viết này đã mang đến nhiều kiến thức đầy đủ vô cùng quan trọng về hợp đồng sang nhượng mặt bằng. Rất mong bạn đọc khi đang có nhu cầu sang nhượng hoặc tìm thuê mặt bằng ở diện sang nhượng biết luật để thực hiện cho đúng, nhất là trong chuyện soạn thảo hợp đồng sang nhượng mặt bằng.

Khám phá câu hỏi cổ phần là gì?

Trong mô hình phát triển doanh nghiệp, cổ phần là một cách định đoạt phần tài sản đóng góp của một cá nhân trong tổng số vốn thành lập doanh nghiệp. Vậy cổ phần là gì? Câu hỏi này cần được giải đáp nếu như bạn chuẩn bị xây dựng mô hình doanh nghiệp. Đọc bài viết sau và tìm hiểu khái niệm này rõ hơn nhé.

Cổ phần là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.