close
cách
cách cách cách cách cách

Học kiến trúc ra làm gì? Top công việc ngành kiến trúc nổi bật

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kiến trúc là một ngành xoay quanh các công việc về kiến trúc như thiết kế bản vẽ, thiết kế kiến trúc, cảnh quan, thi công các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng. Nhiều người cho rằng, sau khi học ngành kiến trúc ra trường sẽ làm kiến trúc sư. Tuy nhiên, câu trả lời này tuy đúng nhưng chưa đủ, sau khi học xong ngành kiến trúc, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Vậy học kiến trúc ra làm gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Học gì trong ngành kiến trúc? Học kiến trúc ra làm gì?

1.1. Ngành kiến trúc học gì?

Kiến trúc là ngành học đào tạo các sinh viên có khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực tiễn và nghệ thuật, có thể thiết kế và tổ chức, sắp xếp không gian giữa các công trình kiến trúc, khu vui chơi, sân vườn, nhà ở,... biến những ý tưởng trên giấy, trên phần mềm thành những công trình hiện thực ở ngoài đời. Các sinh viên cũng sẽ được thực tập tại các công ty kiến trúc, viện thiết kế, làm đồ án chuyên môn để tiếp xúc với những bản vẽ trên thực tế.

Kiến thức nhận được khi học ngành kiến trúc
Kiến thức nhận được khi học ngành kiến trúc

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên sẽ được học cách xây dựng bản vẽ kiến trúc qua phần mềm và trau dồi thêm các kỹ năng như thuyết trình, giao tiếp và đàm phán để hoàn thành công việc xuất sắc nhất.

1.2. Học kiến trúc ra làm gì?

Học kiến trúc ra làm gì? Khi học kiến trúc, ngoài kiến trúc sư, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau như giám sát công trình, chuyên viên thiết kế công trình, giảng viên kiến trúc, kỹ sư quy hoạch đô thị,... Hoặc hay như riêng ngành kiến trúc sư cũng chia là thành nhiều nhánh nhỏ như: kiến trúc sư nội thất, kiến trúc sư công trình, kiến trúc sư cảnh quan, kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư CNTT, học viên kiến trúc sư, kiến trúc sư cao cấp…

Dưới đây là một số vị trí nổi bật sau khi bạn ra trường ngành kiến trúc:

1.2.1. Kiến trúc sư cảnh quan

Trong lĩnh vực kiến trúc, kiến trúc sư cảnh quan là một ngành ngày càng được đề cao vì nhiều người càng yêu cái đẹp hơn. Đây là người thiết kế và quản lý những không gian kiến trúc quanh chúng ta, hướng tới việc cải thiện chất lượng môi trường. Họ sẽ thiết kế nên những cảnh quan ở các khu vực như thành phố, thị trấn, nông thôn bằng cách kết hợp kiến thức về môi trường tự nhiên, hoạt động của con người và kỹ năng nghệ thuật.

Học kiến trúc ra làm gì
Học kiến trúc ra làm gì

Đặc biệt, trong các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn hay du lịch, kiến trúc cảnh quan là một ngành quan trọng, tạo nên những kiến trúc độc đáo thu hút khách tham quan, du lịch. Chưa kể, các công trình như khu giải trí, công viên hay bảo tàng cũng cần kiến trúc sư cảnh quan tham gia.

1.2.2. Kiến trúc sư công trình

Kiến trúc sư công trình ngày càng trở nên bận rộn hơn vì các tòa nhà kiến trúc, cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, bởi vậy mà nhu cầu tuyển dụng vị trí này đặc biệt cao. Kiến trúc sư công trình sẽ có vai trò quản lý, điều phối các dự án kiến trúc từ quá trình thiết kế ý tưởng tới khi công trình hoàn thiện.

Để đảm bảo công trình hoàn thành đúng với thiết kế và quy hoạch ban đầu, kiến trúc sư công trình cần làm việc liên tục với chủ đầu tư và nhà thầu.

1.2.3. Kiến trúc sư nội thất

Kiến trúc sư nội thất không giống với nhà thiết kế nội thất, đây là hai vị trí công việc khác nhau. Kiến trúc sư nội thất tập trung vào việc quy hoạch không gian và thiết kế xây dựng nội thất, cũng như có trách nhiệm lớn hơn nhà nội thất. Còn nhà thiết kế nội thất là công việc tập trung vào việc trang trí những nội thất, vật dụng trong nhà như kệ, bàn, giường, tủ, tivi…

Kiến trúc sư nội thất
Kiến trúc sư nội thất

Kiến trúc sư nội thất cần phải cân bằng được giữa tính thực tiễn và vẻ đẹp, đảm bảo an toàn, đủ chức năng và góp phần giúp ngôi nhà có diện mạo mới.

1.2.4. Giám sát công trình

Giám sát công trình hay giám sát thi công, giám sát xây dựng đặc biệt quan trọng trong các dự án xây dựng, vai trò của vị trí này càng quan trọng khi dự án càng phức tạp. Đây cũng là vụ trí điều phối giữa chủ đầu tư/chủ dự án với nhà thầu.

Giám sát công trình thực hiện các công việc như: Đảm bảo việc lắp đặt, thi công đúng với hồ sơ thiết kế, theo dõi hiện trường; tìm những công việc mà chủ đầu tư, nhà thầu chưa nắm rõ và xử lý chi tiết; khắc phục các sai sót ở hiện trường cùng với nhà thầu thiết kế và chủ đầu tư; cập nhật tình hình và báo cáo cho chủ đầu tư; rà soát số liệu, sổ sách của nhà thầu phụ, ban quản lý chất lượng; nghiệm thu hạng mục đạt chất lượng, tiêu chuẩn thi công; khi thi công, phân công công việc và thẩm định chất lượng kỹ thuật.

Giám sát công trình xây dựng
Giám sát công trình xây dựng

1.2.5. Kỹ sư quy hoạch vùng

Kỹ sư quy hoạch vùng hay còn gọi là kỹ sư quy hoạch đô thị, là công việc có tính hành chính và cần phải hiểu biết nhiều về kiến trúc, các lĩnh vực khác như bất động sản, xây dựng, tư duy phát triển đô thị và luật đất đai…; kiến thức về xã hội, văn hóa, môi trường,...

Các kỹ sư quy hoạch vũng có nhiệm vụ và vai trò quan trọng, hoàn thành ý tưởng kiến trúc của doanh nghiệp và đảm bảo yêu cầu về quy hoạch đô thị với các cơ quan quản lý.

Hầu hết, các cơ quan nhà nước về xây dựng, đất đai sẽ tìm kiếm vị trí kỹ sư quy hoạch vùng nhiều hơn, thế nhưng doanh nghiệp trong tương lai cũng sẽ tuyển dụng vị trí này nhiều hơn vì bất động sản ngày càng phát triển mạnh.

1.2.6. Giảng viên kiến trúc

Trở thành giảng viên kiến trúc nếu bạn có thành tích xuất sắc
Trở thành giảng viên kiến trúc nếu bạn có thành tích xuất sắc

Trong quá trình học tập, nếu bạn có thành tích học tập xuất sắc thì sẽ có thể trở thành giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng ngành xây dựng, kiến trúc trong cả nước.

Tuy nhiên, ngoài kiến thức chuyên môn, để trở thành giảng viên Đại học, bạn cần có trình độ tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn và tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

2. Ngành kiến trúc lương bao nhiêu?

Sau khi đã biết được học kiến trúc ra làm gì, bạn có tò mò rằng ngành nghề này có thu nhập bao nhiêu hay không? Tuy mức lương của ngành kiến trúc cao hơn so với mặt bằng chung, tuy nhiên nếu so sánh với công sức học hành, cạnh tranh và thực hành thì có thể nhiều bạn thấy chưa thỏa đáng và có thể không như kỳ vọng.

Cụ thể, mức lương của kiến trúc sư dao động khoảng 10 đến 16 triệu một tháng tùy vị trí, hoặc nếu có kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương khoảng 25 đến 35 triệu một tháng; họa viên kiến trúc có mức lương trung bình khoảng từ 8 đến 13 triệu và mức lương nhận được cao nhất là 22 triệu.

Lương ngành kiến trúc tùy theo vị trí
Lương ngành kiến trúc tùy theo vị trí

Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành kiến trúc vẫn luôn cao, tuy nhiên doanh nghiệp thường tìm những người có khả năng đột phá, có phong cách riêng. Nếu bạn hoàn thành được yêu cầu này, thu nhập của bạn sẽ đặc biệt cao và tương lai rộng mở. Ngược lại, nếu bạn chỉ thiết kế cảnh quan, công trình giống như những người khác và không tạo được khác biệt hay dấu ấn thì khó có thể thăng tiến lên cao hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được học kiến trúc ra làm gì và cơ hội việc làm ngành kiến trúc. Kiến trúc là một ngành rộng lớn và có nhiều vị trí khác nhau. Tùy thuộc vào niềm đam mê và điều kiện mà bạn hãy lựa chọn cho bản thân công việc phù hợp nhất. Nếu bạn đang tìm việc ngành kiến trúc, đừng quên truy cập vieclam123.vn để tìm cho mình một việc làm chất lượng nhé!

Event Planner là gì?

Trong các sự kiện, Event Planner là vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo dựng nên sự kiện thành công. Vậy Event Planner là gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu thông tin về Event Planner nhé!

Event Planner là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.