close
cách
cách cách cách cách cách

Hộ lý là làm gì? Mô tả công việc hộ lý chi tiết nhất dành cho bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hộ lý có lẽ là công việc khá quen thuộc trong ngành y tế hiện nay. Tuy nhiên, vị trí này vẫn thường bị nhầm lẫn với y tá hay điều dưỡng. Vậy, thực chất thì hộ lý là gì? Hộ lý là làm gì? Sự khác biệt giữa hộ lý với các vị trí khác ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và hoàn chỉnh nhất về công việc của hộ lý gửi tới bạn. Cùng theo dõi để tìm hiểu hộ lý là làm gì nhé!

1. Hộ lý là làm gì và công việc chi tiết

1.1. Bạn hiểu gì về hộ lý

Nhắc tới ngành y thì người ta thường sẽ nghĩ đến bác sĩ, điều dưỡng hay các y tá theo như tên gọi trước đây. Tuy nhiên, hiện nay, có một vị trí có vai trò cực kỳ thầm lặng nhưng lại hết sức quan trọng đó là hộ lý. 

Hộ lý là gì
Hộ lý là gì

Hộ lý là những người thực hiện việc vệ sinh buồng phòng, hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến vệ sinh cá nhân như tắm rửa, đại tiện, tiểu tiện hay vệ sinh phòng bệnh, giặt là quần áo, bảo quản tài sản,... Do vậy mà đây là một người rất quan trọng trong hành trình chữa bệnh của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, lại có rất ít người để ý hay tìm hiểu chi tiết về công việc này. Vậy, hộ lý là làm gì?

1.2. Công việc của hộ lý là gì?

Với vai trò là hộ lý thì công việc cụ thể có thể được kể đến như sau:

1.2.1. Thực hiện công việc vệ sinh

Một trong những công việc không thể thiếu của hộ lý đó chính là việc vệ sinh phòng bệnh theo đúng quy định của bệnh viện cũng như ngành y tế nói chung. Hộ lý cần đảm bảo phòng bệnh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp và đúng với quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Đây là công việc cần được ưu tiên thực hiện đúng theo tiêu chuẩn để đảm bảo quá trình khám chữa bệnh một cách hiệu quả nhất.

1.2.2. Thực hiện chăm sóc bệnh nhân

Hộ lý là những người được đào tạo bài bản về kiến thức y khoa, do vậy họ có nhiệm vụ hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân mang bệnh nặng, cần được theo dõi và kiểm tra tình hình sức khỏe thường xuyên, liên tục.

Hộ lý là làm gì
Hộ lý là làm gì

- Hỗ trợ người bệnh thực hiện việc vệ sinh cá nhân

- Giúp bệnh nhân thay đồ, vệ sinh cơ thể

- Xử lý chất thải của bệnh nhân và vệ sinh các dụng cụ đựng chất thải, đảm bảo các dụng cụ được tiêu khuẩn và sạch sẽ, khô thoáng

- Vận chuyển, hỗ trợ di chuyển người bệnh

- Kiểm tra dụng cụ, thiết bị hỗ trợ của người bệnh trong quá trình trị liệu và mang thiết bị đi sửa khi hỏng hóc

- Chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện

1.2.3. Tiến hành thu gom và xử lý chất thải

Bên cạnh các công việc nêu trên thì hộ lý còn có nhiệm vụ trong việc thu gom và xử lý rác thải của bộ phận khoa mình làm việc.

- Đặt các thùng rác tại các địa điểm tương ứng trong khoa

- Thu gom và tiến hành phân loại rác thải từ các phòng bệnh của khoa

Thực hiện công tác vệ sinh
Thực hiện công tác vệ sinh

- Ghi tên, dán nhãn vào từng túi rác tương ứng được phân loại

- Quản lý và đảm bảo các thiết bị, dụng cụ, tài sản của khoa khi được phân công

- Thực hiện các công việc chuyên môn khác 

Đây là những công việc cơ bản mà một hộ lý sẽ cần thực hiện. Thực tế thì tùy theo cơ sở y tế tương ứng mà công việc cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, các công việc trên đây đều sẽ là những vấn đề mà hộ lý cần chú ý.

2. Hộ lý và điều dưỡng có giống nhau không?

Nếu như dựa vào các thông tin trên về hộ lý là làm gì thì có lẽ sẽ có khá nhiều người nhầm lẫn về hộ lý và điều dưỡng. Bởi cả 2 vị trí này đều liên quan tới việc hỗ trợ, chăm sóc người bệnh. Vậy, chính xác thì hộ lý và điều dưỡng có giống nhau hay không?

Nếu như trước đây thì vai trò, vị trí của hộ lý và điều dưỡng là tương đương nhau. Tức là họ chỉ cần trải qua quá trình đào tạo sơ cấp từ 9 - 12 tháng là có thể hành nghề với việc hỗ trợ các bác sĩ trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay thì hai vị trí này có sự khác biệt một cách rõ ràng nhất.

Hệ thống y tế của nước ta hiện nay chia thành 2 mảng chính là:

Hộ lý và điều dưỡng
Hộ lý và điều dưỡng

- Khám chữa bệnh cho bệnh nhân (y bác sĩ thực hiện)

- Chăm sóc, phục vụ người bệnh (điều dưỡng đảm nhận)

Dựa vào sự phân chia này có thể thấy được rằng điều dưỡng đang là một ngành chính thống, độc lập trong hệ thống ngành nghề y tế hiện nay. Cùng với đó, để trở thành điều dưỡng thì người học cũng cần một quá trình đào tạo bài bản, chuyên sâu. Tức là không phải trình độ sơ cấp mà cao hơn là cao đẳng, đại học, sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ,... Do đó mà các điều dưỡng viên sẽ là những người có chuyên môn cao hơn so với hộ lý và họ được xem là cấp trên, quản lý các hộ lý trong bệnh viện hay cơ sở y tế tương ứng.

3. Mức lương của hộ lý hiện nay ra sao?

Nhìn vào thực tế thì hộ lý chưa thực sự quá phổ biến tại Việt Nam, thế nhưng, ở các nước phát triển như Nhật Bản, Đài Loan,... thì hộ lý rất phổ biến và có nhu cầu nhân lực cao. 

Mức lương trung bình của vị trí này ở nước ngoài sẽ rơi vào khoảng 23.100 đài tệ (khoảng 17 triệu VNĐ), từ 140.000 - 150.000 yên/tháng (khoảng 30 - 33 triệu VNĐ/tháng). Đây là một con số thực sự rất hấp dẫn khi yêu cầu tuyển dụng không quá cao. Vì thế mà đây hứa hẹn là một ngành mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn dành cho các bạn ứng viên trong tương lai.

Thu nhập của hộ lý
Thu nhập của hộ lý

4. Học gì để trở thành hộ lý?

Với vị trí hộ lý thì yêu cầu tuyển dụng của ngành này không quá cao, tuy nhiên, bạn vẫn cần có cho mình kiến thức cơ bản về chuyên ngành y học để phục vụ trong quá trình làm việc sau này. 

Để trở thành hộ lý thì bạn có thể lựa chọn các khóa học đào tạo về ngành chăm sóc sức khỏe người bệnh theo trình độ sơ cấp, trung cấp tương ứng. Hiện nay, các trường tuyển sinh ngành này khá nhiều do cầu tuyển dụng hộ lý đang tăng cao, vì vậy mà bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và lựa chọn ngôi trường mà mình có thể theo học để trở thành một hộ lý trong tương lai.

5. Những thách thức của công việc hộ lý

Mặc dù công việc không đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn, thế nhưng, hộ lý cũng có những thách thức, khó khăn nhất định trong việc lựa chọn và theo đuổi nghề nghiệp này.

- Áp lực trong công việc

Một điều dễ nhận thấy hiện nay đó là dân số ngày càng già hóa, ý thức chăm sóc sức khỏe sụt giảm, số người bệnh nhập viện cũng ngày càng nhiều hơn. Chính vì vậy mà số lượng công việc của các hộ lý cũng ngày càng lớn. Khi cung không đủ cầu thì hàng ngày, hộ lý sẽ cần thực hiện khối lượng công việc lớn hơn, có nhiều vấn đề phải giải quyết hơn. Do vậy mà áp lực công việc hàng ngày cũng nhiều hơn.

- Rủi ro cao về bệnh tật

Là người chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh, gồm nhiều mức độ khác nhau và đặc biệt là bệnh nặng như bệnh truyền nhiễm,... Thế nên các hộ lý cũng có nguy cơ cao với việc bị lây nhiễm từ bệnh nhân nếu như không chú ý trong công tác bảo vệ bản thân khi thực hiện công việc của mình. 

Bên cạnh đó, khi các áp lực công việc lớn thì hộ lý cũng sẽ rất dễ gặp các vấn đề liên quan tới bệnh lý thần kinh. Vì vậy mà rủi ro về bệnh tật sẽ là một trong những thách thức không nhỏ với sự lựa chọn trở thành hộ lý.

Thách thức trong nghề
Thách thức trong nghề

- Hiểm họa từ rác thải y tế

Rác thải y tế là một trong những yếu tố mầm bệnh nguy hiểm nếu như không có cách xử lý hiệu quả và đúng theo quy trình đề ra. Hộ lý là những người phụ trách xử lý, thu gom rác thải y tế, do đó mà họ sẽ là những người có mối nguy hiểm cao khi có thể bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Mỗi một nghề nghiệp đều sẽ có những thách thức và điều kiện thuận lợi riêng. Với vị trí hộ lý thì đây sẽ là một việc làm mang đến cơ hội phát triển rất tốt nếu như bạn xác định được cho mình định hướng tương lai. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ được hộ lý là làm gì cũng như các vấn đề liên quan tới vị trí này.

Dược sĩ Cao đẳng gọi là gì? Công việc sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược

Dược sĩ cao đẳng gọi là gì? Công việc thực hiện ra sao? Cùng khám phá qua bài viết sau nhé!

Dược sĩ cao đẳng gọi là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.