close
cách
cách cách cách cách cách

Hệ thống kéo đẩy trong Logistics và sự khác biệt giữa chúng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hệ thống kéo đẩy trong Logistics - chuỗi cung ứng hiện nay đã len vào nhiều lĩnh vực khác nhau và khẳng định được vai trò, sức sống và giá trị hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy nên khi muốn đưa doanh nghiệp Logistics của mình phát triển hơn nữa trong xu hướng mới, đừng bỏ qua nhiệm vụ trau dồi, tích lũy kiến thức liên quan đến hai hệ thống này. 

Ngay ở nội dung bài viết dưới đây, vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích nhất về hệ thống kéo và đẩy trong logistics.

1. Cập nhật kiến thức về hệ thống kéo đẩy trong logistics

Kéo - đẩy hay còn được gọi phổ biến theo cách gọi thuật ngữ chuyên ngành là Push - Pull, chính là hai chiến lược quảng cáo được các đơn vị logistics ưa chuộng sử dụng nhằm phục vụ mục đích đưa sản phẩm tới được thị trường mục tiêu một cách tốt nhất. Trong đó với chiến lược Push, doanh nghiệp sẽ hành động dựa trên ý tưởng đẩy sản phẩm đến khách hàng thông qua điểm mua hàng. Còn Pull là sử dụng các nội dung, khái niệm thông qua mạng xã hội để dẫn khách tới với doanh nghiệp. Đây là hai hệ thống, hai chiến lược khác nhau hoàn toàn. Muốn vận dụng hiệu quả push và pull, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu bản chất của chúng nhé.

Hiểu gì về hệ thống kéo đẩy trong logistics?
Hiểu gì về hệ thống kéo đẩy trong logistics?

1.1. Hệ thống chiến lược đẩy là gì?

Chiến lược đẩy là việc đẩy sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lên những kênh tiếp thị. Tức là trong hệ thống này tồn tại yếu tố trung gian để kết nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng theo cơ chế doanh nghiệp chủ động đẩy sản phẩm ra thị trường qua các kênh trung gian đó. 

Bản chất của hệ thống này đó là dù khách hàng không hề tìm kiếm hoặc chẳng hay biết thông tin gì về sản phẩm nhưng họ vẫn được tiếp cận một cách thụ động sau đó khi phía doanh nghiệp đã có hành động giới thiệu sản phẩm thông qua nhiều hoạt động quảng bá đa dạng.

Khám phá về hệ thông đẩy trong hoạt động logistics
Khám phá về hệ thống đẩy trong hoạt động logistics

Dựa trên đánh giá của giới chuyên ngành, hệ thống đẩy tạo ra sự vận động song song giữa luồng thông tin và quá trình cung cấp sản phẩm. Chúng di chuyển cùng chiều thuận với nhau. Chính vì vậy mà hệ thống đẩy sẽ dự báo tốt nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong tương lai cũng như khả năng đáp ứng từ thị trường. Qua đó dễ dàng xác định chính xác hơn lượng hàng hóa được sản xuất, lưu trữ hay số lượng được đẩy ra thị trường. 

Để tận dụng chiến lược đẩy một cách tốt nhất thì doanh nghiệp cần dựa trên khả năng quảng bá sản phẩm có rộng khắp các đối tượng và kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng hay không. 

Lợi ích của hệ thống này nằm ở chỗ giúp nhà sản xuất chủ động cung cấp số lượng hàng hóa khi khách có nhu cầu, luôn sẵn sàng nguồn hàng dự trữ trong kho để giao nhận. Có thể nhận thấy bóng dáng của chiến lược đẩy qua các hình thức phổ biến như các điểm bán hàng, triển lãm thương mại, quảng cáo qua truyền hình, gửi email quảng bá sản phẩm, bán hàng, … Những hình thức này đều có tác dụng tác động mạnh tới sự nhìn nhận của khách hàng. Thời gian để khách hàng phát hiện thấy sản phẩm cũng như đưa ra quyết định mua chúng sẽ được giảm đáng kể.

Hệ thống đẩy trong logistics có đặc điểm gì?
Hệ thống đẩy trong logistics có đặc điểm gì?

1.2. Hệ thống chiến lược kéo là gì?

Hệ thống kéo là hệ thống sử dụng các chiến lược kinh doanh để tạo mối quan tâm hay kích thích nhu cầu sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà những đối tượng mục tiêu đặt ra yêu cầu từ các kênh đối tác. Nhu cầu tiêu dùng của khách sẽ được thúc đẩy để tăng lên thông qua các định hướng tiếp thị nên tạo ra hoạt động kéo sản phẩm. 

Kéo sản phẩm đặc biệt hiệu quả thông qua những phương pháp như viết blog, quảng bá trên mạng xã hội, đưa tin tới truyền thông, truyền miệng, … nhằm hướng về nhóm đối tượng lớn. 

Nói một cách dễ hiểu thì hệ thống kéo trong logistics chính là phương pháp tạo nhu cầu cho người tiêu dùng đối với sản phẩm. Khách hàng sẽ chủ động và tích cực tìm sản phẩm cụ thể theo brand thông qua sự uy tín đã được brand khẳng định, thiện chí của người tiêu dùng.

Đặc điểm của hệ thống kéo trong hoạt động logistics
Đặc điểm của hệ thống kéo trong hoạt động logistics

Vừa xong bạn đọc đã được cập nhật đầy đủ khái niệm và bản chất đặc điểm của hệ thống kéo đẩy trong logistics. Như thế sẽ rất dễ dàng để tìm ra sự khác biệt giữa hai chiến lược này. Muốn phát triển logistics nói chung, nhất định bạn phải nắm rõ những điểm mấu chốt tạo nên khác biệt giữa push và pull để từ đó tập trung vào chính những điểm khác biệt đó mà phục vụ cho nhu cầu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

2. Phân biệt rõ hệ thống đẩy kéo trong logistics

Hai chiến lược đẩy và kéo nghe từ cách gọi đã nhận thấy chúng không chỉ khác biệt mà còn nằm trong mối tương quan đối lập nhau. Vậy những khác biệt, thậm chí là đối lập đó được thể hiện như thế nào? Cùng phân tích chi tiết thông qua nội dung chi tiết ngay bên dưới đây.

Tìm ra điểm khác biệt giữa hệ thống kéo và đẩy trong lĩnh vực logistics
Tìm ra điểm khác biệt giữa hệ thống kéo và đẩy trong lĩnh vực logistics

Hệ thống đẩy mang tới chiến lược pr - quảng cáo cho sản phẩm hướng sự tập trung đầu tư vào trung gian. Hệ thống kéo lại tạo chiến lược tiếp thị dựa vào sự nỗ lực kết nối với khách hàng. Nếu như hệ thống kéo thường là do khách hàng chủ động yêu cầu về thông tin, lựa chọn mua sản phẩm thì ngược lại, hệ thống đẩy hoàn toàn không có yêu cầu đó và cũng chẳng phát sinh bất kỳ “cuộc giao tiếp” nào giữa doanh nghiệp với khách. Muốn bán hàng hiệu quả thì hệ thống đẩy phải rất nỗ lực “đi tìm” khách hàng để giúp họ biết đến và kích thích mua sản phẩm. 

Mục đích của hệ thống đẩy push trong logistics là giúp người tiêu dùng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chiến lược kéo sẽ thiên về khuyến khích người khách hàng chủ động chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp họ dựa vào lòng tin, sự thiện chí từ khách đã được xây dựng từ trước đối với sản phẩm, thương hiệu.

Chiến lược đẩy sẽ dùng tới các phương pháp như tiền bạc, hoạt động bán hàng hay các chương trình xúc tiến thương mại, … nhằm tạo động lực cho những đối tác kênh để có thể vừa quảng bá vừa phân phối tới khách hàng sản phẩm của công ty. Nhưng vẫn dùng đối tác kênh, hệ thống kéo lại sử dụng các hình thức để khiến cho khách chủ động đặt ra yêu cầu được mua sắm hay nắm bắt thông tin từ đối tác kênh. 

Kéo - đẩy trong logistics khác nhau ra sao?
Kéo - đẩy trong logistics khác nhau ra sao?

Chưa hết, hệ thống đẩy dồn sự tập trung cho việc phân bố nguồn lực còn hệ thống kéo lại có mối quan tâm tới khả năng đáp ứng. Với chiến lược đẩy người ta phải thực hiện trong một quãng thời gian dài nhưng ngược lại, chiến lược kéo thì chỉ cần trải qua một khoảng thời gian rất ngắn đã có thể bán được rất nhiều sản phẩm.

Rất nhiều doanh nghiệp đa quốc gia lớn như Nike, Intel, Coca cola, … đều tận dụng lợi thế của cả hai chiến lược push và pull để tạo ra sự phát triển toàn diện cho chuỗi cung ứng của toàn doanh nghiệp. Cả hai sẽ cùng xây dựng nên nhu cầu nơi khách hàng. Như thế, hệ thống kéo đẩy trong logistics luôn có một sức mạnh lớn để đem lại giá trị phát triển bền vững mà đơn vị nào cũng mong muốn. Mong rằng, với những chia sẻ đã nêu về hệ thống kéo đẩy trong logistics, mỗi một ông chủ đều sẽ tận dụng tốt nhất những điềm khác biệt đến trái ngược của cặp bài trùng này để từ đó sở hữu những chiếc chìa khóa vàng mở ra cơ hội đưa doanh nghiệp của mình tiến xa hơn nữa trên hành trình phát triển.

Các nhân tố ảnh hưởng đến logistics gồm những gì?

Cập nhật ngay top các nhân tố ảnh hưởng đến logistics để có thể tận dụng triệt để những tác động tích cực và hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực từ chúng. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn đọc nội dung này một cách sâu sắc và chi tiết nhất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến logistics

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.