Một trong những câu hỏi phỏng vấn thông thường nhất là yêu cầu bạn miêu tả bản thân mình trước nhà tuyển dụng. Các biến thể của chủ đề này bao gồm các câu hỏi: “Hãy nói về bản thân bạn?”, “Bạn miêu tả bản thân mình như thế nào?” hoặc “Những người khác miêu tả bạn như thế nào?”
Mặc dù các câu hỏi này đều khá thông thường, nhưng câu trả lời không đơn giản chút nào. Cách tốt nhất để miêu tả bản thân bạn là gì? Những từ ngữ nên sử dụng khi bạn trả lời là gì?
Chú ý: Trả lời câu hỏi này đúng cách, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn không chỉ có năng lực, nhận thức được các kỹ năng của mình mà còn là sự lựa chọn thích hợp với nhóm, công ty.
Trả lời câu hỏi này sai cách, bạn sẽ trở nên thiếu chuẩn bị, kiêu ngạo hoặc thiếu tự tin trong mắt nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng yêu cầu bạn miêu tả bản thân vì một số lý do sau. Đầu tiên, họ muốn biết liệu bạn có phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty không. Tiếp theo, họ hy vọng rằng câu trả lời của bạn sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách bạn nhìn nhận bản thân, từ đó có thể giúp họ đánh giá cá nhân, sự tự tin và phong thái của bạn.
Rõ ràng điều quan trọng nhất ở đây là làm nổi bật các điểm mạnh của bạn khi trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, cùng với sự tích cực, bạn cũng nên trung thực và thẳng thắn về lý do tại sao bạn phù hợp với công ty. Đây là cơ hội để bạn quảng bá bản thân cho người phỏng vấn và thể hiện vì sao bạn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí ứng tuyển.
Để sẵn sàng trả lời câu hỏi này, hãy tạo một danh sách các tính từ và cụm từ mà bạn thấy mô tả bản thân mình đúng nhất. (Bạn thậm chí có thể hỏi ý kiến gia đình và bạn bè của mình.) Sau đó, so sánh chúng với bản mô tả công việc, khoanh tròn tất cả các tính từ và cụm từ trong danh sách có liên quan nhất đến vị trí đó.
Với một danh sách các thuật ngữ và ví dụ trong đầu, bạn sẽ sẵn sàng trả lời mọi dạng câu hỏi phỏng vấn. Bằng cách liên kết trình độ bản thân với công việc ứng tuyển, bạn sẽ thể hiện được mình có các kỹ năng và tính cách phù hợp cho vị trí đó.
Ví dụ: dưới đây chúng tôi có một danh sách các tính từ mô tả ứng viên, tin tuyển dụng và câu trả lời mẫu mô tả người đó phù hợp với công việc như thế nào.
Danh sách tính từ:
Tính phân tích
Điềm tĩnh
Tự tin
Biết hợp tác
Đáng tin cậy
Có định hướng một cách chi tiết
Thành tích cao
Có động lực
Có tổ chức
Tự làm việc được
Làm việc nhóm tốt
Am hiểu công nghệ cao
Tin tuyển dụng: Cần tìm một nhân viên mới, am hiểu công nghệ, tự tin, người có thể làm việc tốt cả độc lập và theo nhóm. Yêu cầu đã có kinh nghiệm bán hàng. Phải có khả năng đạt được các mục tiêu bán hàng thông qua việc tìm kiếm và tạo ra khách hàng tiềm năng, có đạo đức làm việc rõ ràng và kỹ năng giao tiếp tốt. Ứng viên lý tưởng cần sở hữu bằng cấp và có kinh nghiệm. Tuy nhiên với những ứng giỏi, việc hiện tại mới làm bằng sẽ được xem xét.
Câu trả lời mẫu: Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm của tôi trong ngành bảo hiểm cùng khả năng đáp ứng và làm tăng các mục tiêu doanh số khiến tôi phù hợp với vị trí này. Ở công việc gần nhất, với tinh thần làm việc mạnh mẽ, tôi đã sử dụng các kỹ năng phân tích và kỹ thuật để giúp nhóm mình vượt qua các mục tiêu kinh doanh trong ba quý đầu hoạt động.
Khi trả lời câu hỏi này, hãy chắc chắn rằng câu trả lời của bạn phù hợp với kinh nghiệm làm việc bản thân và công việc mà bạn đang ứng tuyển. (Nói cách khác, đừng chỉ dùng y nguyên các mẫu có sẵn, hãy điều chỉnh để thể hiện kỹ năng cụ thể của bạn.
Ví dụ 1: Tôi là một con người của xã hội. Tôi thực sự thích gặp gỡ, làm việc với nhiều người khác nhau. Tôi được biết đến là một người biết lắng nghe và giao tiếp rõ ràng, cho dù là nói chuyện với đồng nghiệp hay tương tác với khách hàng.
=> Ngoài việc nhấn mạnh các tiêu chuẩn cần thiết cho công việc, câu trả lời này cho thấy ứng viên là một người rất thú vị để làm việc cùng.
Ví dụ 2: Tôi là kiểu người có thể thực hiện các nhiệm vụ khó một cách chính xác. Tôi luôn chú ý đến tất cả các chi tiết của một dự án. Tôi luôn đảm bảo rằng mọi công việc đều được hoàn thành tốt và đúng thời hạn.
=> Trong một môi trường làm việc yêu đáp ứng thời hạn, khả năng hoàn thành công việc đúng thời gian là rất cần thiết nhưng không đủ để thành công. Ứng viên tốt nhất sẽ có thể chứng minh họ không chỉ hoàn thành công việc đúng hạn, mà còn hoàn thành nó một cách xuất sắc.
Ví dụ 3: Tôi là một người thích khám phá sáng tạo. Tôi thích suy nghĩ các giải pháp cho những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Tôi cũng có tư tưởng khá mở về những gì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho công việc. Sự sáng tạo đã khiến tôi trở thành một trưởng nhóm làm việc hiệu quả vì tôi có thể lường trước được vấn đề và đổi mới các giải pháp.
=> Câu trả lời cho thấy ứng viên hiểu được tầm quan trọng của sự sáng tạo trong cả lý thuyết lẫn thực tế. Ứng viên đang chứng minh rằng sự sáng tạo của mình có thể tạo ra kết quả tốt cho công việc.
Ví dụ 4: Tôi là một người cực kỳ có tổ chức và tập trung vào việc tạo ra kết quả cuối cùng. Tôi rất thực thế khi đặt ra mục tiêu và luôn cố gắng phát triển các hướng để vượt quá mục tiêu đó một cách hiệu quả.
=> Có ranh giới và nhận thức bản thân tốt là chìa khóa giúp bạn thiết lập mục tiêu hiệu quả. Hơn nữa, ứng viên này cũng nhấn mạnh mình thường vượt quá mục tiêu của bản thân - nghĩa là họ không đặt mức mục tiêu thấp để đạt được nó.
Ví dụ 5: Tôi thích giải quyết các vấn đề, khắc phục sự cố và đưa ra các giải pháp kịp thời. Tôi phát huy rất tốt khi làm việc nhóm và tôi nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp hiệu quả với người khác đã thúc đẩy khả năng giải quyết nhiều vấn đề của tôi.
=> Hầu hết các công ty đều có môi trường làm việc theo nhóm. Câu trả lời này cho thấy sự hiểu biết về điều đó và khả năng hoàn thành công việc hiệu quả khi hợp tác với người khác của ứng viên.
Hãy tận dụng phần mô tả công việc. So sánh trình độ bản thân với bản mô tả công việc để thấy được mình phù hợp với công việc cụ thể đó, không chỉ bất kỳ công việc tương tự nào trong lĩnh vực này.
Kể một câu chuyện. Chọn hai hoặc ba kỹ năng phù hợp nhất với vị trí công việc và nghĩ về thời điểm thích hợp để bạn chứng minh từng đặc điểm đó.
Tập trung vào những phẩm chất khiến bạn trở thành ứng viên lý tưởng cho công việc và công ty. Khi trả lời, hãy ghi nhớ loại vị trí bạn đang phỏng vấn, văn hóa công ty và môi trường làm việc. Tuy nhiên, sẽ không tốt lắm nếu bạn chỉ đơn giản liệt kê một danh sách các lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí đó.
Thay vào đó, hãy trả lời bằng một vài tính từ hoặc cụm từ tích cực mô tả đặc điểm cá nhân hoặc tính cách của bạn. (Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu hỏi tương tự: "Bạn sẽ sử dụng ba tính từ nào để mô tả bản thân?")
Những gì không nên nói
Đừng sa vào việc đưa ra nhiều ví dụ ngay lập tức. Thông thường, bạn không cần đưa ra ví dụ cho tất cả các đặc điểm, kỹ năng được nhắc đến. Nhà tuyển dụng sẽ muốn có một câu trả lời tương đối ngắn gọn cho câu hỏi này.
Tuy nhiên, nếu lúc bạn đưa ra câu trả lời rồi mà người phỏng vấn vẫn chờ mong thêm điều gì đó, bạn có thể bổ sung các ví dụ từ kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. Người phỏng vấn thậm chí có thể yêu cầu bạn mở rộng câu trả lời bằng cách đưa ra nhiều ví dụ khác nữa.
Đừng kéo dãn sự thật. Bạn nên định hình câu trả lời của mình sao cho phù hợp với công việc cụ thể, nhưng tính xác thực vẫn rất quan trọng. Câu trả lời của bạn phải mang tính tích cực nhưng chân thực.
Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo
Điểm mạnh nhất của bạn là gì?
Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Những quyết định khó khăn nhất bạn từng làm là gì?
Liên hệ trình độ bản thân với bản mô tả công việc. Gây ấn tượng với người phỏng vấn bằng cách nhấn mạnh các kỹ năng phù hợp với mô tả công việc.
Tìm hiểu trước về văn hóa công ty. Môi trường làm việc, các giá trị, thậm chí cả bố cục, không gian văn phòng, đều là một phần của văn hóa công ty và chúng quan trọng như nhau. Hãy chứng tỏ rằng bạn sẽ tỏa sáng trong môi trường đó.
Hãy trung thực. Đừng kéo dãn sự thật hoặc nói về những phẩm chất không phải là điểm mạnh nhất của bạn.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ