close
cách
cách cách cách cách cách

Hacker là gì? Bạn biết gì về hacker và có những loại hacker nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hacker là gì? Kể từ khi sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng nở rộ thì hacker cũng trở thành thuật ngữ phổ biến hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết cũng như hiểu đúng về khái niệm hacker là gì. Vậy, hacker là gì và hacker được chia thành những loại nào? Và liệu có phải cứ là hacker thì sẽ “đều xấu” hay không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp về hacker qua bài viết sau đây nhé!

1. Câu trả lời chính xác cho hacker là gì?

Khi nói tới hacker, người ta thường nghĩ đến những đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm vào hệ thống máy tính của các cơ quan Chính phủ, Ngân hàng hay những doanh nghiệp lớn để đánh cắp thông tin hay tạo lỗ hổng bảo mật của những hệ thống này với mục đích xấu. Và chính sự tưởng này đã khiến cho hacker được gắn một cái mác người xấu và khó có thể “tẩy trắng" được trong tiềm thức của mỗi người.

Hacker là gì
Hacker là gì

Với cách hiểu như trên thì đây cũng là một cách hiểu khá đúng về hacker. Theo từ điển Cambridge thì hacker được định nghĩa là “is someone who uses a computer to access information stored on another computer system without permission, or to spread a computer virus”. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “người thực hiện việc truy cập vào thông tin lưu trữ trên hệ thống máy tính của người khác mà không được cho phép hoặc để phát tán virus".

Còn Wikipedia thì định nghĩa về hacker như sau: “Hacker còn gọi là tin tặc, là người hiểu rõ về hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính để làm thay đổi, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau”.

Có thể thấy rằng, hacker có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa. Tuy nhiên, tựu chung lại thì hacker vẫn là thuật ngữ chỉ những người có sự hiểu biết về hệ thống máy tính và thường truy cập một cách trái phép vào hệ thống của người khác để thực hiện những công việc tốt, xấu khác nhau. Những người được gọi là hacker thường là những lập trình viên hay những người viết phần mềm, sử dụng máy tính ở mức độ cao hơn. Họ hiểu rõ được hệ thống máy tính và có khả năng phát hiện hay tạo ra lỗ hổng trong an ninh máy tính để xâm phạm vào các thông tin được bảo mật một cách trái phép.

Định nghĩa chi tiết về hacker
Định nghĩa chi tiết về hacker

Và dựa trên thực tế hiện nay thì ta có thể thấy rằng hacker thường là những người giỏi về công nghệ và rất thông minh. Họ có sự nhạy bén và tư duy cực kỳ nhanh nhạy. Chính vì thế mà việc hack thông tin ban đầu có thể là một thử thách, nhưng sau đó họ trở nên thuận tay hơn và bắt đầu với sự nghiệp hacker của mình. Một số cái tên hacker nổi tiếng có thể kể đến như Adrian Lamo, Kevin Poulson hay ở Việt Nam chính là Hiếu PC,... 

2. Cách phân loại hacker hiện nay

Thực tế thì hacker cũng được phân chia thành nhiều loại hacker khác nhau. Hiểu nôm na thì đó là “có hacker this và cũng có hacker that”. Vì thế mà tuỳ từng đối tượng hacker cụ thể mà họ cũng sẽ có trình độ và đạo đức nghề nghiệp khác nhau.

2.1. Phân loại hacker dựa trên hành động thâm nhập

Dựa trên hành động thâm nhập thì hacker được chia làm các loại cụ thể như sau:

2.1.1. Hacker mũ trắng 

Các loại hacker hiện nay
Các loại hacker hiện nay

Hacker mũ trắng còn gọi là White hat. Đây là những hacker có đạo đức nghề nghiệp rất tốt khi công việc của họ chủ yếu để phục vụ cho việc bảo mật hệ thống thông tin. Tìm kiếm những lỗ hổng để đưa ra cách bảo vệ tốt nhất, nâng cấp và giúp cho hệ thống có được sự bảo mật một cách tối đa. Những hacker mũ trắng thường có chuyên môn về công nghệ thông tin cao, có sự hiểu biết rộng về khoa học máy tính. Đặc biệt, họ là người có lý tưởng và hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân với nghề nghiệp của mình.

2.1.2. Hacker mũ đen

Ngược lại với hacker mũ trắng chính là hacker mũ đen. Họ là những người thực hiện các hành vi xâm nhập vào hệ thống máy tính với mục đích xấu. Đó có thể là tạo ra lỗ hổng bảo mật, đánh cắp thông tin hay làm lây lan virus,.... nhằm chuộc lợi về cho chính mình. 

Đối tượng hướng đến của các hacker mũ đen rất đa dạng. Từ cơ quan Chính phủ, các tổ chức nổi tiếng, các doanh nghiệp lớn, người nổi tiếng hay thậm chí là cả những người bình thường. Miễn là có thể thu về được lợi ích thì hacker mũ đen đều làm. Bao gồm việc crack game, phần mềm để cung cấp bản miễn phí hay giá rẻ hơn cho người dùng.

2.1.3. Một số hacker khác

Hacker mũ xám hay grey hat được gọi là hacker nằm giữa hacker mũ trắng và mũ đen. Tức là họ cũng thâm nhập vào hệ thống máy tính, website một cách bất hợp pháp nhưng lại không hoàn toàn mang ý nghĩa phá hoại, đôi khi họ thâm nhập không để làm gì.

Phân loại hacker theo hành động
Phân loại hacker theo hành động

Số lượng các hacker mũ xám rất đông đảo. Tuy nhiên, điều người ta quan tâm nhiều hơn lại là hacker mũ đen. Và mặc dù đôi lúc, hacker mũ xám cũng làm việc chính nghĩa, chống lại mũ đen, thế nhưng, họ không bao giờ nhận mình là hacker mũ trắng.

Một khái niệm khác chính là hacker mũ xanh. Thuật ngữ này để chỉ những người tập tành làm hacker hay còn gọi là newbie. Họ mong muốn trở thành một hacker chuyên nghiệp, vì thế mà họ nằm vùng ở các nhóm để có thể nghe ngóng thông tin cho mình. Hacker mũ xanh được ví như những đứa trẻ tập làm người lớn và trưởng thành.

2.2. Phân loại hacker dựa trên lĩnh vực

2.2.1. Hacker là lập trình viên

Trường hợp hacker là lập trình viên giỏi thì họ là những người có sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ lập trình cũng như có khả năng lập trình vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.

Theo một cách tính cực, những hacker thuộc diện này sẽ đưa ra được những chương trình, phần mềm đặc thù mang đến hiệu quả cao với sự sáng tạo, không tuân theo những quy tắc thông thường.

Mặc dù vậy cũng sẽ có một số hạn chế nhất định đó là phong cách làm việc. Các hacker này khi đã giải quyết được vấn đề và vượt qua được các thử thách thì họ sẽ có xu hướng bỏ qua những phần còn lại và dẫn đến việc khó hoàn thiện các chi tiết của chương trình. 

Phân loại hacker theo lĩnh vực
Phân loại hacker theo lĩnh vực

Sự khó khăn trong quá trình cộng tác với những hacker này sẽ khiến cho công ty khó khăn khi tìm người thay thế nếu như người đó rời bỏ vị trí. Đặc biệt là khi họ không hề ghi chép lại cẩn thận các chương trình đã viết ra.

2.2.2. Hacker là reverse engineering

Reverse engineering hay còn gọi là kỹ nghệ đảo ngược. Những hacker có sự hiểu biết chuyên sâu về mảng này sẽ có kỹ năng trong việc tìm được những lỗ hổng về bảo mật của phần mềm hay các thiết bị điện tử. Không những vậy, với reverse engineering thì các hacker còn có thể thực hiện việc bẻ khóa phần mềm, tìm ra các phương thức mã hóa/giải mã code. Chính vì thế mà hacker thuộc dạng này sẽ là đối thủ rất đáng quan tâm và chú ý.

2.2.3. Hacker là chuyên gia về mạng và hệ thống

Đây là những hacker có kiến thức và kỹ năng về mạng, các giao thức và hệ thống mạng. Họ biết cách tìm ra được lỗ hổng từ mạng và đột nhập vào trong hệ thống. Tuy vậy, đây cũng sẽ là những chuyên gia có thể hoàn thiện và tối ưu được hệ thống mạng.

2.2.4. Hacker về phần cứng

Với những hacker được xem là chuyên gia về phần cứng thì họ sẽ có khả năng trong việc sửa đổi hệ thống phần cứng để cải thiện, bổ sung thêm những chức năng có phần đặc biệt hơn so với thiết kế ban đầu. 

Hacker là chuyên gia phần cứng
Hacker là chuyên gia phần cứng

3. Dấu hiệu gì cho biết bạn có bị hacker nhòm ngó hay không?

Khi đã hiểu được hacker là gì thì dấu hiệu để nhận biết sự tấn công của hacker là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn có thể kịp thời ngăn cản được việc bị đánh cắp thông tin hay xảy ra các trường hợp không mong muốn khác.

Một số dấu hiệu nhận biết sự nhòm ngó của hacker với bạn có thể kể đến như sau:

- Xuất hiện có thêm chương trình/ứng dụng mới trong máy

Nếu bạn mở máy và vô tình phát hiện trong laptop, máy tính của mình có thêm ứng dụng hay chương trình mới nào đó thì rất có thể bạn đã bị hacker tấn công. Và để ngăn ngừa trường hợp xấu có thể xảy ra thì bạn nên gỡ hoặc xóa bỏ các tập tin đó và đưa máy đi kiểm tra. Như vậy sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều bởi không biết hacker sẽ có thể làm gì với thông tin và tài liệu trong máy của bạn.

- Bị thay đổi mật khẩu

Mật khẩu các tài khoản online của bạn bị thay đổi thì đây chính là dấu hiệu cho thấy hacker đã tấn công bạn. Bởi khi một kẻ tấn công vào một tài khoản thì điều đầu tiên thực hiện sẽ là thay đổi mật khẩu. Do đó mà bạn cần cảnh giác hơn với những tài khoản mạng xã hội của mình.

- Virus email/tin nhắn được gửi tự động

Dấu hiệu cho thấy bạn bị hacker nhòm ngó
Dấu hiệu cho thấy bạn bị hacker nhòm ngó

Khi tài khoản của bạn bị tấn công, các hacker sẽ lây lan virus đó sang hệ thống máy khác bằng cách dùng tài khoản của bạn để gửi email, tin nhắn cho tất cả những người quen khác của bạn. Từ đó, những con virus này sẽ được lan truyền rộng rãi hơn.

- Tốc độ mạng chậm

Nếu bạn cảm thấy tốc độ kết nối internet của mình đang chậm một cách không bình thường thì đó có thể là do hacker đang xâm nhập hệ thống của bạn và tiến hành việc lan truyền virus sang các hệ thống máy tính khác. 

- Xuất hiện các chương trình không rõ nguồn gốc

Khi máy tính của bạn tự dưng xuất hiện các chương trình lạ yêu cầu truy cập vào hệ thống thì tốt nhất bạn không nên thực hiện sự cho phép. thay vào đó, nên gỡ và xóa bỏ để có thể diệt được phần nào virus trong máy của mình.

- Các chương trình bảo vệ bị gỡ

nếu như máy tính đã bị hacker tấn công thì các chương trình bảo mật của bạn rất có khả năng bị gỡ bỏ hoàn toàn. Điều này nhằm mục đích giúp cho các virus có thể hoàn toàn kiểm soát và khống chế được máy tính, hệ thống của bạn. 

Các chương trình bảo vệ bị gỡ
Các chương trình bảo vệ bị gỡ

4. Làm gì để có thể ngăn chặn được hacker?

Với định nghĩa về hacker là gì và biết được những điều hacker sẽ làm thì việc ngăn chặn hacker sẽ là điều giúp bạn bảo mật được thông tin của chính mình. Và để làm được điều đó thì bạn sẽ cần:

- Thường xuyên cập nhật phần mềm

Những phần mềm bảo mật, diệt virus rất cần được nâng cấp thường xuyên để tăng được hiệu quả bảo mật thông tin và có thể đối phó được với những con virus cấp cao hơn. Từ đó tránh được khả năng bị hacker lợi dụng và tạo ra lỗ hổng trong hệ thống.

- Chỉ sử dụng phần mềm khi rõ nguồn gốc

Các phần mềm không rõ nguồn gốc, bản quyền là một nhân tố tạo nên sự lây lan nhanh chóng của virus. Do vậy mà bạn chỉ nên sử dụng phần mềm cung cấp rõ ràng thông tin về bản quyền, nguồn gốc xuất xứ mà thôi.

Điều này bao gồm cả việc truy cập hay click vào những đường link cũng vậy. Chỉ những đường link rõ ràng về nguồn gốc và có tính an toàn cao thì bạn mới nên truy cập.

- Không nhập mật khẩu ở những nơi không an toàn

Các website không chính thống sẽ là những trang web không đảm bảo và không an toàn. Chính vì thế mà bạn không nên nhập bất cứ mật khẩu nào của mình ở những trang web như vậy. Những trang web chính thống sẽ có thêm chữ “s” cuối http, vì thế mà khi truy cập vào những website này thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc nhập mật khẩu, thông tin tương ứng.

Không truy cập vào đường link không an toàn
Không truy cập vào đường link không an toàn

Về cơ bản thì hacker là những người có trình độ tin học giỏi và cao siêu. Ban đầu, có thể đơn giản là họ thách thức giới hạn của bản thân và sau đó là phục vụ cho những lợi ích cá nhân của mình. Tuy nhiên, không phải hacker nào cũng xấu hay tất cả hacker đều tốt. Việc trở thành hacker mũ trắng hay hacker mũ đen sẽ còn tùy thuộc vào sự định hướng, nhận thức và lựa chọn của mỗi người.

Trên đây chính là toàn bộ thông tin tổng hợp về hacker. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu được hacker là gì cũng như những vấn đề xoay quanh hacker bạn nên biết.

ASMR là gì? Tại sao ASMR trở nên kích thích đối với con người?

ASMR là gì? Các video ASMR đều có sức hút rất lớn với người xem, tại sao lại vậy? Cùng khám phá về ASMR để lý giải về sức hút của thể loại video này qua bài viết dưới đây nhé!

ASMR là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.