close
cách
cách cách cách cách cách

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào là hợp lý

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một phần không thể thiếu để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát nhất về ứng viên. Vậy giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào là vừa đủ, đủ thông tin, đủ ấn tượng, đủ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cùng theo dõi những bí kíp đó qua bài viết dưới đây của Việc làm 123 nhé. 

1. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào?

1.1. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Câu hỏi đầu tiên khi bắt đầu một buổi phỏng vấn mà hầu hết các nhà tuyển dụng dành cho ứng viên chính là “Hãy giới thiệu bản thân bạn”. Câu hỏi này không những có mục đích xác nhận lại thông tin cơ bản về đối tượng phỏng vấn như tên, tuổi,..mà còn giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn bao quát nhất về con người ứng viên như ngành nghề theo đuổi, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, tính cách nổi bật.

Câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản này nhưng đôi khi lại khiến ứng viên cảm thấy lúng túng. Mình nên nói gì đây? Những thông tin cơ bản? Nhưng không đủ sức tạo ấn tượng? Liệu có quá khô khan? Hay giới thiệu về tiểu sử bản thân? Liệu có quá dài dòng? Vậy giới thiệu như nào là vừa đủ để không làm lãng phí thời gian, cũng không quá ngắn gọn, cụt lủn, để có thể tiếp tục duy trì không khí tốt cho phần tiếp theo của buổi phỏng vấn.

Phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn vừa đủ bao gồm những thông tin sau:

  • Tên, tuổi bản thân

  • Chuyên ngành học

  • Kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương

  • Khả năng của bản thân để hoàn thành tốt công việc ở vị trí ứng tuyển

  • Một số sở thích liên quan

Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên lựa chọn những người có mong muốn gắn bó lâu dài với công việc vì vậy hãy thể hiện bản thân rất hào hứng với vị trí ứng tuyển này và muốn phát triển bản thân từ công việc trong tương lai dài. 

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

1.2. Ví dụ tham khảo

Ví dụ để bạn tham khảo một phần trả lời vừa đủ khi giới thiệu bản thân như sau:

Ví dụ 1: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn với người đã có kinh nghiệm

“Tôi tên là Nguyễn Văn A, năm nay 25 tuổi. Tôi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành năm 2017 với tấm bằng Khá. Tôi đã có 5 năm kinh nghiệm cho công việc hướng dẫn viên du lịch các tour trong và ngoài nước ở công ty Du lịch ABC. Trước đó, quãng thời gian sinh viên tôi cũng từng tham gia nhiều dự án về nghiên cứu và phát triển tour,tuyến du lịch.

Hiện nay, tôi muốn ứng tuyển vào vị trí điều hành tour du lịch của công ty để phát triển thêm khả năng điều hành của bản thân. Tôi tự tin là người có khả năng giao tiếp tốt, tiếng Anh thành thạo, thông thuộc nhiều điểm tuyến du lịch trong nước. “

Ví dụ 2: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dành cho sinh viên mới ra trường

“Em tên là Nguyễn Mỹ Linh, là sinh viên vừa mới tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh trường Đại học Thương Mại. Em muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh của công ty để học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc thực tế. Trước đó em cũng từng làm cộng tác viên bán hàng tại công ty XYZ được 1 năm.

Em tự thấy bản thân là người năng động, hoạt bát, thích nghi tốt, khả năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt. Vì vậy, em nghĩ mình có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới và thúc đẩy doanh số bán hàng cho quý công ty.”

Ví dụ 3: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ngành kỹ thuật

“Tên tôi là Trần Văn Nam, năm nay 27 tuổi. Tôi đã làm việc 5 năm ở vị trí nhân viên IT trong tập đoàn ABC. Do muốn phát triển bản thân ở môi trường làm việc mới nên tôi muốn ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kỹ thuật của công ty. 

Ở công ty cũ, tôi cũng nhiều lần quản lý đội, nhóm để thực hiện dự án nên tôi tự tin về khả năng dẫn dắt, quản lí của mình. Đồng thời, kỹ năng IT của tôi cũng được trau dồi rất nhiều trong quá trình làm việc thực tiễn, nên tôi tự tin có thể xử lý các vấn đề kỹ thuật trong công ty.” 

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Ví dụ 4: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh

Ở nhiều vị trí tuyển dụng, buổi phỏng vấn sẽ diễn ra hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bởi vậy, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh để có thể tự tin giao tiếp trôi chảy.

“ Good morning, my name is Nguyen Thi Linh. I have been working as a hotel receptionist for 3 years. I am proficient in welcoming guests, performing check-in, check-out procedures, managing customer records, and making hotel revenue reports.

I am considered to be a person with good communication ability, open-mindedness, and a professional manner. I am confident I can do a good job as a receptionist in your business. Hopefully in the new working environment, I can maximize my potential.

Dịch:

(Chào buổi sáng, tên tôi là Nguyễn Thị Linh. Tôi đã làm việc ở vị trí lễ tân khách sạn trong 3 năm. Tôi đã thành thạo trong nghiệp vụ chào đón khách, thực hiện thủ tục check-in, check-out, quản lý hồ sơ khách hàng, làm báo cáo doanh thu của khách sạn. 

Tôi được đánh giá là người có khả năng giao tiếp tốt, cởi mở, tác phong chuyên nghiệp. Tôi tự tin có thể làm tốt công việc lễ tân ở trong doanh nghiệp của bạn. Hy vọng ở môi trường làm việc mới, tôi có thể phát huy hết khả năng của mình.)

2. Lưu ý giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Khi trả lời câu hỏi “Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn”, bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể đưa ra câu trả lời vừa đủ, ấn tượng:

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Trả lời ngắn gọn, trọng tâm

Nhà tuyển dụng chỉ trông mong một câu trả lời ngắn gọn mà vẫn đầy đủ thông tin cần thiết chứ không phải một câu trả lời lan man, không đúng trọng tâm. Đừng kể lể quá dài dòng về tiểu sử bản thân, công việc cũ, ấn tượng với sếp, đồng nghiệp, lý do nghỉ việc,....mà hãy nêu bật những vấn đề trọng tâm nhất.

Bạn nên nhớ rằng câu hỏi “Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn” mới chỉ là câu hỏi đầu tiên mà thôi. Còn rất nhiều những câu hỏi phỏng vấn trọng tâm ở phía sau nữa. vì vậy, đừng để nhà tuyển dụng “mất kiên nhẫn” với bạn ngay từ câu hỏi đầu tiên này.

Trả lời ngắn gọn, trọng tâm là điều cần thiết nhưng cũng không nên quá ngắn gọn, cụt lủn, chỉ nêu tên tuổi, mà không có bất cứ thông tin nào khác gây ấn tượng và tạo điểm khác biệt để nhà tuyển dụng ghi nhớ về con người bạn. Thông thường, câu trả lời thường từ 5-7 câu được xem là câu trả lời vừa đủ, không quá ngắn, không quá dài, cũng vừa đủ để bạn trình bày những thông tin nổi bật về bản thân. 

Tránh những chi tiết cá nhân

Vì đây là cuộc phỏng vấn cho vị trí trong công việc, nên đừng nêu những thông tin quá chi tiết về cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ của bạn. Nó vừa làm mất thời gian của cả đôi bên lại thể hiện bạn là người không có sự chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng chắc chắn không mong đợi những câu trả lời không liên quan đến công việc như tình trạng hôn nhân, con cái, hoàn cảnh sống, thậm chí là quan điểm cá nhân của bạn.

Trả lời tập trung vào kỹ năng công việc 

Hãy đứng ở góc độ nhà tuyển dụng để nhìn nhận xem họ cần gì từ bạn. Sau đó hãy tập trung vào những kỹ năng đó và khiến bản thân bạn trở nên nổi bật. Tập trung vào những điều sau chắc chắn khiến bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Thứ nhất là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có được. Thứ hai, bạn tự tin có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân để làm tốt công việc được giao. Thứ ba, thể hiện mong muốn được gắn bó, phát triển bản thân ở môi trường làm việc chuyên nghiệp trong tương lai lâu dài. 

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Trả lời khác đi những gì viết trong CV

Nếu trong CV gửi nhà tuyển dụng bạn đã có phần giới thiệu bản thân, thì trong khi “Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn”, hãy thể hiện khác đi. Bạn có thể nêu lên một vài vị trí từng làm, trải nghiệm với vị trí đó, một vài kỹ năng bạn thấy tự tin nhất. Nếu như trong CV bạn chỉ mang tính chất liệt kê thì trong buổi phỏng vấn hãy đi sâu và làm rõ hơn những điều đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhớ kỹ bạn hơn, hiểu rõ về con người bạn và cũng dễ dàng đánh giá xem bạn có phải là ứng viên phù hợp hay không.

Đừng lặp lại y nguyên những gì viết trong CV, nó khiến hình ảnh của bạn trở nên tẻ nhạt, nhàm chán làm sao! Cần làm mới bản thân và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. 

Mỉm cười

Khi trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng, sự hồi hộp là tâm lý chung của tất cả ứng viên. Tuy nhiên, đừng để sự hồi hộp đó dẫn bạn đến tâm lý căng thẳng. Hãy thư giãn, thoải mái, mỉm cười, giống như bạn đang tham gia một buổi trao đổi giữa đôi bên.

Duy trì giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng để thể hiện sự tự tin. Sự né tránh trong ánh mắt có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang nói dối hoặc bạn đang do dự, thiếu tự tin. Tuy nhiên, cũng không nên nhìn chằm chằm bởi nó có thể khiến bạn trở nên khiếm nhã. Nếu không chỉ có một nhà tuyển dụng thực hiện cuộc phỏng vấn với bạn thì hãy phân bổ ánh mắt đều tới các nhà tuyển dụng. 

Hãy giữ giọng nói của bạn ở trạng thái giao tiếp tự tin nhất. Dù phẩn câu trả lời đã được bạn chuẩn bị rất kỹ ở nhà thì cũng không nên trả lời vanh vách như bạn đang trả bài vậy. Hãy kiểm soát tốc độ nói của mình. Dù có vấp váp, không được trơn tru thì hãy giữ thái độ lạc quan và tiếp tục nói. Đừng tự phá hỏng buổi phỏng vấn của bản thân chỉ vì những điều nhỏ nhặt nhé.

Như vậy, trên đây là bài viết tham khảo từ Vieclam123.vn về chủ đề “Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn”. Đây chỉ là phần rất nhỏ trong buổi phỏng vấn thôi, nhưng lại vô cùng quan trọng đấy nhé, bởi vì “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt” mà. Chúc các bạn dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn và có được vị trí công việc như ý.

>> Tìm hiểu thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.