Blog

[TỔNG HỢP] Thông tin về giấy khám sức khỏe định kỳ mới nhất

30/11/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khám sức khỏe định kỳ là điều mà bất kỳ người dân ở quốc gia nào cũng nên làm, nó không những giúp bạn theo dõi được tình hình bệnh lý mà còn giúp bạn kịp thời đưa ra phương án chữa trị đối với những bệnh nguy hiểm. Vậy giấy khám sức khỏe định kỳ là gì? Nó được sử dụng khi nào? Nội dung bên trong ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu.

1. Giấy khám sức khỏe định kỳ là gì?

Giấy khám sức khỏe định kỳ cũng giống như những mẫu giấy khám sức khoẻ đạt tiêu chuẩn bình thường khác, đây là nơi để bác sĩ ghi lại kết quả của từng danh mục bệnh lý để sau đó cho kết luận cuối cùng về bệnh lý của người được khám.

Mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ hiện nay được sử dụng khá phổ biến, nó giúp bạn nắm bắt được tình trạng bệnh lý của bản thân đồng thời từ việc phát hiện sớm sẽ ngăn chặn được các căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng nếu chẳng may mắc phải.

Sức khỏe là thứ quý giá nhất mà mỗi chúng ta nên trân trọng, có sức khoẻ bạn mới có thể học tập, làm việc và tham gia các hoạt động xã hội khác mà mình yêu thích. Vì vậy mà việc khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thông qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi người với chính bản thân của họ.

Giấy khám sức khỏe định kỳ là gì?

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt và hiệu quả hơn việc chữa bệnh, một người có vẻ bề ngoài ổn định, được đánh giá là khoẻ mạnh nhưng bên trong vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý, họ vẫn có thể mắc phải những chứng bệnh mà chẳng ai ngờ tới.

Khám sức khỏe định kỳ là điều nên được thực hiện thường xuyên, mỗi lần khám bạn sẽ nhận được kết quả trong mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể lưu giữ chúng để so sánh kết quả giữa nhiều lần khám khác nhau. Sự so sánh này chắc chắn cũng giúp bạn sớm đánh giá tình trạng sức khoẻ của mình có được cải thiện hay không.

2. Nội dung giấy khám sức khỏe định kỳ

Giấy khám sức khỏe định kỳ hay sổ khám sức khỏe định kỳ đều là những giấy tờ phản ánh tình trạng bệnh lý của người được khám. Trước khi tới các cơ sở y tế để khám, bạn cần tìm hiểu về mẫu giấy hoặc sổ khám sức khoẻ phù hợp để biết cách điền thông tin cho chuẩn xác.

Nội dung giấy khám sức khỏe định kỳ

Dưới đây là một số nội dung quan trọng cùng những hướng dẫn điền thông tin vào các phần cần thiết trong mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể tham khảo:

2.1. Phần Thông tin người được khám bệnh

Thực chất, mẫu giấy khám sức khỏe mà bạn nhận về từ nhân viên y tế là một mẫu dạng kê khai thông tin, trong đó có rất nhiều thông tin bao gồm phần dành cho người khám bệnh kê khai và phần dành cho bác sĩ ghi kết quả. Vậy người khám bệnh sẽ kê khai thông tin vào mục nào, sau đây là hướng dẫn cụ thể bạn nhé.

Ở trang đầu tiên, có các mục thông tin cơ bản của ứng viên như: 

- Họ và tên: Phần này bạn sẽ viết cả họ và tên đầy đủ bằng chữ in hoa theo giấy khai sinh

- Giới tính: Tích vào ô Nam hoặc Nữ phù hợp với giới tính của mình

- Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu kèm theo ngày cấp: Phần này chỉ việc sao chép ra thôi bạn nhé, nếu là học sinh chưa có giấy tờ tuỳ thân thì bạn có thể để trống

- Hộ khẩu thường trú: Là nơi đăng ký thường trú với địa phương, bạn sẽ ghi địa chỉ theo sổ hộ khẩu để cho chính xác nhé

- Chỗ ở hiện tại: Là nơi bạn đang ở, địa chỉ này có thể giống hoặc khác với hộ khẩu thường trú

- Nghề nghiệp: Bạn đang làm nghề gì thì ghi vào đây

Ví dụ: Nhân viên văn phòng, Công nhân hay Kỹ thuật,...

Phần Thông tin người được khám bệnh

- Nơi công tác, học tập: nếu đã đi làm bạn hãy ghi địa chỉ công ty hoặc đang đi học thì hãy ghi tên trường của mình bạn nhé

- Ngày bắt đầu vào học/làm việc ở đơn vị hiện tại: Hãy bình tĩnh và nhớ lại về ngày nhập học hoặc ngày được nhận vào làm chính thức với công việc hiện tại sau đó ghi vào đây bạn nhé

- Nghề/Công việc từng làm trước đây: Sẽ có phần “đất rộng” để bạn liệt kê các công việc từng làm trong vòng 10 năm trở lại, hãy ghi thật chính xác và cụ thể nhé

Xem thêm: Làm giấy khám sức khỏe Hải Phòng - địa chỉ uy tín không thể bỏ lỡ

2.2. Thông tin tiền sử bệnh lý

Phần Tiền sử bệnh lý sẽ chia thành 2 phần, gồm có tiền sử bệnh của gia đình và tiền sử bệnh tật của bản thân người được khám. Cách ghi chi tiết như thế nào mời bạn theo dõi nội dung sau đây:

-  Tiền sử bệnh tật của gia đình: Nếu có bất cứ ai trong gia đình mắc phải những bệnh nguy hiểm thì cần viết vào đây để việc chẩn đoán đạt kết quả tốt hơn

- Tiền sử bệnh tật bản thân: Ở phần này, bạn cần ghi tên bệnh, năm phát hiện nếu có thật chính xác, những thông tin này ảnh hưởng tới kết quả khám sức khỏe sắp tới của bạn.

Thông tin tiền sử bệnh lý

2.3. Các danh mục cần khám trong giấy khám sức khoẻ định kỳ

Có 3 phần cơ bản tương ứng với 3 danh mục lớn trong nội dung giấy khám sức khỏe định kỳ đó là: Khám thể lực, Khám lâm sàng và Khám cận lâm sàng. Ngoài ra ở bên dưới còn có một phần kết luận để bác sĩ trưởng khoa đưa ra kết quả cuối cùng. Cụ thể các khoa khám theo yêu cầu của Bộ Y tế đối với người khám sức khỏe định kỳ như sau:

- Phần I: Khám thể lực

Khám thể lực sẽ bao gồm các danh mục: Chỉ số chiều cao, cân nặng, chỉ số BMT, Mạch đập bao nhiêu lần/phút, Huyết áp và phần phân loại thể lực.

- Phần II: Khám lâm sàng

Khám lâm sàng sẽ có 5 mục nhỏ bao gồm: 

+) Khám Nội khoa (Tuần hoàn, Hô hấp, Tiêu hoá, Thận - Tiết niệu, Nội tiết, Cơ - Xương - Khớp, Thần kinh và Tâm thần). Mỗi loại sau khi có kết quả chỉ số cụ thể thì sẽ được bác sĩ đánh giá và phân loại cụ thể ở ngay bên dưới.

+) Khám Mắt: Kết quả khám thị lực không kính và có kính đối với từng mắt, các bệnh về mắt nếu có và cũng phân loại tương tự như trên.

+) Tai - Mũi - Họng: Bác sĩ sẽ ghi kết quả thính lực của tai trái và tai phải ở các mức độ nói bình thường và nói thầm.

Sau đó đưa ra chẩn đoán các bệnh về tai nếu có cùng với phân loại bệnh cụ thể.

+) Răng - Hàm - Mặt: Bác sĩ tiến hành khám hàm trên, hàm dưới sau đó đưa ra kết quả các bệnh về Răng - Hàm - Mặt nếu có.

+) Da liễu: Cũng tương tự như những danh mục khám trên, bác sĩ khám da và cho kết quả chẩn đoán.

- Phần III: Khám cận lâm sàng

Phần khám cận lâm sàng bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm như Xét nghiệm huyết học, Xét nghiệm Sinh hoá hoặc chụp X-Quang. Ngoài ra, người khám cũng sẽ thực hiện xét nghiệm khác khi có chỉ định riêng của bác sĩ.

Các danh mục cần khám trong giấy khám sức khoẻ định kỳ

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ ghi kết quả cuối cùng vào phần danh mục này để bạn nắm rõ tình trạng bệnh của mình.

- Phần IV: Kết luận

Ở mục kết luận, bác sĩ sẽ phân loại sức khỏe cho bạn, đồng thời ghi tên các bệnh lý mà bạn mắc phải kèm theo hướng xử lý để khắc phục.

3. Một vài lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe định kỳ

Để rút ngắn thời gian làm giấy khám sức khỏe định kỳ tránh thủ tục làm giấy khám sức khỏe rườm rà, bạn cần chú ý một vài điểm sau đây:

Thứ nhất, hãy đem theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân nếu đây là lần đầu khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế hợp pháp. Kèm theo 2 ảnh kích thước 4x6 được chụp với phông nền trắng bạn nhé.

Thứ hai, nếu có thẻ bảo hiểm y tế, hãy mang theo để được hỗ trợ về quyền lợi, tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu trước các quyền lợi của mình khi khám bệnh có thẻ bảo hiểm y tế để hỏi bác sĩ.

Thứ ba, ở những lần tiếp theo, khi đi khám sức khỏe định kỳ thì bạn chỉ cần nhớ đem theo sổ khám sức khỏe để bác sĩ ghi rõ tình trạng bệnh vào đó thay vì phải điền lại toàn bộ thông tin trong mẫu giấy khám sức khỏe khổ A3.

Một vài lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe định kỳ

Thứ tư, mỗi ngày sẽ có rất nhiều người có nhu cầu khám sức khỏe nói chung và khám sức khỏe định kỳ nói riêng, vì vậy mà bạn nên chủ động thời gian đến sớm lấy số và được khám trước.

Bạn đã rõ những nội dung xuất hiện trong giấy khám sức khỏe định kỳ sau khi đọc xong bài viết này? Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích mà vieclam123 mang đến để bất kỳ ai dù là lần đầu đi khám cũng không bị bỡ ngỡ về khoản điền thông tin.

Mẫu giấy khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế

Bạn có biết hiện tại có những mẫu giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế nào đang được thông hành? Thông tin này sẽ khá thú vị và bạn có thể khám phá ở bài viết mà vieclam123.vn chia sẻ bên dưới này.

Mẫu giấy khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn trình bày mẫu Sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội vụ
Nếu bạn thi tuyển cán bộ công chức vào Bộ Nội vụ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ thi tuyển, trong đó có mẫu sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội vụ.

16/12/2021

Làm giấy khám sức khỏe bệnh viện Bạch Mai cần lưu ý những gì?
Bạn đang có ý định đến khám tổng quát và làm giấy khám sức khỏe bệnh viện Bạch Mai. Bạn cần tìm hiểu kỹ quy trình làm giấy khám sức khỏe tại đây.

13/12/2021

Cập nhật hiện tượng làm giấy khám sức khỏe giá rẻ hiện nay
Giấy khám sức khỏe giá rẻ hay giấy khám sức khỏe kém chất lượng? Thực trạng sử dụng giấy khám sức khỏe giá rẻ trên thị trường hiện nay như thế nào?

13/12/2021

Tìm hiểu cách sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe đơn giản
Giấy khám sức khỏe đơn giản là giấy tờ hết sức đơn giản. Vậy đặc điểm này được thể hiện thế nào? Cùng vieclam123.vn khám phá thông tin này thật chi tiết.

11/12/2021