close
cách
cách cách cách

Giáo viên cần làm gì để đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đất nước muốn phát triển bền vững thì bên cạnh việc đầu tư vào phát triển kinh tế, giáo dục cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm hết sức. Và lực lượng nòng cốt làm nên chất lượng của nền giáo dục nước nhà chính là đội ngũ giáo viên. Muốn giáo dục luôn luôn theo kịp thời đại, theo kịp sự phát triển của đất nước, thậm chí là đi trước cả sự phát triển của xã hội, thì giáo viên cần là người xóa bỏ tư duy lối mòn, tư duy tiêu cực, thay vào đó là thái độ luôn luôn tìm tòi, học hỏi cái mới, phát triển những phương pháp giảng dạy mới cải thiện hiệu quả giờ học. Vậy cụ thể, giáo viên cần làm gì để đổi mới giáo dục? Bài chia sẻ dưới đây của vieclam123.vn sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó.

1. Giáo viên nên dừng việc phàn nàn về những đổi mới đã và đang được thực hiện

Những năm gần đây, các chính sách đổi mới giáo dục, đổi mới thi cử được đề ra mỗi năm một lần. Thay vì hưởng ứng tích cực với các chính sách đổi mới này, nhiều giáo viên lại có thái độ ngại đổi mới, không muốn thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với những chính sách giáo dục mới được đề ra, cũng như không tích lũy, học hỏi thêm kinh nghiệm để phát triển kĩ năng giảng dạy của bản thân. Thái độ này của giáo viên khiến cho nền giáo dục nước nhà rất khó để có được những khởi sắc,

giáo viên nên dừng phàn nàn về các chính sách đổi mới

Để đổi mới giáo dục cũng như giúp nền giáo dục Việt Nam có những chuyển biến tích cực, giáo viên - lực lượng nòng cốt của giáo dục nước nhà, hãy thay đổi tư duy ngại đổi mới của mình, dừng việc phàn nàn về những chính sách mới đang được thực hiện là đã góp phần vào việc tạo ra một môi trường giáo dục tích cực và phát triển.

2. Giáo viên không nên tạo áp lực cho học sinh về vấn đề bài tập về nhà

Bài tập về nhà là hình thức để học sinh tự mình củng cố kiến thức đã được học trên lớp. Tuy nhiên, nhiều giáo viên lại khiến cho hình thức học tập này trở nên hết sức tiêu cực bằng cách tạo áp lực lớn cho học sinh và chấm điểm để xếp hạng học sinh thông qua bài tập về nhà. Mặc dù giao bài tập về nhà cho học sinh không phải là hình thức học tập mới mẻ, song, chỉ cần giáo viên thay đổi tư duy về việc đánh giá học sinh thông qua bài tập về nhà, thì dù hình thức này có truyền thống, có lâu đời đến đâu đi chăng nữa, thì nó vẫn sẽ mang lại những hiệu quả giáo dục vô cùng tích cực. Thay vì chấm điểm, xếp loại học sinh thông qua bài tập về nhà, tại sao giáo viên không kiểm tra xem học sinh có làm bài tập về nhà hay không và thưởng cho học sinh những món quà nhỏ nếu như các em hoàn thành bài thật tốt? Điều này vừa giúp cho các em học sinh có động lực làm bài tập về nhà, vừa giúp giáo dục được đổi mới theo hướng tích cực - nói không với bệnh thành tích!

3. Giáo viên nên tích cực áp dụng công nghệ vào trong các giờ học

Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thời đại công nghệ 4.0, do đó, mọi việc đều được công nghệ hóa. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên lại ngại đưa công nghệ vào trong quá trình giảng dạy bởi họ cho rằng nó phiền phức và không hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một tư duy vô cùng lạc hậu, khi xã hội đang ngày càng phát triển, ngày càng tiến lên, mà những giáo viên - người đảm bảo kiến thức cho thế hệ tương lai lại có tư duy ngại công nghệ, e sợ việc đổi mới, thì không thể khiến cho nền giáo dục nước nhà phát triển được. Do đó, để trở thành những nhà giáo tâm huyết, luôn mong muốn nền giáo dục nước nhà được đổi mới, thì các giáo viên hãy thích nghi với việc đưa công nghệ vào trong các giờ học.

4. Nên xóa bỏ tư duy dùng số đông làm vũ khí

giáo viên không nên dùng đám đông làm vũ khí

Khi những chính sách giáo dục mới được đưa vào thực hiện thường vấp phải sự phản đối của rất nhiều người, trong đó, có không ít người là giáo viên. Những giáo viên là người hỗ trợ cho giáo dục phát triển nhưng lại có ý nghĩ dùng số đông làm vũ khí chống lại các chính sách giáo dục mới, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến việc cải cách và phát triển giáo dục. Do đó, là những người lái đò quan trọng, giáo viên nên từ bỏ tư duy dùng số đông làm vũ khí. Mỗi khi có chính sách giáo dục mới được đưa vào thực hiện, thay vì dùng số đông để chống đối chỉ vì bản thân không thích chính sách đó, các giáo viên hãy bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, xem xét những mặt lợi, mặt hại để có được những phản ứng đúng đắn nhất. Giáo viên giống như bộ mặt của cả nền giáo dục, do đó, hãy bình tĩnh và lắng nghe trước khi có những phản ứng để trở thành những giáo viên sáng suốt nhất.

5. Luôn biết cách quan tâm và hỗ trợ học sinh đúng lúc, kịp thời

“Thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh” - Đây là truyền thống, là văn hóa giáo dục của Việt Nam từ bao đời nay, dù cho nền giáo dục có đổi mới bao nhiêu lần thì truyền thống này vẫn cần được gìn giữ. Tuy nhiên, thế hệ giáo viên ngày nay không phải ai cũng giữ được tư tưởng đó. Dường như, giáo viên chỉ cố gắng hoàn thành trách nhiệm giảng dạy bài học ở trường, chằng còn đâu tinh thần “cha mẹ thứ hai” nữa. Khó khăn, vướng mắc của học sinh không còn là nỗi lo lắng, bận tâm của giáo viên nữa. Điều này khiến cho giáo dục không những không đổi mới được, mà ngay cả bản sắc tốt đẹp ban đầu cũng bị mất đi. Để giáo dục được đổi mới theo đúng hướng, thì ngoài việc giảng dạy kiến thức, giáo viên hãy biết quan tâm học sinh của mình đúng cách để có thể hỗ trợ học sinh đúng lúc và kịp thời.

6. Từ bỏ thói quen định kiến về học sinh và gia đình học sinh

Nhiều giáo viên mang trong mình tư tưởng rất áp đặt và một chiều như: học sinh học kém thì sẽ không ngoan, học sinh đã từng đánh nhau thì sau này sẽ trở thành học sinh cá biệt,... cùng rất nhiều những định kiến không hay khác. Tuy nhiên, đã là những người thầy, người cô thì phải luôn đánh giá vấn đề một cách khách quan và chính xác nhất. Không  nên nhìn nhận vấn đề phiến diện rồi nảy sinh định kiến đối với học sinh và gia đình học sinh. Sự đánh giá một chiều và cái nhìn áp đặt, định kiến của giáo viên có thể làm giết chết những mầm non tương lai của đất nước và những tư tưởng như vậy thì không thể làm cho nền giáo dục Việt Nam đổi mới theo hướng tích cực được.

7. Nên là một người giáo viên không phàn nàn quá nhiều về phụ huynh 

giáo viên không nên phàn nàn quá nhiều về phụ huynh

Có những bậc phụ huynh có thói quen quan tâm con cái thái quá dẫn đến việc thường xuyên làm phiền giáo viên, nhưng cũng có những trường hợp phụ huynh không để ý gì đến việc học hành của con cái nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn vì không có gia đình cùng phối hợp để giáo dục con cái. Tuy nhiên, dù phụ huynh có như thế nào thì giáo viên cũng nên tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, không nên phàn nàn quá nhiều. Bởi sự phàn nàn thể hiện rằng giáo viên là người không chuyên nghiệp. Và nền giáo dục muốn đổi mới thành công thì cần phải có những người giáo viên thật sự chuyên nghiệp.

Giáo viên là một nghề rất đặc biệt, hết sức thiêng liêng và cao quý bởi không ai có thể đo đếm được những giá trị mà người thầy, người cô có thể mang lại cho xã hội trong hiện tại và cả tương lai. Mỗi một thái độ tích cực của giáo viên cũng sẽ mang lại những thay đổi, những kết quả hết sức tốt đẹp cho nền giáo dục Việt Nam. Do đó, để giáo dục nước nhà có thể phát triển vượt bậc và đạt những thành tựu như mong đợi, mỗi người giáo viên hãy từ bỏ lối suy nghĩ còn cổ hủ, không phù hợp với thời đại để vươn đến một nền giáo dục đổi mới tích cực. Và vieclam123.vn mong rằng những điều mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây là những thông tin thực sự cần thiết và hữu ích với bạn đọc.

>> Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.