close
cách
cách cách cách cách cách

Các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ tại nơi làm việc cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các dấu hiệu ngôn ngữ hình thể như tư thế đi đứng, dáng ngồi, giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ tay,... đều có những tác động quan trọng nhất định đến kết quả cuộc nói chuyện của bạn cũng như ấn tượng của người đối diện khi giao tiếp với bạn. Khi được kết hợp một cách nhuần nhuyễn với kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, những công cụ này có thể giúp củng cố việc ngắt nghỉ giữa các câu, tạo điểm nhấn, giữ nhịp điệu và làm cho câu chuyện của bạn trở nên sống động, thuyết phục hơn. Các tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ góp phần tạo ra ý nghĩa chung và riêng cho mỗi câu chuyện của bạn. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ với một mục đích, ý nghĩa này nhưng trong mắt khán giả, chúng có thể mang đến những thông điệp hoàn toàn khác so với những gì bạn mong đợi. Ví dụ, khi nhân viên có thói quen đặt cặp tài liệu và chai nước của mình một cách tùy tiện ở hai bên trên bàn làm việc, trong lúc họp hoặc ở bất kỳ nơi đâu, đây có thể được coi là một hành động vô duyên, kém phần tính tế. Trong khi nhân viên đó cảm thấy thật thuận tiện, thoải mái, cấp trên và đồng nghiệp của họ có thể đánh giá anh hoặc cô ấy là người luộm thuộm, có tổ chức kém và không biết phép coi trọng không gian chung cũng như không gian riêng của người khác. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của nhân viên cũng như khiến cho những người khác cảm thấy khó chịu.  Mặt khác, khi nghiên cứu về phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ tại nơi làm việc, bạn sẽ còn biết thêm về những cử chỉ, hành động nên tránh khi nói chuyện để thể hiện tốt nhất bản thân cũng như dành được nhiều lợi ích, thế mạnh hơn về phía mình.

 

Giao tiếp phi ngôn ngữ tại nơi làm việc

Biểu cảm khuôn mặt

Khuôn mặt con người có thể biểu hiện vô vàn các biểu cảm, cảm xúc khác nhau. Những cảm xúc như tức giận, hạnh phúc, tổn thương, chán ghét, bối rối và buồn chán,... đều có thể dễ dàng được thể hiện bằng các chuyển động trên khuôn mặt thông qua ánh mắt, lông mày, miệng và các đặc điểm cơ quan khác.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Cách một người ngồi; giá đỡ; cử động cánh tay, bàn tay và bàn chân của họ cũng như các chuyển động tinh tế khác có thể truyền đạt nhiều ý nghĩa. Tư thế hoặc cách bạn mang mình bao gồm cách chịu lực, lập trường, cứng rắn, ngay thẳng có thể cho thấy cảm xúc và sự tự tin của bạn. Bạn truyền tải thông điệp qua tư thế và vị trí của mình cho dù bạn đang ngả lưng thoải mái, ngồi cứng trên thành ghế hay ngả lưng nhắm mắt.

Giao tiếp bằng ánh mắt

Giao tiếp bằng ánh mắt

Có một sự thật là trong giao tiếp, những người có thể duy trì sự tương tác tốt thông qua ánh mắt sẽ trở nên đáng tin cậy, thuyết phục hơn trong suy nghĩ của người khác. Giao tiếp bằng ánh mắt cũng thường được sử dụng để truyền tải sự quan tâm cũng như những cảm xúc của người nói, đồng thời góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai người đang giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng bởi người xấu với mục đích giả mạo và đánh lừa người nghe. Một số kẻ chuyên đi lừa đảo với kinh nghiệm lâu năm cùng những kỹ năng điêu luyện sẽ sử dụng khả năng giao tiếp bằng ánh mắt một cách trực tiếp để lừa dối người nghe, gạt họ tin vào câu chuyện của chúng và kiếm lời. Ngoài ra, bạn nên lưu ý đến sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, vùng miền trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp bằng ánh mắt khi trò chuyện để tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có. 

Cử chỉ tay

Cử chỉ tay là một phương tiện tuyệt vời, giúp bạn truyền tải được đến người nghe nội dung và ý nghĩa của câu chuyện một cách đặc biệt phong phú. Chúng sẽ giúp tạo điểm nhấn, tăng sức nặng và ý nghĩa cho lời nói của bạn. Những cử chỉ kém “sang” như ngoáy mũi, liên tục vuốt tóc, cấu giật quần áo, chống tay lên hông và vẫy tay có thể sẽ vô tình truyền đạt sai ý nghĩa mà bạn mong muốn. Hơn nữa chúng có thể để lộ sự lo lắng, hồi hộp, không tự tin, thiếu chuyên nghiệp và bạn cần tránh những điều đó nếu muốn thành công trong giao tiếp cũng như xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, thuận lợi.

Tông giọng và các khía cạnh cận âm khác

Tông giọng và các khía cạnh cận âm khác

Ngôn ngữ cận âm là loại giao tiếp bằng âm vực nhưng hoàn toàn tách biệt với việc sử dụng từ ngữ như bình thường. Nó bao gồm các yếu tố như tông giọng nói, cao độ, nhịp độ, sự ngắt nghỉ và độ lớn. Điều này rất quan trọng đối với cả nói chuyện qua điện thoại và giao tiếp trực tiếp vì nó sẽ phần nào cho người nghe cảm nhận về phong cách làm việc cũng như sự chuyên nghiệp của bạn. 

Sự tiếp xúc 

Sự tiếp xúc là một công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả. Một cái vỗ nhẹ vào lưng, một cái ôm, một chiếc chạm nhẹ vào tay (có thể có hoặc không kèm theo bất kỳ lời nói nào) nhằm thể hiện sự cảm thông sẽ để lại ấn tượng mạnh cho người đối diện. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đừng đi quá mức vì mỗi người sẽ có một mức độ thoải mái khác nhau về sự tiếp xúc ở cự ly gần. Ngoài ra, các loại phong tục, văn hóa khác nhau cũng cần được đưa vào xem xét.

Tôn trọng phạm vi an toàn của người nghe

Tôn trọng phạm vi an toàn của người nghe

Giống như việc bạn sử dụng khoảng cách vật lý trong văn phòng để chuyển tiếp một thông điệp đến người nhận, phạm vi an toàn của bản thân khi giao tiếp cũng vậy. Hầu hết mỗi người sẽ có một phạm vi, khoảng cách an toàn của riêng mình nhưng thông thường, khoảng cách an toàn giữa 2 người khi giao tiếp là từ 1 đến 2 mét, tùy trường hợp. Bất kỳ sự tiếp xúc nào gần hơn vậy sẽ được coi là quá thân mật và có thể tạo ra những hoàn cảnh dễ gây hiểu nhầm, ngượng ngùng.

Một ví dụ hài hước về việc giao tiếp gặp vấn đề khi cả hai đều không hiểu ý đối phương và có khái niệm khác biệt về khoảng cách an toàn trong giao tiếp đó là tại văn phòng, khi một người thực tập sinh nam muốn giải thích, hướng dẫn cho một người thực tập sinh nữ cách sử dụng máy móc để thực hành sản phẩm, anh ấy muốn tiến lại gần hơn để có thể dễ dàng giải thích. Nhưng cô gái lại muốn giữ khoảng cách, phạm vi an toàn theo đúng nghĩa đen nên cứ liên tiếp lùi lại về phía sau khi anh ấy bước tới.

Kết quả là hai người cứ đuổi qua đuổi lại trong phòng làm việc mà cũng không giải quyết được vấn đề gì. Có thể thấy rằng mọi chuyện sẽ dễ dàng được xử lý nếu hai bên nói rõ và thể hiện cho nhau thấy khái niệm của bản thân về phạm vi an toàn ngay từ đầu. Và không phải trong mọi trường hợp, sự việc cũng sẽ trở nên “thái quá” như vậy. Nhưng một điều cơ bản mà chắc chắn ai cũng cần có đó là sự tôn trọng tối thiểu với phạm vi an toàn của bản thân cũng như của người khác. Hãy dừng lại và cố gắng đừng làm người khác khó chịu ngay từ đầu.

Các khía cạnh phi ngôn ngữ khác ở văn phòng

Quần áo, cặp tài liệu, kính mắt, thậm chí là cả loại bút hoặc bảng hiệu có thể được sử dụng để gửi gắm những thông điệp không lời. Sự lựa chọn quần áo và vẻ ngoài hằng ngày của bạn sẽ ẩn chứa những thông điệp phi ngôn ngữ sâu sắc. Chúng sẽ cho người đối diện cảm giác, ấn tượng về con người cũng như tính cách của bạn, từ đó lựa chọn cách tiếp cận, giao tiếp sao cho phù hợp. Bạn cũng có thể tận dụng điều này để thể hiện cho người khác thấy phong cách mà bạn muốn theo đuổi, tốt nhất là nên phù hợp với công việc của bạn. Đương nhiên, việc mặc một chiếc áo thoải mái, yêu thích sẽ mang lại ý nghĩa khác với việc bạn thường xuyên diện vest, mặc đồ công sở đi làm. 

Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người thường hay vô tình gửi đi các thông điệp mà họ không nhận ra rằng chúng sẽ có những ảnh hưởng sai lệch đến người nghe. Những người hay mặc bộ đồ “bảo thủ” sẽ trông có vẻ khó tiếp cận hơn những người khác nhưng họ không như vậy và cũng có ý định tỏ ra như vậy. Chỉ đơn giản là có lẽ họ cảm thấy thoải mái hơn trong bộ đồ công sở hoặc họ muốn bản thân lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng cho công việc kinh doanh với một hình tượng đáng tin cậy, có thể dựa vào được. Một số người thích mặc kín đáo một chút, áo cao cổ, váy dài, quần dài vì họ không muốn quá “lộ liễu” tại nơi làm việc có nhiều đồng nghiệp nam - điều này hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, thông thường, những điều nhân viên làm, phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ mà họ sử dụng sẽ mang đến các thông điệp trộn lẫn khác nhau cho những người khác nhau.

Cách trang trí văn phòng của bạn cũng ẩn dấu thông điệp

Cách trang trí văn phòng của bạn cũng ẩn dấu thông điệp

Tại công ty, cách bạn trang trí phòng làm việc cũng sẽ gửi thông điệp đến những nhân viên bước vào văn phòng của bạn. Vị trí bạn đặt bàn làm việc, khoảng cách giữa chỗ ngồi của bạn với những vị khách đến thăm, vị trí đặt đồ nội thất có gây ảnh hưởng đến cuộc trao đổi của bạn với nhân viên không,... đều ẩn dấu nhiều thông điệp khác nhau về bạn.

Sự không tương ứng giữa giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp phi ngôn ngữ

Khi những điều bạn đang nói và những điều bạn thể hiện qua giao tiếp phi ngôn ngữ không khớp với nhau, những cử chỉ, hành vi phi ngôn ngữ đó của bạn sẽ trở nên đáng tin, có lý hơn trong mắt người nghe. 

Ví dụ, khi một nhân viên nói với bạn rằng mọi thứ đều ổn, nhưng tất cả từ giọng điệu, nét mặt, tư thế cơ thể và nụ cười của người đó đều không thể hiện như vậy, bạn sẽ không tin vào lời người đó nói.

Do đó, nếu kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong những công cụ góp phần giúp bạn phát triển khả năng giao tiếp chung, hãy rèn luyện chúng thật tốt, nhận thức được ý nghĩa của những dấu hiệu đó trong các hoàn cảnh khác nhau, từ đó kết hợp chúng thật nhuần nhuyễn với kỹ năng giao tiếp bằng lời nói để đạt được kết quả cao nhất, chuyên nghiệp nhất khi nói chuyện, thuyết trình.

Khi nào nên dùng giao tiếp phi ngôn ngữ

Khi nào nên dùng giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong mọi trường hợp dù tốt hay xấu, giao tiếp phi ngôn ngữ có thể đem lại cho bạn nhiều lợi ích hoặc làm bạn cảm thấy ám ảnh. Điều đáng nói nhất ở đây là bạn hãy nhận ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ của giao tiếp phi ngôn ngữ đến kết quả cuộc trò chuyện của bạn. Cho dù bạn đang trao đổi với cả công ty trong một cuộc họp, trò chuyện điện thoại với một người đồng nghiệp hay nói chuyện riêng với sếp trong văn phòng của anh/cô ấy, giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tương tác giữa bạn và đối phương.

Giao tiếp phi ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng ở tất cả mọi nơi, tại mọi thời điểm trong cuộc sống của bạn từ việc tham gia các cuộc họp nhỏ hằng ngày với đồng nghiệp cùng công ty đến việc trò chuyện với các nhân viên bạn vô tình gặp mặt ngoài hành lang và khi dùng bữa trưa, giao lưu trong và ngoài công ty. Bởi vì chúng thể hiện con người, tác phong, một phần tính cách và sự độc đáo của bạn. Bạn sẽ trở nên nổi bật hơn nếu biết cách sử dụng đúng kỹ năng này. 

Cuối cùng, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng rất quan trọng khi bạn đàm phán, làm ăn với các bên liên quan của công ty, khách hàng hoặc nhà đầu tư, các công ty cung cấp, hỗ trợ và các cộng sự chuyên ngành của bạn. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với lời nói sẽ giúp tăng sự tin tưởng của họ với bạn hơn. 

Tổng kết

Hi vọng qua bài viết trên của Vieclam123 thì bạn có thể thực hành và xây dựng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của bản thân để truyền tải những thông điệp bạn mong muốn một cách hiệu quả hơn. Hoặc để việc sở hữu kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ kém ảnh hưởng xấu đến sự hiệu quả trong công việc, kỹ năng giao tiếp cũng như gây ra những ấn tượng, hình ảnh luộm thuộm, kém chuyên nghiệp, không đáng tin cậy về bạn trong mắt người đối diện. Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ và đưa ra sự lựa chọn! Tại sao bạn không tận dụng điều có thể mang lại thật nhiều lợi ích cho bản thân? Không chỉ trong công việc, giao tiếp phi ngôn ngữ còn góp phần xây dựng chính bản thân bạn, giá trị của bạn, giúp bạn học cách từ bỏ những thói quen xấu và học tập những điều tốt đẹp. Đây chính là sự chiến thắng, thành công cho tất cả mọi người.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.