Kỹ thuật là một lĩnh vực không thể thiếu trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất. Chính vì sự quan trọng này, việc làm kỹ thuật bao gồm Giám đốc kỹ thuật luôn được chú trọng và ưu tiên. Đó cũng là lý do khiến cho không ít ứng viên đặt mục tiêu vào vị trí này thế nhưng không phải ai cũng dễ dàng có được. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ Giám đốc kỹ thuật là gì và họ phải làm những công việc cụ thể nào? Theo chân vieclam123.vn để khám phá về vị trí hàng nghìn người mơ ước này nhé.
MỤC LỤC
Giám đốc kỹ thuật là một trong những vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp, người này phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm đảm bảo hệ thống kỹ thuật luôn trong tình trạng ổn định.
Ngoài cương vị là một người lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, Giám đốc kỹ thuật còn đóng vai trò là trung gian kết nối các phòng ban với nhau, từ đó tạo sự liên hệ mật thiết, tất cả cùng phối hợp nhịp nhàng để đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc.
Đây luôn là vị trí HOT được nhiều người quan tâm, tuy nhiên muốn ứng tuyển bạn cần hiểu rõ những công việc cần thực hiện khi đảm nhận vai trò lãnh đạo này.
Bản mô tả công việc Giám đốc kỹ thuật dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về một vị trí mà nhiều người mơ ước.
Để đảm bảo công tác sản xuất diễn ra bình thường và ổn định, Giám đốc kỹ thuật sẽ phải điều hành, kiểm soát hệ thống máy móc một cách hiệu quả. Ở các doanh nghiệp lớn, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của Giám đốc kỹ thuật càng lớn.
Sau đây là toàn bộ những công việc mà Giám đốc kỹ thuật cần thực hiện, hãy theo dõi để biết rằng bạn có phù hợp với vị trí này hay không nhé.
Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất khá đa dạng, tùy vào từng ngành nghề mà chúng có thể sở hữu những đặc trưng riêng biệt. Hơn ai hết, Giám đốc kỹ thuật sẽ phải hiểu rõ về chúng với đặc điểm và cách vận hành ra sao, tránh trường hợp xảy ra trục trặc sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng trong sản xuất.
Để không xảy ra những tình huống xấu, Giám đốc kỹ thuật sẽ phải quản lý hay điều hành toàn bộ những hoạt động phòng giám định, từ đó nắm rõ tình trạng của máy móc sử dụng và lên kế hoạch phù hợp khi sử dụng.
Bên cạnh đó, Giám đốc kỹ thuật cũng phải lập kế hoạch cho hoạt động bảo dưỡng, bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị. Hoạt động này tốt nhất nên diễn ra theo định kỳ.
Thâu tóm toàn bộ nhân viên kỹ thuật trong phạm vi quản lý, nắm rõ năng lực của từng người từ đó phân công công việc cho chuẩn xác.
Sự ổn định trong sản xuất chính là mục tiêu chính của đội ngũ kỹ thuật, chính vì thế Giám đốc kỹ thuật luôn phải đưa ra các dự báo hay đề xuất cải tiến, đổi mới nhằm đem lại năng suất tốt hơn trong hoạt động sản xuất.
Cụ thể, họ cần nghiên cứu thật kỹ các quy trình hay phương pháp vận hành trong hệ thống, nếu phát hiện bất cập cần đề xuất để cải tiến. Bên cạnh đó, khi phát hiện các trang thiết bị, máy móc hư hỏng thì cần đề xuất thanh lý hoặc mua mới cho phù hợp.
Việc giám định máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất không phải là yêu cầu của doanh nghiệp mà đó còn là quy định của Nhà nước. Cụ thể, Giám đốc kỹ thuật sẽ phải kết luận giám định những máy móc đã qua sử dụng về tình trạng của chúng ở thời điểm hiện tại.
Việc kết luận giám định này phải đảm bảo chính xác tuyệt đối để đáp ứng kịp thời khi thanh tra Nhà nước hỏi tới.
Tất cả các hoạt động liên quan tới giám định kỹ thuật thì Giám đốc kỹ thuật phải nắm rõ, thậm chí còn phải chịu trách nhiệm lên kế hoạch về tiến độ, ngân sách hay lựa chọn đơn vị giám định cho phù hợp.
Mục tiêu phát triển lâu dài không thể thiếu đi sự chuẩn mực, trong đó Giám đốc kỹ thuật sẽ là người đề ra các chuẩn mực về các vấn đề liên quan đến máy móc thiết bị hay dây chuyền sản xuất và áp dụng cho nhân viên cấp dưới của mình.
Tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn có tính lâu dài đối với từng loại máy móc, thiết bị. Đồng thời đảm bảo hồ sơ kỹ thuật bao gồm bản vẽ, thông số của các loại máy móc, thiết bị cụ thể.
Giám đốc kỹ thuật cũng là người duy trì tiêu chuẩn hệ thống ISO đạt chuẩn, xây dựng hệ thống KPI cho nhân viên trong phòng để đảm bảo năng suất cao nhất.
Ngoài những công việc nêu trên, Giám đốc kỹ thuật chính là người đưa ra đề xuất về kế hoạch tuyển dụng khi cần thiết, bên cạnh đó trực tiếp lên kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao tay nghề của đội ngũ kỹ thuật.
Đánh giá nhân viên kỹ thuật theo tay nghề định kỳ, từ đó đưa ra phương án đề bạt thăng chức cho những nhân viên có thành tích làm việc xuất sắc.
Mọi vấn đề thuộc về chuyên môn, Giám đốc kỹ thuật sẽ là người báo cáo lên cấp trên. Theo đó, cần báo cáo định kỳ về hoạt động giám định máy móc thiết bị, cải tiến máy móc hay tham mưu KPI cho nhân viên các phòng ban trực tiếp thao tác trên máy móc, thiết bị.
Để ngồi vào vị trí Giám đốc kỹ thuật không phải chuyện đơn giản, các ứng viên cần đảm bảo sở hữu trình độ chuyên môn vững chắc, đồng thời đáp ứng một số điều kiện sau đây:
- Giám đốc kỹ thuật cần thông thạo các phần mềm liên quan tới lập trình được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh
- Có khả năng lãnh đạo, kết nối toàn bộ dây chuyền hệ thống kỹ thuật phức tạp để quản trị hiệu quả
- Luôn biết cách sáng tạo hay linh hoạt xử lý các tình huống khó phát sinh trong công việc
- Là người có khả năng giao tiếp, biết cách tiếp nhận cũng như truyền đạt thông tin chuẩn xác nhất
- Có thể tự nghiên cứu và phát triển những mặt hạn chế trong hệ thống kỹ thuật hiện tại
- Ứng viên phải có trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
Không chỉ riêng ứng viên Giám đốc kỹ thuật, tất cả đều quan tâm tới mức lương khi tìm kiếm một công việc mới cho mình. Vậy theo bạn thu nhập của Giám đốc kỹ thuật sẽ là bao nhiêu?
Trên thực tế, mức lương của Giám đốc kỹ thuật dao động vào khoảng trên dưới 50 triệu đồng/tháng. Con số này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo thực tế của bạn sau khi chính thức công tác tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, Giám đốc kỹ thuật còn được hưởng một số quyền lợi hấp dẫn sau đây:
- Được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định Nhà nước trong đó có 3 loại bảo hiểm là Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại và thường mang tính ổn định lâu dài
- Giám đốc kỹ thuật được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần
- Ngoài ra, còn nhận được tiền thưởng nếu hoàn thành tốt KPI theo chỉ đạo của cấp trên
Giám đốc kỹ thuật là gì và những công việc mà vị trí này phải thực hiện đã được làm rõ ở bài viết trên đây, hy vọng các ứng viên quan tâm tới việc làm này sẽ nhanh chóng tham gia ứng tuyển và giành được cơ hội trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp.
Bán hàng là hoạt động được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng hàng đầu, để có quy trình bán hàng hoàn hảo với doanh thu mơ ước chắc chắn không thể thiếu một thủ lĩnh tài ba dẫn dắt. Vị trí đó không ai khác chính là Giám đốc bán hàng. Vậy theo bạn Giám đốc bán hàng phải làm những công việc gì? Cùng theo dõi ngay nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ