close
cách
cách cách cách cách cách

Giá trị cốt lõi và đạo đức nghề nghiệp của người làm lãnh đạo

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Những người đứng đầu luôn biết giá trị cốt lõi của bản thân họ là gì. Họ cũng nhận ra được tầm quan trọng của việc công tác có quy tắc, đạo đức. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ thể hiện cả năng lực cốt lõi và đạo đức thông qua tác phong lãnh đạo của họ. Những giá trị lãnh đạo này nên được thể hiển qua mỗi hành động trong sinh hoạt hằng ngày của bạn. Sự thiếu tin tưởng là một vấn đề xảy ra ở nhiều nơi làm việc. Nếu những người cấp trên không thể hiện được giá trị và tiếng nói của họ trong công ty, sự ngờ vực nổi lên là điều dễ hiểu. Nhân viên sẽ không biết được họ phải làm gì, nên mong đợi và nhận lại được những gì. Tuy nhiên, nếu những người lãnh đạo thống nhất được suy nghĩ với tác phong làm việc của họ và duy trì thể hiện được những tầm nhìn cũng như giá trị đạo đức đó thông qua công việc hàng ngày, vô hình chung niềm tin từ nhân viên sẽ dần dần được hình thành. Việc các nhà lãnh đạo nói một đằng nhưng lại thể hiện một kiểu sẽ dễ đánh mất niềm tin nơi nhân viên một cách tạm thời hoặc mãi mãi.  Nói chuyện như một nhà lãnh đạo thực thụ là cách tốt nhất để bạn chứng minh tại sao nhân viên có thể tin tưởng bạn và thể hiện rằng bản thân là một người cấp trên có đạo đức, nguyên tắc. Đạo đức nơi làm việc cũng cần một lộ trình để hình thành. Nếu ban lãnh đạo công ty đặt ra một loạt các yêu cầu và quy tắc nơi làm việc nhưng chính họ lại không thể thực hiện những điều đó, cả hệ thống sẽ trở thành trò cười cho toàn công ty. Hành động của những người đứng đầu sẽ là tấm gương cho nhân viên noi theo.   Để thực sự tạo ra được sự khác biệt trong công ty của bạn, bạn cần thực hiện được những điều chính sau: truyền đạt các giá trị cốt lõi và đại đức nghề nghiệp qua hành động, cách thức làm việc hằng ngày; có văn bản hướng dẫn đường lối, quy định rõ ràng cho nhân viên dễ làm theo.

1. Chọn những giá trị cốt lõi của bạn

Chọn những giá trị lãnh đạo của bạn

Sau đây là các ví dụ về giá trị cốt lõi của người làm lãnh đạo. Bạn có thể sử dụng những phẩm chất này làm điểm khởi đầu để thảo luận về các giá trị cốt lõi cần có trong công ty của mình:

Tham vọng, năng lực, cá tính, bình đẳng, chính trực, biết giúp đỡ, trách nhiệm, tỉ mỉ, chính xác, sự tôn trọng, sự cống hiến, sự đa dạng, sự cải tiến, biết thưởng thức, lòng trung thành, sự tín nhiệm, sự trung thực, minh bạch, tính sáng tạo, tinh thần đồng đội, trách nhiệm giải trình, biết phân chia quyền hạn, chất lượng, hiệu quả, sự cộng tác, đồng cảm, can đảm, trí tuệ, độc lập, thách thức, biết học hỏi, lòng trắc ẩn, thân thiện, kỷ luật, trật tự, hào phóng, bền bỉ, lạc quan, đáng tin cậy, linh hoạt,...

Là một nhà lãnh đạo, hãy chọn những giá trị đạo đức quan trọng nhất đối với bạn, những điều bạn tin tưởng và giúp định hình tầm nhìn của bạn. Sau đó, thể hiện chúng một cách rõ ràng mỗi ngày tại nơi làm việc. Hành động đúng với những giá trị của công ty là một trong các biện pháp tốt nhất giúp bạn lãnh đạo và gây ảnh hưởng đến người khác. Đừng bỏ lỡ cơ hội tốt nhất của bản thân để “thu phục” tâm trí và trái tim của nhân viên cũng như khách hàng, đối tác làm ăn của công ty.

2. Nhận thức được tầm quan trọng của giá trị cốt lõi trong công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của giá trị cốt lõi trong công ty

Các công ty hoạt động hiệu quả, lấy khách hàng làm trung tâm và hướng đến nhân viên sẽ phát triển rõ ràng, chính xác một loạt các giá trị, niềm tin, đường lối chính của công ty để nhân viên hiểu và noi theo.

Họ muốn mọi nhân viên hiểu được mục đích của công ty là gì, đóng góp và sống theo các giá trị đó. Sau khi được xác định, những giá trị này sẽ có tác động trực tiếp đến mọi khía cạnh trong công ty của bạn.

Bạn cần hỗ trợ và duy trì các tác động này, nếu không việc định ra những giá trị sẽ chỉ lãng phí thời gian thôi. Nhân viên sẽ cảm thấy như bị lừa và chán nản khi họ thấy những tác động này chỉ được duy trì trong một thời gian ngắn hoặc khi họ thấy có chúng cũng được, không có cũng không sao. 

Những người lãnh đạo phải luôn dẫn đầu trong mọi hoàn cảnh, từ việc lựa chọn cũng như thực hiện các giá trị cốt lõi này. 

3. Ví dụ về các giá trị cốt lõi ở từng nơi làm việc

Ví dụ về các giá trị cốt lõi ở từng nơi làm việc

Các ví dụ này đã được một số tổ chức phát triển với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo công ty.

Phòng Nhân sự của một công ty đã chọn những giá trị này để thể hiện tác phong làm việc chuẩn của công ty đó.

  • Chính trực

  • Biết lắng nghe, đóng góp, giúp đỡ

  • Thân thiện, biết đồng cảm với người khác

  • Biết tự phát triển cá nhân, học hỏi một cách thực tế

  • Biết phấn đấu tạo thành tích

  • Biết cách cân bằng, ổn định tài chính

  • Vui vẻ, hài hước

Một nhân viên tại Trung tâm Y tế đã lựa chọn những phẩm chất sau khi nói về giá trị nơi làm việc của họ.

  • Chính trực

  • Biết thương người, đồng cảm 

  • Có trách nhiệm trình bày, giải trình

  • Biết tôn trọng người khác

  • Làm việc hết mình, xuất sắc

4. Đặc điểm của một phong cách lãnh đạo mang lại thành công

Đặc điểm của một phong cách lãnh đạo mang lại thành công

Sau đây những đặc điểm, phẩm chất, tính cách và hành động mà nhiều nhà lãnh đạo tin là then chốt mang lại sự thành công cho việc điều hành một cái gì đó.

  • Chọn phong cách lãnh đạo và thực hành chúng.

  • Hãy là người mẫu mực để người khác noi theo.

  • Đưa ra tầm nhìn cho tương lai.

  • Truyền cảm hứng cho nhân viên.

  • Biết làm cho nhân viên cảm thấy họ quan trọng và được đánh giá cao.

  • Sống theo đúng các giá trị cốt lõi bạn đã đặt ra. Cư xử có đạo đức.

  • Tạo ra sự kỳ vọng với những gì họ muốn đạt được.

  • Thiết lập một môi trường liên tục phát triển.

  • Cung cấp nhiều cơ hội cho nhân viên phát triển, cả về cá nhân lẫn sự nghiệp.

  • Chăm sóc nhân viên cả về mặt tinh thần lẫn sức khỏe, vật chất.

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.