close
cách
cách cách cách

Cùng bàn luận về vấn đề tâm và tầm trong cuộc sống xã hội hiện nay

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tâm và tầm là những phẩm chất cao quý không phải dễ gì đạt được đối với một người, một tổ chức… Chúng ta cùng bàn luận một số điều về chủ đề này sau đây.

1. Tâm và tầm là gì?

Chúng ta cần hiểu thế nào là chữ Tâm và cái Tầm của một người. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm ngữ nghĩa của từng từ để hiểu hơn về những từ này nhé.

Chữ tâm là phẩm chất rất cần của một người.

1.1. Chữ “Tâm” là gì?

Chữ “Tâm” gần nghĩa với chữ Đức. Đó có nghĩa là sự thiện lương, tử tế, là lương tâm của một con người, là sự đức độ, lòng tốt, là lương tri của một người. Chữ tâm không chỉ là trân trọng, yêu thương con người mà còn bao gồm cả thái độ biết phê phán cái ác, cái xấu, biết khinh bỉ, căm ghét. Có như vậy, bạn hiểu chữ “Tâm” mới đầy đủ. Ở một người, cái tâm phải là sự thống nhất giữa động cơ và hành vi của con người. Cái “Tâm” chính là gốc thiện của Con người, chính là phẩm giá. Có rất nhiều câu nói đề cao cái tâm của con người như:

+ Có tài mà không có đức là người vô dụng (Hồ Chí Minh)

+ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Nguyễn Du)

1.2. Chữ “Tầm” là gì?

Chữ “Tầm” có nghĩa là tầm cao, tầm vóc, tầm cỡ, tầm nhìn xa trông rộng của một người. Về nghĩa bóng, chữ “Tầm” được dùng để đánh giá một con người, một tập thể, tổ chức hay một sự kiện nào đó. Chẳng hạn như “Một nhân vật có tầm cỡ”, “Một sự kiện có tầm cỡ quốc tế”, “Họ có tầm nhìn xa trông rộng”. Như vậy, chữ tầm là từ dùng để đánh giá mức độ giá trị của một cá nhân, tập thể hay sự kiện…, thậm chí cả dự đoán trong tương lai.

Tuy nhiên, chữ tầm khác với sự tự cao tự đại không thực tế, không biết mình biết người theo kiểu phép “thắng lợi tinh thần” của A.Q (trong tiểu thuyết cùng tên của Lỗ Tấn) sẽ không bao giờ làm con người tiến bộ hơn. Do đó, cái tầm cao – thấp không phụ thuộc vào khuôn khổ, vào hình dáng mà suy cho cùng là do chữ Tâm và chữ Tài mà ra. Cái Tầm phụ thuộc chủ yếu và tài năng, đức độ của một người, một tập thể. Nếu thiếu chữ tâm, chữ tài không tốt sẽ khó có thể trở thành một người có tầm cỡ mà chỉ ở tầm thấp.

Tóm lại, chữ tâm và tầm là những từ thường được sử dụng gần đây để đánh giá một người, một người toàn vẹn gồm cả tài và đức, có sức ảnh hưởng, được xã hội ghi nhận.

Trong lĩnh vực giáo dục, người ta cũng rất đề cao tâm và tầm, coi đó như là thước đo để đánh xét, là mục tiêu phấn đấu cho những người đang làm công tác giảng dạy những thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Họ cần phải là người có tâm và tầm. Có tâm để thấu hiểu, gần gũi và yêu thương dạy dỗ học trò của mình tốt hơn. Có tầm là để nhìn xa, nhìn toàn diện, trông rộng để giải quyết các vấn đề, giúp học sinh khắc phục được những nhược điểm của bản thân để vươn lên không ngừng trong học tập.

3. Tâm và tầm đối với một người làm nghề giáo

Trong lĩnh vực giáo dục, hơn bao giờ hết hiện nay rất cần những người thầy dạy có tâm và tầm để luôn nỗ lực, tận tụy trong công tác giảng dạy, trồng người của mình, luôn theo sâu sát trong việc dạy học, truyền đạt kiến thức tới học sinh cũng như là người luôn cảm thông thấu hiểu những học sinh của mình bằng tất cả sự nhiệt huyết, tấm lòng của mình. Từ đó, không chạy theo bệnh thành tích, giảm áp lực học tập cho học sinh. Đồng thời, cập nhật kịp thời sự thay đổi hình thức thi cử, kiến thức học và phương pháp dạy học cho bản thân, lấy học sinh làm trung tâm cũng như luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm trong công việc dạy dỗ của mình…

Tâm và tầm của một người làm công việc giảng dạy.

Làm sao để hình ảnh thầy cô giáo đẹp đẽ, cao quý trong tâm trí học trò, không còn những chuyện học sinh vô lễ, phụ huynh xúc phạm, chửi bới giáo viên. Để người thầy luôn cảm thấy tự hào, vinh dự về nghề của mình.

Trong xã hội hiện đại, thay đổi nhanh như hiện nay, nhiều thầy cô thừa nhận việc giáo dục đạo đức cho học sinh giờ khó khăn, phức tạp hơn trước rất nhiều. Trong khi đó, các gia đình ngày nay bận rộn với công việc hơn, thời gian dành cho con cái ít đi khiến việc giáo dục con cái không mạnh mẽ như trước. Hay có gia đình lại chiều chuộng con quá mức, muốn gì được nấy nên coi thường tất cả…

Sau đây là những điều thiết nghĩ các giáo viên cần chú ý hơn để trở thành người có tâm và tầm trong công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống của mình.

3.1. Hành vi ứng xử đúng chuẩn

Những hành vi ứng xử đúng chuẩn trong xã hội, trong các mối quan hệ, đặc biệt trong môi trường sư phạm rất quan trọng, nhất là đối với những người làm công tác giảng dạy. Điều này giúp học sinh yêu quý, nể trọng thầy cô hơn. Theo đó, thầy cô luôn yêu thương, thân thiện với học trò nhưng đồng thời cũng có những quy định để học sinh nghe lời. Các em luôn cảm thấy thầy cô là người gương mẫu, thân thiện nhưng cũng rất nghiêm khắc.

Do đó, thầy cô luôn cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc với học trò, trang phục đúng mực cùng những hành vi, lời nói và thái độ gương mẫu để học sinh học theo.

3.2. Luôn hoàn thiện bản thân, trở thành tấm gương tốt

Đạo đức nhà giáo luôn là tố chất cần thiết của một người làm công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Do đó, các thầy cô luôn phải tăng cường rèn luyện điều này. Bởi học sinh là những trẻ em còn non nớt trong tuổi đời, trong suy nghĩ và hiểu biết, kinh nghiệm sống. Do đó các em rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin, tác động từ bên ngoài. Với tâm hồn trong trắng, ngây thơ, các em cần được học với một tấm gương tốt, mẫu mực không chỉ có kiến thức giỏi mà còn cần có đạo đức nhà giáo.

Và thầy cô dạy chính là tấm gương để học sinh nhìn vào và ảnh hưởng thậm chí là học tập theo. Khi người thầy là một tấm gương sáng sẽ khiến học sinh bị ảnh hưởng từ đó học được những điều tốt để các em phát triển thành những công dân tốt sau này. Vì vậy, người làm thầy cần không ngừng rèn luyện, hoàn thiện nhân cách và lối sống của mình, sống và làm việc có trách nhiệm, có tấm lòng nhân ái.

Trong xu hướng xã hội và giáo dục thường xuyên thay đổi để thích nghi với sự vận động không ngừng của cuộc sống, người thầy cần phải tiếp thu, lắng nghe những đóng góp, ý kiến từ người khác để sửa đổi, cập nhật những điều tốt, những điều mới cho bản thân. Đồng thời, nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá những ưu nhược điểm của mình để việc giảng dạy, nghiên cứu kiến thức tốt hơn.

Có thể nói, nghề dạy học luôn phải rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, phải học tập suốt đời để không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức, cập nhật kiến thức kịp thời cho bản thân để có thể theo kịp thời đại. Giáo dục không chỉ có tính chất khoa học mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi người thầy phải có chuyên môn sâu rộng và nghệ thuật truyền đạt.

3.3. Người thầy luôn phải hoàn thiện bản thân

Các thế hệ học trò sẽ nối tiếp nhau lớn lên và trưởng thành. Trong cuộc đời của người làm nghề dạy học được ví như một người lái đò chở học sinh qua sông. Họ sẽ chở không biết bao nhiêu chuyến đó với rất nhiều thế hệ học sinh khác nhau trong cuộc đời làm nghề dạy học của mình. Theo đó, người thầy cũng phải không ngừng hoàn hiện bản thân, tự đổi mới để đáp ứng yêu cầu mới, làm tốt công tác giảng dạy của mình để làm sao trở thành người thầy có đạo đức và trí tuệ. Trở thành nhà sư phạm có tâm và tầm, thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, luôn gần gũi, yêu thương học sinh, trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Người thầy luôn phải hoàn thiện bản thân

Mỗi người thầy cô cần cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành người có tâm và tầm, có kiến thức chuyên môn giỏi cùng hành vi cư xử và thái độ đúng mực, nghiêm túc để luôn được xã hội nể trọng với công việc cao quý của mình.  

Ngoài ra, cái tâm và tầm còn được để cập tới cho những người lãnh đạo, cán bộ, những người quản lý. Họ cần phải phấn đấu để trở thành một người có năng lực, người có tài mà không kiêu căng, ngạo mạn và là một tấm gương tốt trong hành vi, ứng xử và lời nói của mình. Họ còn là người có năng lực chuyên môn, có tầm nhìn xa trông rộng với tư duy khác biệt để dẫn dắt tổ chức gặt hái được những thành công. Đồng thời là một người giàu lòng vị tha, cởi mở, luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm với tất cả mọi thứ, có khả năng kết nối với mọi người, trở thành một người lãnh đạo thân thiện, gần gũi, luôn thấu hiểu nhân viên của mình.

4. Ý nghĩa của tâm và tầm trong xã hội hiện nay

Khi xã hội hiện đại với nhiều thay đổi nhanh như ngày nay, các giá trị trong xã hội cũng bị tác động nhiều, có ít nhiều thay đổi. Nhiều giá trị trong xã hội lâu nay bị lung lay, đảo lộn nhưng giá trị của tâm và tầm vẫn còn đó như là mục tiêu phấn đấu của mỗi người, như là đích đến để hoàn thiện bản thân hơn. Từ tâm và tầm được sử dụng nhiều gần đây như là thước đo giá trị cho một người, một tập thể, sự kiện nào đó… trong tình hình hiện nay. Một người có tâm và tầm là người có năng lực chuyên môn giỏi, có đủ phẩm chất đạo đức và tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng ảnh hưởng tới người khác. Đó có thể nói là con người của thời đại ngày nay, người có khả năng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và tầm nhìn chiến lược cho tương lai rất cần trong xã hội ngày nay, kể cả trong lĩnh vực giáo dục, giảng dạy.

Tâm và tầm là phẩm chất, đích hướng tới của con người.

Có thể nói, tâm và tầm là những tố chất cần thiết của một người, là đích hướng tới của một tập thể, sự kiện nào đó. Mặc dù không dễ gì đạt được tới tâm và tầm, đặc biệt đối với một người nào đó trong công việc của mình, một người làm nghề giảng dạy, gia sư. Nhưng để có thể dạy tốt hay làm tốt công việc của mình, chúng ta cần phấn đấu để có tâm và tầm hay đạo đức và tài năng chuyên môn tốt. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình, đem lại lợi ích cho người khác và xã hội.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về tâm và tầm ở trên đã mang tới cho bạn những gợi ý thiết thực, những thông tin thú vị để tham khảo.  

>> Tìm hiểu thêm bài viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.