close
cách
cách cách cách cách cách

Fomo là gì? Bạn biết gì về hội chứng mà bất cứ ai cũng dễ mắc phải

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu là một trader thì chắc chắn fomo là một thuật ngữ không hề xa lạ. Tuy nhiên, fomo sẽ không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực chứng khoán mà có thể xảy ra trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Vậy, thực chất thì fomo là gì? Hội chứng này có sự tác động và ảnh hưởng ra sao tới việc đưa ra quyết định của con người? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về fomo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa fomo là gì và thông tin cơ bản về fomo

1.1. Hiểu đúng về fomo là gì?

Fomo là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “fear of missing out”. Dịch ra tiếng Việt thì đây chính là “hội chứng sợ bỏ lỡ”. Sự sợ bỏ lỡ ở đây có thể là bỏ lỡ cơ hội, bỏ lỡ trải nghiệm ở mọi lĩnh vực trong đời sống. Điều này có nghĩa là người mắc hội chứng fomo sẽ luôn rơi vào trạng thái sợ hãi vì mình bỏ lỡ điều giúp mình có thể giàu có, giúp mình vui vẻ, hạnh phúc như những người xung quanh mình. Tức là họ luôn sợ khi người xung quanh mình hơn mình điều gì đó chỉ vì mình không lựa chọn làm giống họ. Vì thế mà fomo được hiểu nôm na như một hội chứng sợ hãi vì lựa chọn khác với đám đông.

Fomo là gì
Fomo là gì

Dấu hiệu cũng như hiệu ứng của fomo được phát hiện đầu tiên vào năm 1996 bởi tiến sĩ Dan Hernan, người Israel. Ông là một chuyên gia về marketing và trong một lần theo dõi xu hướng mua hàng của khách hàng, ông đã nhận ra rằng, fomo chính là yếu tố khiến khách hàng không có sự trung thành với thương hiệu. Họ lựa chọn các sản phẩm mới theo số đông để không bỏ lỡ cơ hội được sử dụng sản phẩm mới, sản phẩm tốt hơn hay đơn giản là một xu hướng mua hàng được nhiều người lựa chọn.

Từ nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng fomo có tính lan tỏa rất rộng rãi và nhanh chóng. Nó không chỉ xuất hiện trong một lĩnh vực cụ thể mà nó tồn tại ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ như khi bạn lướt Facebook, thấy người khác đi du lịch check in sang chảnh và bạn cũng muốn được như thế. Do đó mà bạn quyết định dành tất cả những gì mình có để làm được điều đó, cho dù thực tế điều đó không thực sự cần thiết.

Và cũng một nghiên cứu khác chỉ ra rằng khoảng 56% số lượng người dùng mạng xã hội mắc hội chứng fomo. Khi số lượng các trang mạng xã hội gia tăng thì tỷ lệ lan tỏa của fomo cũng có sự tăng trưởng theo đó. Vì thế mà fomo có tính lây lan vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.

1.2. Sự ảnh hưởng của hội chứng fomo

Thực tế chỉ ra rằng hội chứng tâm lý fomo có sự ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng và hành động của con người. Nhất là với sự tác động từ mạng xã hội hiện nay. Dựa theo một khảo sát từ Úc thì có khoảng 60% đối tượng là thanh niên sẽ cảm thấy lo lắng nếu như thấy những người bạn của mình đăng tải các bức hình vui vẻ và họ không được chia sẻ bất cứ thông tin gì về việc đó. Và 51% cho biết nếu như họ không biết bạn bè mình đang làm gì thì họ cũng sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn.

Fomo ảnh hưởng như thế nào
Fomo ảnh hưởng như thế nào

Nghe thì có vẻ khá mơ hồ, thế nhưng, nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy fomo xuất hiện rất rõ ràng và cụ thể để tạo ra sự ảnh hưởng cho con người.

1.2.1. Khiến chúng ta luôn dán mắt vào điện thoại

Cầm điện thoại liên tục, online mọi lúc mọi nơi để cập nhật được tình hình của người thân, bạn bè nhanh chóng nhất có thể. Đó chính là dấu hiệu, biểu hiện cũng như ảnh hưởng của fomo tới con người.

Người mắc hội chứng này luôn trong trạng thái muốn biết người xung quanh mình đang làm gì, trải nghiệm cái gì và liệu họ có vui vẻ, hạnh phúc hay giàu có hơn mình hay không. Từ đó sẽ sinh ra cảm giác lo lắng, sợ hãi vì sợ mình bỏ lỡ điều gì đó để có được những điều tương tự.

1.2.2. Khiến chúng ta mất tập trung

Việc quá quan tâm đến người khác khiến chúng ta không tập trung tinh thần cho công việc của chính mình được. Khi mắc hội chứng fomo, chúng ta để ý những điều kém quan trọng hơn thay vì tập trung cho những vấn đề mình cần giải quyết, từ đó dẫn đến sự kém hiệu quả trong công việc.

1.2.3. Quá sa đà vào những thứ không thực sự cần thiết

Hội chứng fomo khiến con người ta bị ám ảnh bởi những điều mà bản thân mình không có. Khi không lựa chọn theo số đông, ta sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Chính vì thế mà chúng ta sẽ bị cuốn theo vào những điều không thực sự cần thiết mà đơn giản chúng ta làm bởi vì chúng ta muốn giống với mọi người mà thôi.

Sa đà vào những điều không cần thiết
Sa đà vào những điều không cần thiết

Điều này vô tình sẽ tạo ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng như khiến chúng ta lãng phí về thời gian, tiền bạc cũng như công sức cho những vấn đề không thực sự cần thiết hay quan trọng. Đồng thời, khiến cho các vấn đề quan trọng, cần thiết bị ảnh hưởng vì bị chiếm thời gian. 

1.2.4. Bỏ lỡ những giá trị thiết thực trong cuộc sống

Việc bạn quá tập trung và để ý tới người khác khiến bạn quên đi chính bản thân mình. Mình muốn gì, yêu thích điều gì và những ai đang ở bên cạnh mình một cách thật tâm nhất? Bạn không hề để ý hay quan tâm tới những điều ấy. Thay vào đó, bạn chú ý tới những người xung quanh mình nhiều hơn, chú ý tới những thứ họ có, bạn không có rồi cố gắng để đạt được những điều như vậy, cho dù nó không phù hợp, không đúng nhu cầu hay vượt quá khả năng bản thân.

Sự tập trung thái quá như vậy khiến bạn lãng quên đi những khoảnh khắc quan trọng và ý nghĩa với chính mình. Bỏ rơi những người đối xử tốt với bạn để tìm kiếm những sự thỏa mãn tinh thần một cách cố chấp. Đây là điều khiến bạn không thể hạnh phúc khi chính bạn đã từ chối nó.

1.3. Cách để vượt qua fomo để cải thiện chính mình

Với những vấn đề liên quan tới tâm lý như fomo thì việc cải thiện hay thoát khỏi không thể thực hiện trong một sớm một chiều, thay vào đó là một quá trình cố gắng để kiềm chế tâm lý của bản thân.

- Theo dõi các suy nghĩ của bản thân

Hãy rèn cho mình việc ghi nhật ký để theo dõi các suy nghĩ của bản thân. Mỗi một suy nghĩ tiêu cực với việc bạn phải làm gì đó theo người khác hãy ghi lại trong cuốn sổ. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi được tần suất xuất hiện của những suy nghĩ này ở mức độ nào và bạn cần alfm gì để cải thiện điều đó. hãy nghĩ tới những việc khiến bạn ngừng hành động theo suy nghĩ đó và áp dụng cho mình.

Làm gì để vượt qua fomo
Làm gì để vượt qua fomo

- Tránh xa điện thoại và các đồ công nghệ khác

Việc theo dõi, cập nhật thông tin của người khác quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến bạn luôn chú ý vào những điều mà người khác có. Vì thế mà bạn nên tránh xa khỏi các thiết bị công nghệ để quên đi suy nghĩ tới mạng xã hội và thông tin của bạn bè. Có thể lựa chọn đọc sách hay tới một môi trường khác để thay đổi không khí, giúp bạn thoải mái hơn về tinh thần.

- Tập thiền

Thiền sẽ giúp bạn thanh tịnh hơn về tâm hồn, cải thiện được các suy nghĩ tiêu cực và hỗ trợ bạn tập trung hơn trong công việc hiện tại.

2. Hội chứng fomo trong chứng khoán hiện nay

2.1. Bạn hiểu fomo trong chứng khoán là gì?

Với các trader thì fomo là một điều rất quen thuộc nhưng cũng cực kỳ ám ảnh và mang đến sự sợ hãi. Bởi việc mắc hội chứng fomo trong chứng khoán dễ khiến con người ta đưa ra những quyết định sai lầm và dẫn đến thất bại.

Điều này bắt đầu từ sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt của thị trường chứng khoán cũng như tiền ảo mà chúng ta hay biết tới là forex. Những người chơi chứng khoán cần theo dõi hàng ngày về sự tăng trưởng của các loại cổ phiếu khác nhau để đưa ra quyết định về việc mua vào hay bán ra. Và trong trường hợp, một loại cổ phiếu liên tục tăng rất cao và quá nhiều người bàn luận về nó sẽ khiến cho người chơi khác bị ám ảnh và muốn đưa loại cổ phiếu đó về trong tay mình.

Cùng với đó, với tâm lý so sánh bản thân với người khác và xu hướng suy nghĩ về việc nếu mình cũng lựa chọn như vậy thì mình cũng sẽ giàu như họ và việc mua này còn thể hiện bản thân đang ở trong cuộc chơi chứ không phải là người tối cổ với việc đi khác số đông.

Fomo trong chứng khoán là gì
Fomo trong chứng khoán là gì

Sự tổng hợp các biến đổi tâm lý trong fomo này đã khiến cho các trader đầu tư một cách điên cuồng, thiếu sự tỉnh táo, dễ bị chi phối bởi các tác động bên ngoài, từ đó khiến cho họ không thể thích ứng được với sự thay đổi đột ngột từ phía thị trường. Và hậu quả đó chính là sự thua lỗ nặng nề khó kiểm soát.

Trong chứng khoán, fomo không chừa ra bất cứ đối tượng nào, bao gồm cả lính mới, người có kinh nghiệm hay bộ óc thiên tài. Nếu như tìm hiểu thì bạn cũng sẽ biết rằng Isaac Newton cũng mắc hội chứng fomo khi tham gia đầu tư vào công ty South Sea vào năm 1720. Cổ phiếu của công ty này tăng mạnh đã giúp Newton thu về khoảng 7000 bảng Anh sau khi ông thực hiện hóa lợi nhuận. Và điều mà Newton không ngờ là sau đó, cổ phiếu của South Sea vẫn tiếp tục tăng, không thể đứng ngoài đám đông, ông tiếp tục đầu tư và mua về. Thế nhưng, vài tháng sau đó, cổ phiếu của South Sea tụt dốc không phanh khiến Newton mất trắng khoảng 20000 bảng Anh. Từ đó, ông cấm không ai được nhắc đến cái tên South Sea trước mặt mình. 

Sự kiện này cũng là một bài học của Newton cũng như các trader khác. Khi đã vấp ngã bởi fomo, Isaac Newton đã phải thốt lên như sau: “Tôi có thể tính toán sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người”.

2.2. Điều gì dẫn đến fomo trong chứng khoán?

Không phải tự nhiên trong chứng khoán hội chứng fomo diễn ra cực kỳ phổ biến và dễ nảy sinh. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự hình thành của hội chứng tâm lý này.

2.2.1. Sợ bỏ lỡ cơ hội

Đây chính là trạng thái tâm lý cực kỳ dễ gặp với các nhà đầu tư. Sự ám ảnh của việc thành công và làm giàu khiến cho họ cố chấp với những cổ phiếu mình đang có. Và khi nó càng tăng thì việc bán ra sẽ càng ngập ngừng hơn, do vậy mà khi cổ phiếu rớt giá, các nhà đầu tư sẽ khó để có thể xoay chuyển tình hình. 

2.2.2. Kém hiểu biết về thị trường

Không phải ai chơi chứng khoán cũng có sự hiểu biết tường tận, rõ ràng về thị trường. Nhất là với các lính mới thì hầu hết chỉ chơi theo kinh nghiệm, hướng dẫn của người đi trước, chơi nhiều để làm quen với thị trường và đúc kết kinh nghiệm.

nguyên nhân hình thành fomo trong chứng khoán
Nguyên nhân hình thành fomo trong chứng khoán

Tuy nhiên, cách chơi như trên sẽ mang đến khá nhiều rủi ro tăng cao. Việc tìm hiểu về thị trường sẽ giúp bạn bản lĩnh hơn cũng như có thể tránh được sự ảnh hưởng của fomo trong quá trình đầu tư sinh lời của mình.

2.2.3. Đặt quá nhiều kỳ vọng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của fomo chính là việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào thị trường. Khi sự kỳ vọng quá lớn thì việc đầu tư sẽ càng mạnh tay hơn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán lại không bao giờ đơn giản để định nghĩa hay thao túng. Vì vậy mà với những suy nghĩ chủ quan mang tính cá nhân sẽ khiến cho các trader dễ dàng mắc sai lầm hơn bao giờ hết.

 2.2.4. Tự tin hoặc tự ti thái quá

Tự tin thái quá là điều khiến cho fomo có thể thúc đẩy và sai khiến các nhà đầu tư. Khi quá muốn thể hiện bản thân, cho thấy mình là người thông minh thì việc phán đoán sẽ bị kém đi. Từ đó sẽ mang đến những hậu quả khó lường cho việc chứng tỏ bản thân này.

Bên cạnh đó, việc quá tự ti cũng là một trong những yếu tố giúp cho fomo lan tỏa mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là những người tự ti càng dễ để fomo có thể điều khiển. Những người này cho dù có phán đoán đúng nhưng lại thiếu sự quyết đoán, không tin tưởng vào bản thân để có thể thực hiện tốt kế hoạch ban đầu.

2.2.5. Ham muốn chiến thắng quá lớn

Có tham vọng là tốt, nhưng điều gì quá cũng sẽ không tốt. Việc tham vọng với một chiến thắng đậm trong chứng khoán sẽ là nguyên nhân khiến bạn thất bại nhiều hơn bởi sự chi phối của fomo. 

2.3. Thoát bẫy fomo trong chứng khoán như thế nào?

Khi đã hiểu được fomo là gì cũng như tác động của fomo trong chứng khoán thì làm sao để có thể vượt qua cạm bẫy của fomo trong lĩnh vực đầu tư này? 

2.3.1. Tìm hiểu kỹ về thị trường chứng khoán

Muốn là một nhà đầu tư giỏi và giảm thiểu được các rủi ro thì việc hiểu thị trường chứng khoán là điều bất buộc. Bạn không cần phải rõ nhưng cần nắm được các thông tin nền tảng về thị trường cộng với các tin tức về doanh nghiệp hàng ngày để có thể đưa ra được các dự đoán về xu hướng được chính xác và dễ xảy ra hơn.

2.3.2. Giữ cho mình sự kiên định và tỉnh táo

Cách thoát bẫy fomo
Cách thoát bẫy fomo

Là một nhà đầu tư, bạn cần có cho mình một cái đầu lạnh để đủ tỉnh táo trong việc xác thực, chọn lựa các thông tin chính xác, hữu ích cho mình. Mỗi ngày, sẽ có hàng trăm thông tin khác nhau về thị trường chứng khoán, tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng đúng sự thật và bạn có thể tận dụng cho mình. Sự tỉnh táo để giúp bạn phân biệt và sàng lọc.

Kiên định chính là việc tin tưởng và quyết tâm đi theo kế hoạch ban đầu mà bản thân đã đề ra. Rất nhiều nhà đầu tư thường hay thay đổi mỗi khi thị trường biến động, điều này khiến họ bị thị trường chi phối và fomo rất dễ khiến họ đưa ra quyết định sai lầm. Sự kiên định sẽ giúp nhà đầu tư tránh xa được fomo khi tập rung cho việc thực hiện kế hoạch của bản thân thay vì để ý người khác.

2.3.3. Đúng thời điểm

Việc xác định được đúng thời điểm để tiến hành cắt lỗ sẽ giúp các nhà đầu tư bảo toàn được cho mình một phần vốn. Khi cổ phiếu có dấu hiệu chạm đáy hay đu đỉnh thì bạn cần mạnh tay cắt lỗ cho mình, điều này giúp bạn tránh được việc thua lỗ hoàn toàn cũng như là cách để bạn tái đầu tư sau đó.

Trên đây là trọn vẹn các thông tin về fomo gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ fomo là gì và những thông tin quan trọng khác về fomo.

Seeding là gì? Để Seeding mang lại hiệu quả tốt cần lưu ý những gì?

Seeding là gì? Những lợi ích mà seeding mang đến là gì? Làm sao để seeding hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Seeding là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.