Follow up trong tiếng Anh có nghĩa là “theo sát”, chỉ hành động theo sau một hành động xảy ra trước đó. Cụ thể ý nghĩa của Follow up trong tiếng Anh là gì và cụm từ này được ứng dụng trong công việc như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
Follow up có nghĩa là theo dõi, giám sát, thèm kèm,.. Follow up dùng để diễn tả hành động nối tiếp với một điều gì đó xảy ra trước đó.
Ví dụ: The audiencies can have the follow-up question after the presentation. (Khán giả có thể có những câu hỏi theo sau buổi thuyết trình)
Follow up cũng có nghĩa là hành động được thực hiện để kết thúc hành động trước đó hoặc khiến hành động trước đó trở nên thành công, tốt đẹp hơn.
Ví dụ: The letter was a follow-up to a meeting held last week in which the product development strategy was raised. (Lá thư là phần tiếp theo của cuộc họp được tổ chức tuần trước trong đó chiến lược phát triển sản phẩm được đưa ra.)
Bên cạnh cụm từ Follow up, còn có một số cụm động từ bắt nguồn từ động từ Follow như sau:
Follow on: đi để gặp lại ai đó sau khi họ vừa rời khỏi bạn
Follow through: làm những điều cần thiết để hoàn thành một cái gì đó hoặc khiến chúng trở nên thành công.
Follow your nose (idiom): làm theo linh cảm, theo cảm tính
Follow up còn là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng sau quá trình phỏng vấn. Ứng viên sau khi kết thúc buổi phỏng vấn có thể chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để theo sát quá trình đánh giá của nhà tuyển dụng, tạo ấn tượng tốt và tăng cơ hội được chọn cho bản thân.
Các hành động follow up sau phỏng vấn có thể bao gồm gọi điện, gửi email. Ví dụ sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, ứng viên có thể gửi cho nhà tuyển dụng thư cảm ơn vì họ tạo cho bạn cơ hội được thể hiện khả năng của mình. Tiếp theo, bạn cũng có thể gửi email để bổ sung thông tin về những câu trả lời mà bạn cảm thấy chưa hài lòng hoặc chưa trả lời được trong buổi phỏng vấn. Email này sẽ giúp bạn khiến cho kết quả buổi phỏng vấn tốt đẹp hơn.
Trong trường hợp đến lịch hẹn kết quả phỏng vấn mà bạn vẫn không thấy hồi âm từ nhà tuyển dụng, ứng viên có thể gửi email nhắc nhà tuyển dụng về lịch hẹn này. Một email ngắn gọn, lịch sự sẽ giúp ứng viên có được thông tin mình mong đợi, đồng thời thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình thực sự quan tâm vị trí công việc này.
Trong trường hợp bạn không vượt qua vòng phỏng vấn, không có được công việc như mong muốn, bạn cũng cần phản hồi lại thư để cảm ơn nhà tuyển dụng, đồng thời bày tỏ hy vọng được gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Hành động “follow up” này sẽ giúp bạn có được thiện cảm với nhà tuyển dụng và trong tương lai, biết đâu điều này lại có ích với bạn trong con đường sự nghiệp.
Hoạt động Follow up trong kinh doanh là những hoạt động thu thập thông tin, phân tích hành vi khách hàng. Đây là hoạt động theo sát để làm hài lòng khách hàng, khai thác sâu những thông tin của khách hàng để thấu hiểu rõ hơn, từ đó khiến cho công việc kinh doanh, bán hàng trở nên thuận lợi.
Đặc biệt, thuật ngữ “follow up call” là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với nhân viên kinh doanh và nhân viên chăm sóc khách hàng. Follow-up call là những cuộc gọi tới khách hàng để thu hút khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Trước khi thực hiện các cuộc Follow-up call, nhân viên bán hàng cần phải đặt mục tiêu trước khi thực hiện cuộc gọi, nhằm giới thiệu sản phẩm, chốt đơn hàng hay thông tin đến khách hàng về các chương trình, dịch vụ khuyến mãi của doanh nghiệp. Thực hiện các cuộc Follow-up call giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng, thu hút khách hàng khi khách đang có sự cân nhắc, đắn đo giữa nhiều sản phẩm của nhiều đối thủ khác nhau.
Bên cạnh việc thực hiện “Follow up call”, doanh nghiệp còn có thể thực hiện các “Follow up email”. Các email có thể được gửi tới khách hàng với mục đích như thu thập thông tin khách hàng, yêu cầu đặt lịch hẹn gặp gỡ với khách hàng, cảm ơn khách hàng vì đã gắn bó với doanh nghiệp.
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Follow up là gì” và ứng dụng của thuật ngữ này trong quá trình sau phỏng vấn và trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, để bạn có thể sử dụng linh hoạt từ Follow up trong những trường hợp cụ thể.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ