close
cách
cách cách cách cách cách

Event manager là gì? Làm gì để có thể trở thành một event manager?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Event manager là gì? Đây là một vị trí không thể thiếu trong ngành tổ chức sự kiện và đặc biệt là trong các công ty, doanh nghiệp thường xuyên có các hoạt động được diễn ra. Event đang ngày càng có sự tác động một cách rõ nét và mạnh mẽ hơn đến hoạt động kinh doanh cũng như trong đời sống giải trí, sinh hoạt của con người. Vì thế mà event manager ngày càng cho thấy được tầm quan trọng của mình trong việc định hướng và đảm bảo sự kiện được diễn ra suôn sẻ. Vậy, chính xác nhất thì event manager là gì và làm thế nào để trở thành một event manager chuyên nghiệp? Cùng khám phá ngay sau đây nhé!

1. Giải đáp thắc mắc event manager là gì?

Event manager là một thuật ngữ tiếng Anh, trong tiếng Việt thì thuật ngữ này được hiểu là “nhà quản lý sự kiện” hay “giám đốc sự kiện”. Về cơ bản thì đây là vị trí quản lý cao nhất trong vấn đề tổ chức sự kiện của doanh nghiệp, event manager sẽ đóng vai trò là quản lý, điều phối và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan tới sự kiện được tổ chức trong công ty, doanh nghiệp.

Event manager là gì
Event manager là gì

Các sự kiện hiện nay có thể có quy mô lớn hoặc nhỏ. Và tùy theo đó thì yêu cầu và độ khó của công tác quản lý, tổ chức sự kiện cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì yêu cầu được đặt ra đó là sự kiện được diễn ra cần suôn sẻ và đảm bảo được hiệu quả cần có. 

Một sự kiện có thể mang tính chất giải trí, hợp tác làm ăn hay gây quỹ cộng đồng,... Và các chương trình trong sự kiện cần làm nổi bật được mục đích chính nhất. Do đó mà event manager sẽ đóng vai trò là người chủ xị, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ để chắc chắn sự kiện thể hiện rõ được vai trò của mình.

Với việc là người chịu trách nhiệm chu toàn mọi vấn đề liên quan tới sự kiện, event manager có một khối lượng công việc cực kỳ lớn và áp lực không hề nhỏ. Chính vì thế mà nếu không biết cách sắp xếp, kiểm soát tốt thì bạn sẽ khó để có thể đảm nhận được vị trí này. 

Mặc dù vậy, với sự phát triển của ngành tổ chức sự kiện đang cực kỳ mạnh mẽ như hiện nay thì event manager vẫn luôn là vị trí được nhiều bạn trẻ hướng tới để thực hiện đam mê cũng như mục tiêu của bản thân. Vì thế mà tìm hiểu toàn diện những khía cạnh liên quan đến event manager sẽ giúp bạn có sự định hướng tương lai tốt hơn. 

Nhà quản lý sự kiện
Nhà quản lý sự kiện

2. Event manager thực hiện những công việc gì?

Nếu như đã hiểu event manager là gì thì thông tin về công việc của event manager sẽ là điều bạn không nên bỏ lỡ. Những công việc của một nhà quản lý sự kiện có thể kể đến như:

- Nghiên cứu và nắm bắt về nhu cầu, mục đích tổ chức sự kiện

- Đề xuất các ý tưởng, loại hình sự kiện phù hợp. Đồng thời nêu ra những khoản kinh phí, yêu cầu đối với sự kiện được diễn ra

- Tổng hợp các kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết và đánh giá tính khả thi, phù hợp để lựa chọn kế hoạch đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra

- Liên hệ và tìm kiếm các nhà cung cấp, nhà thầu cho từng mục của sự kiện

- Phân chia hạng mục công việc cho từng cá nhân phụ trách tương ứng

- Quản lý và điều phối các hoạt động chuẩn bị tổ chức cho sự kiện. Nắm bắt chính xác thông tin diễn giả, số lượng khách mời cần có mặt trong sự kiện

- Đảm bảo tình hình an ninh và y tế cho địa điểm diễn ra sự kiện. Cần phân phối, quản lý tốt các địa điểm đỗ xe lý tưởng cho khách tới tham gia sự kiện.

Mô tả công việc event manager
Mô tả công việc event manager

- Thực hiện kiểm tra mọi công tác cho sự kiện trước khi sự kiện được bắt đầu

- Trực tiếp đón tiếp các khách mời quan trọng của sự kiện

- Xử lý và giải quyết các tình huống phát sinh bất ngờ

- Điều phối, giám sát công tác dọn dẹp sự kiện, đảm bảo vệ sinh cảnh quan môi trường xung quanh

- Tổng kết, đánh giá sự kiện để đưa ra những bài học kinh nghiệm

Đây là những công việc cơ bản của event manager. Với khối lượng và yêu cầu công việc cao, event manager đòi hỏi người đảm nhận phải có những kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp để đảm bảo được hiệu quả công việc cần có. 

3. Yêu cầu công việc và quyền lợi của event manager

3.1. Yêu cầu công việc với vị trí event manager

Muốn trở thành một event manager, bạn sẽ cần thỏa mãn cũng như đạt được các yêu cầu đề ra sau đây.

3.1.1. Các yêu cầu chung

Yêu cầu công việc
Yêu cầu công việc

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tổ chức sự kiện, marketing, truyền thông,...

- Có kinh nghiệm tổ chức sự kiện từ 3 - 5 năm với vị trí từ trưởng nhóm trở lên

- Có sự am hiểu về các hình thức, thể loại sự kiện phổ biến hiện nay

- Nắm bắt nhanh các xu hướng tổ chức sự kiện trên thế giới

- Có ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tốt và hòa đồng

- Biết cách làm việc nhóm và khả năng kết nối với các bộ phận khác một cách hiệu quả

- Có nhiều mối quan hệ, đặc biệt là với KOL, người nổi tiếng

- Biết cách tổ chức, phân công và sắp xếp công việc

3.1.2. Tố chất để gắn bó với nghề

Việc sở hữu và đáp ứng các yêu cầu cơ bản của event manager mới chỉ giúp bạn thực hiện tốt vai trò của mình mà thôi. Điều đặt ra đó chính là sự gắn bó với nghề lâu dài không phải là điều dễ dàng. Vì thế, để bạn có thể gắn bó hơn với công việc của mình thì một số tố chất sau là rất cần thiết.

Tố chất cần có
Tố chất cần có

- Sự điềm tĩnh

Tổ chức sự kiện luôn sẽ có những yếu tố rủi ro, bất ngờ xuất hiện. Vì thế mà nếu không có sự bình tĩnh thì bạn sẽ rất khó để có thể xử lý vấn đề một cách tốt nhất. Chưa kể đến, nếu mất bình tĩnh bạn còn có thể khiến cho sự kiện trở nên bát nháo và tồi tệ hơn. 

Học cách điềm tĩnh sẽ giúp bạn suy nghĩ, soi xét vấn đề được thấu đáo, rõ ràng hơn. Từ đó có thể đưa ra cách thức giải quyết ổn thỏa nhất.

- Sự chủ động và quyết đoán

Một event manager cần có sự chủ động và quyết đoán cao trong công việc. Đây là tố chất mà bạn nên có ngay từ thời điểm còn là một nhân viên, bởi nếu không thể hiện được tố chất thì sẽ rất khó để lên được vị trí leader.

Bạn cần chủ động trong việc nắm bắt các vấn đề và nguyên nhân xảy ra cùng với đó là quyết đoán trong việc đưa ra cách thức xử lý. Cần phân biệt rõ như thế nào là sự chủ động trong công việc và sự vượt quyền để có cách hành xử phù hợp nhất.

- Cách tổ chức công việc

Một nhà quản lý sự kiện giỏi cần biết cách tổ chức, sắp xếp tốt khối lượng công việc của chính mình. Bởi nếu bạn không giải quyết tốt vấn đề của bản thân thì sẽ rất khó để tạo nên một sự kiện thành công.

Cách tổ chức công việc
Cách tổ chức công việc

- Có sức khỏe tốt

Sức khỏe là yếu tố cực kỳ quan trọng với những người hoạt động trong ngành tổ chức sự kiện, đặc biệt là với event manager. Việc đảm bảo sức khỏe không chỉ đảm bảo cho chính bạn mà còn cho cả sự kiện khi event manager có vai trò là người đứng đầu. Do đó mà sức khỏe tốt cũng là điều cần có để bạn gắn bó với công việc này.

3.2. Quyền lợi của một event manager như thế nào?

Là một quản lý cấp cao thì chắc chắn event manager sẽ được hưởng đầy đủ các đãi ngộ của một quản lý trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều mà nhiều bạn tò mò nhất đó chính là mức thu nhập của một event manager hiện nay.

Dựa trên các khảo sát thực tế hiện nay thì mức lương thấp nhất của event manager là 10 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất là 67,5 triệu đồng/tháng. Mức lương trung bình của vị trí này sẽ rơi vào khoảng 21,5 triệu đồng/tháng. 

Sự chênh lệch trong mức thu nhập của event manager đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, những yếu tố tác động đến lương của event manager có thể kể đến như quy mô hoạt động của công ty, địa điểm, mức độ uy tín, chất lượng của công ty tổ chức sự kiện và năng lực của event manager. 

Quyền lợi của event manager là gì
Quyền lợi của event manager là gì

Để có một mức thu nhập ổn định thì bạn sẽ cần trau dồi, hoàn thiện bản thân. Cùng với đó là tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm event manager hấp dẫn để gia tăng cơ hội cải thiện thu nhập của chính mình.

Hiện nay, nhu cầu tổ chức sự kiện ngày càng tăng cao, đây sẽ là cơ hội dành cho các bạn ứng viên khi theo đuổi ngành tổ chức sự kiện. Và việc biết tận dụng lợi thế cũng như học cách phát triển bản thân ngay từ bây giờ thì bạn sẽ có một nền tảng thuận lợi hơn để tiến tới vị trí event manager trong tương lai.

Trên đây là thông tin tổng hợp về event manager. Hy vọng rằng, thông qua chia sẻ được cập nhật trong bài, bạn đã hiểu được event manager là gì cũng như yêu cầu và quyền lợi dành cho nhà quản lý sự kiện.

Top 4 kênh truyền thông nội bộ mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ

Kênh truyền thông nội bộ là gì? Đâu là những kênh truyền thông nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp? Cùng khám phá ngay nhé!

Kênh truyền thông nội bộ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.