Tổng hợp các động từ tiếng Anh thông dụng nhất bạn cần ghi nhớ
Tổng hợp các động từ tiếng Anh thông dụng nhất bạn cần ghi nhớ
Bạn cần nắm vững cách sử dụng động từ tiếng Anh thông dụng để có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo nhất. Bài viết dưới đây sẽ mang đến lượng kiến thức hữu ích về động từ tiếng Anh thông dụng.
Động từ trong tiếng Anh là một từ loại được sử dụng thường xuyên để mô tả hành động của con người hoặc chủ thể hoạt động. Động từ trong tiếng Anh chiếm một khối lượng từ vựng không hề nhỏ, nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, sẽ có những động từ thông dụng thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp hay trong các kỳ thi.
Trong thực tế, động từ là một trong những thành phần chính trong câu. Ta không thể viết một câu hoàn chỉnh mà không có động từ trong đó. Ví dụ:
- Nam is tall. (Nam thì cao): động từ “is” ở đây là động từ “tobe” không thể hiện hành động mà biểu thị trạng thái của chủ thể.
- Minh plays badminton. (Minh chơi cầu lông): động từ “plays” ở đây thể hiện hành động của chủ thể được nhắc tới.
Có một số vị trí đứng thường gặp của động từ, cụ thể:
- Động từ đứng sau chủ ngữ
Ví dụ: Ngoc Anh works very hard. (Ngọc Anh làm việc rất chăm chỉ)
- Động từ thường đứng sau trạng từ chỉ tần suất như always (luôn luôn), usually (thường thường), often (thường), sometimes (đôi khi), seldom (hiếm khi), never (không bao giờ).
Ví dụ: She often does yoga in the afternoon. (Cô ấy thường xuyên tập yoga vào mỗi buổi chiều)
Chúng ta cùng tìm hiểu thêm cách phân chia các động từ cơ bản trong tiếng Anh và bảng những động từ tiếng Anh thông dụng nhất dưới đây nhé.
Trợ động từ là các động từ được sử dụng trong câu để hỗ trợ các động từ khác và tạo nên một cấu trúc câu hoàn chỉnh về thì động từ, hay các thể bị động.
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng 3 trợ động từ trong tiếng Anh là to do, to be, to have.
Trợ động từ | Cách sử dụng | Ví dụ |
To be | Được sử dụng cho các thể tiếp diễn và bị động | -He is swimming now. (Anh ấy đang bơi) -The national building was built in 2000. (Tòa nhà quốc tế được xây dựng năm 2000.) |
To have | -Thường được sử dụng trong các thì hoàn thành, cụ thể như hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành. | -We have met when I was seven. (Chúng tôi đã gặp nhau khi tôi 7 tuổi) -He had already made dinner when we came. (Anh ấy đã chuẩn bị xong bữa tối khi chúng tôi đến.) |
To do | -Được sử dụng cho các thì đơn, trong các trường hợp như: -Trong câu phủ định -Trong câu nghi vấn -Nhấn mạnh hành động | -I do not know how to make Chung cake. (Tôi không hề biết làm thế nào để làm bánh chưng.) -Do you know how to cook Spaghetti ? (Bạn có biết nấu món Spaghetti không?) -He does cook Chinese food very well. (Anh ấy nấu món Trung rất tốt.) |
Động từ khuyết thiếu cũng là một loại trợ động từ. Cùng tìm hiểu cách sử dụng của những trợ động từ này cũng như tham khảo một số ví dụ cụ thể dưới đây nhé.
Động từ khuyết thiếu | Cách sử dụng | Ví dụ |
Can | -Thể hiện khả năng của một người, vật -Sự xin phép, hỏi ý kiến | -She can play tennis. (Cô ấy có thể chơi tennis) -Can I borrow your note for final exam next week? (Tôi có thể mượn những cuốn ghi chú của bạn để chuẩn bị cho kì thi cuối kì không?) |
Could | -Diễn tả một việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai nhưng không chắc chắn. -Sự xin phép hay yêu cầu lịch sự hơn “can” -Khả năng của người hoặc vật ở thời điểm trong quá khứ. | -The phone is ringing. It could be Peter. (Điện thoại đang rung. Có thể là Peter đang gọi tôi.) -Could you receive the parcel for Linh? (Bạn có thể nhận bưu phẩm hộ Linh được không?) -Nhat Anh could speak Japanese when he was five. (Nhật Anh có thể nói tiếng Nhật khi anh ấy 7 tuổi) |
May | -Diễn tả khả năng xảy ra của một sự việc cao -Xin phép ai khi muốn làm gì đó | -I may go shopping tomorrow. (Tôi có thể sẽ đi mua sắm vào ngày mai.) -May I open your computer? (Tôi có thể mở máy tính của bạn chứ.) |
Must | -Diễn tả sự cần thiết hay bắt buộc phải làm gì ở hiện tại hoặc tương lai. -Diễn tả sự bắt buộc phải làm cái gì đó đến từ phía người nói. -Được dùng để chỉ sự cấm đoán | -He must goes abroad for the next project. (Anh ấy phải đi nước ngoài cho dự án sắp tới) -I must study hard for the final exam on Saturday. (Tôi cần phải ôn luyện cho bài thi cuối kì vào thứ Bảy.) -We mustn’t stand in the second floor. (Chúng ta không được đứng ở tầng 2) |
Shall | -Dùng trong cấu trúc của thì tương lai -Diễn tả một lời hứa, một sự quả quyết hay đe dọa. | -I shall visit my old friends next week. (Tôi sẽ đi thăm những người bạn cũ của tôi vào tuần tới.) -Don’t worry, I shall finish it tonight. (Đừng quá lo lắng, tôi sẽ hoàn thành nó trong tối nay.) |
Should | -Diễn tả một lời khuyên -Nói về một suy luận logic | -He should learn Physics hard. (Anh ấy nên học môn Vật lý chăm chỉ.) -It is 8 o’clock, I should prepare for my presentation. (Đã 8 giờ rồi, tôi nên chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình) |
Will | -Diễn tả một tình huống có thể xảy ra ở tương lai -Đưa ra quyết định ngay tại thời điểm nói -Đưa ra lời đề nghị, yêu cầu | -I will go out with my friends right now. (Tôi sẽ ra ngoài với bạn bây giờ) -Will you have coffee with me? (Bạn sẽ đi uống cà phê với tôi chứ) |
Would | -Diễn tả một giả định trong quá khứ về một tình huống có thể xảy ra ở tương lai -Dùng trong lời mời một cách lịch sự | -He was very tired so that he would get up late tomorrow. (Anh ấy rất mệt vì vậy anh ấy có thể thức dậy muộn vào sáng mai) -Would you like to have meals with me? (Bạn có muốn có một bữa tối với tôi không) |
-Nội động từ là những động từ không có tân ngữ theo sau nhưng vẫn diễn tả đầy đủ ý nghĩa của câu. Chính bởi trong câu có chứa nội động từ không có tân ngữ theo sau nên câu đó sẽ không được chuyển sang thể bị động.
Ví dụ:
+ She runs. (Cô ấy chạy bộ)
+ He cried yesterday. (Anh ấy khóc vào hôm qua)
-Ngoại động từ là những động từ cần có tân ngữ theo sau, có thể là tân ngữ chỉ người hoặc chỉ vật thì câu đó mới có đầy đủ ý nghĩa.
Có thể phân biệt chúng như sau: Ngoại động từ đơn là những động từ chỉ cần một tân ngữ theo sau, trong khi ngoại động từ ghép cần có đến hai tân ngữ. Hai tân ngữ trong câu có chứa ngoại động từ kép thường là tân ngữ trực tiếp (chỉ người hoặc vật tác động trực tiếp của động từ), tân ngữ gián tiếp (chỉ người hoặc vật nhận được tân ngữ trực tiếp từ chủ ngữ)
Ví dụ cụ thể để phân biệt:
Ngoại động từ đơn: He reads book in the free time. (Anh ấy đọc sách lúc rảnh rỗi.)
+ She often listens to music before sleeping. (Cô ấy thường xuyên nghe nhạc trước khi đi ngủ)
Ngoại động từ kép: He gave her a gift. (Anh ấy tặng cho cô một món quà)
Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
walk | /wɔ:k/ | đi bộ |
run | /rʌn/ | chạy |
tiptoe | /’tiptou/ | đi nhón chân |
crawl | /krɔ:l/ | bò, trườn |
carry | /’kæri/ | mang, vác |
lift | /lift/ | nâng lên, nhấc lên |
throw | /θrou/ | ném, vứt, quăng |
bend | /bend/ | cúi xuống |
dive | /daiv/ | nhảy lao đầu xuống nước, lặn |
jump | /dʤʌmp/ | nhảy, giật mình |
crouch | /kautʃ/ | né, núp |
lean | /li:n/ | dựa, tựa, chống |
kneel | /ni:l/ | quỳ |
hist | /hit/ | đánh |
push | /puʃ/ | đẩy |
pull | /pul/ | kéo |
laugh | /lɑ:f/ | cười |
teach | /ti:tʃ/ | dạy, dạy học |
swim | /swim/ | bơi |
knit | /nit/ | đan |
write | /rait/ | viết |
hammer | /’hæmə/ | đóng, nện |
listen | /’lisn/ | nghe |
cry | /krai/ | khóc |
cook | /kuk/ | nấu |
try | /trai/ | cố gắng, thử |
leave | /li:v/ | rời khỏi |
call | /kɔ:l/ | gọi |
seem | /si:m/ | có vẻ, dường như |
feel | /fi:l/ | cảm thấy |
use | /ju:s/ | sử dụng |
give | /giv/ | cho đi |
want | /wɔnt/ | muốn |
look | /luk/ | nhìn |
come | /kʌm/ | đến |
think | /θiɳk/ | suy nghĩ |
see | /si:/ | thấy, nhìn |
take | /teik/ | lấy đi |
get | /get/ | lấy, trở nên |
say | /sei/ | nói |
know | /nou/ | biết |
Trên đây là phân loại các động từ tiếng Anh thông dụng cũng như một số động từ thường gặp. Việc sử dụng những động từ này thường xuyên sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng một cách nhanh chóng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể học tiếng Anh tốt hơn.
>> Xem thêm ngay:
04/04/2023
15/06/2022
30/01/2021
08/10/2020