Sacombank – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín sở hữu hơn 561 chi nhánh trên khắp đất nước Việt Nam. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng của ngân hàng này là tương đối cao. Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ứng viên. Sở hữu đơn xin việc chuẩn và thu hút sẽ giúp bạn có cơ hội cao hơn các ứng viên khác. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra cách viết đơn xin việc Sacombank chuẩn và thu hút nhà tuyển dụng nhất! Cùng theo dõi với Vieclam123.vn nhé!
Trong bộ hồ sơ xin việc tiêu chuẩn mà một ứng viên bắt buộc phải có khi đi xin việc tại bất kỳ đâu, đơn xin việc là văn bản được xếp đầu tiên. Nhìn vào thứ tự ưu tiên đủ để bạn nhận ra tầm quan trọng của đơn xin việc. Vậy đơn xin việc là gì mà lại quan trọng đến như thế?
Đơn xin việc (hay còn được viết là Thư xin việc) là một văn bản được yêu cầu đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc ứng viên. Đơn xin việc được viết với mục đích bày tỏ nguyện vọng của ứng viên về việc ứng tuyển vào vị trí đang tuyển dụng của công ty. Qua đơn xin việc, ứng viên trình bày những điểm mạnh của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng tiếp tục xem tiếp hồ sơ và cho ứng viên cơ hội đi tiếp vào vòng phỏng vấn.
Nội dung của đơn xin việc thường ngắn gọn và được trình bày trang trọng (formal) hơn nhiều so với CV xin việc. Nhưng các nhà tuyển dụng thường đặc biệt quan tâm tới đơn xin việc của ứng viên. Nhìn vào đó, nhà tuyển dụng sẽ có đánh giá sơ bộ về bản thân ứng viên, khả năng và mong muốn làm việc của ứng viên.
Đơn xin việc có thể viết tay hoặc đánh máy, tùy thuộc vào sự yêu cầu của doanh nghiệp, sở thích của ứng viên. Bạn nên đọc kỹ mô tả công việc (Job details) để nắm vững các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tại Sacombank, cả hai loại đơn đều được chấp nhận.
Một lá đơn xin việc giống như một bài văn, bạn cần xác định bố cục và dàn bài trước khi bắt đầu thực hiện để đảm bảo không bỏ sót những gì cần thiết. Bố cục của đơn xin việc gồm ba phần: Mở đơn, thân đơn và kết đơn.
- Mở đơn: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lời chào, thông tin ứng viên
- Thân đơn: Phần chính của đơn xin việc, bao gồm lý do bạn viết đơn, trình bày các thông tin về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng để thuyết phục nhà tuyển dụng vì sao bạn xứng đáng với vị trí tuyển dụng.
- Kết đơn: Kết đơn là lời khẳng định những mong muốn và nguyện vọng của bản thân, đồng thời đưa ra lời cam kết, lời cảm ơn với nhà tuyển dụng, ký tên tại cuối đơn.
- Tương tự mọi lá đơn khác, phần mở đầu của đơn xin việc bao gồm các thông tin:
+ Quốc hiệu: “CỘNG HOÀ XÃ HỘI VIỆT NAM”
+ Tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc”
+ Tên đơn: “ĐƠN XIN VIỆC” hoặc “ĐƠN XIN VIỆC SACOMBANK”
Bạn cần thực hiện căn chỉnh giữa 3 thông tin trên, tên đơn nên viết/ đánh máy với kích cỡ lớn hơn từ 2 – 3 mức để tạo sự nổi bật.
Bạn cũng có thể dán ảnh thẻ kích cỡ 3x4 của mình ở góc bên trái đơn xin việc, thông tin này không bắt buộc.
- Bạn viết đơn xin việc gửi cho ai? Hãy xác định chính xác chi nhánh Sacombank mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn có thể tìm hiểu được tên của người đại diện chi nhánh, viết vào đây sẽ giúp bạn thể hiện rằng bạn thật sự hiểu về công việc, về doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển. Nếu không, bạn có thể viết chung là phòng nhân sự của doanh nghiệp. Tham khảo gợi ý sau: “Kính gửi: phòng nhân sự Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh … thành phố …”
- Nêu ngắn gọn thông tin cá nhân của bạn:
“Tôi tên là:…
Sinh năm:…
Địa chỉ thường trú:…”
Thân đơn là nội dung chính của đơn xin việc vì thế bạn cần đầu tư thời gian cũng như công sức để viết sao cho đầy đủ và thuyết phục nhất.
Đầu tiên, bạn cần nêu ra lý do viết đơn: hãy ghi rõ vị trí mà bạn ứng tuyển, đồng thời đề cập tới nơi mà bạn biết đến thông tin tuyển dụng (ví dụ như website của Sacombank, website tìm việc, …)
Thứ hai, cung cấp thông tin về học vấn của bạn liên quan tới vị trí ứng tuyển. Nếu bạn sở hữu tấm bằng Khá Giỏi của một trường Đại học danh giá, tại sao lại không viết ra để gây sự chú ý với nhà tuyển dụng? Bên cạnh đó, một số bằng cấp liên quan tới công việc bạn cũng nên đề cập tới.
Tiếp theo, đề cập tới kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm chuyên môn của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu ái những ứng viên có kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt là ngành ngân hàng. Hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có kinh nghiệm và bạn là người phù hợp với vị trí này!
Thứ tư, các kỹ năng liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển cũng là yếu tố giúp bạn ghi điểm. Kỹ năng tốt sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng công việc. Nhà tuyển dụng sẽ rất hứng thú với những ứng viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn xuất sắc trong kỹ năng.
Cuối cùng, nếu bạn tham gia các hoạt động hay sở hữu những bằng cấp, thành tích trong thời gian đi học, đi làm trước đây, hãy nêu đại diện 1 – 2 thông tin trong đơn xin việc. Doanh nghiệp sẽ rất ưa thích những ứng viên năng động và nhiệt huyết.
Đầu tiên, bạn cần nhấn mạnh lại mong muốn được làm việc tại vị trí bạn ứng tuyển của ngân hàng Sacombank. Đồng thời gợi mở cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn mong muốn sớm có được cơ hội gặp gỡ chính thức với họ để thể hiện bản thân. Bạn cần cung cấp số điện thoại và địa chỉ email để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn.
Tiếp theo, hãy đưa ra lời cam kết nếu bạn được nhận bạn sẽ làm gì. Thông thường, lời cam kết thường là “sẽ không ngừng học hỏi và phấn đấu hết mình cho công việc”. Tuy nhiên, hãy sáng tạo theo cách riêng để có thể tạo sự khác biệt nhé!
Yếu tố không thể thiếu là lời cảm ơn tới công ty. Lời cảm ơn chân thành sẽ thể hiện bạn là người lịch sự.
Cuối cùng, ở góc bên phải dưới cùng của lá đơn, bạn cần trình bày ngày viết đơn, ký tên và ghi rõ họ tên của mình. Chữ ký giúp bạn chứng minh lá đơn được viết trên tinh thần tự nguyện, đồng thời cam kết thông tin bạn đưa ra là đúng sự thật.
Về nội dung, mọi thông tin bạn đưa ra trong đơn xin việc cần ngắn gọn và súc tích. Trên thực tế, bạn đã có CV xin việc và sơ yếu lý lịch để trình bày chi tiết các thông tin. Hãy tóm lược chỉ những gì thật sự thu hút để không làm nhà tuyển dụng nhàm chán nhé! Một yếu tố khác cần lưu ý đó chính là sự đồng nhất, bạn cần đảm bảo các thông tin bạn đưa ra trong mọi văn bản trùng khớp với nhau.
Về hình thức, bất kể bạn lựa chọn phương thức viết tay hay đánh máy, hãy đảm bảo bạn sử dụng 1 phông chữ, 1 màu chữ, 1 kích cỡ (ngoại trừ tên đơn có thể viết lớn hơn). Bạn cũng nên chú ý về mặt căn chỉnh, tránh việc căn lệch, căn mỗi dòng một kiểu sẽ gây khó chịu cho người đọc. Đối với đơn viết tay, tuyệt đối tránh gạch hay sử dụng bút xóa. Nếu viết sai, hãy viết lại lá đơn mới bạn nhé! Sự cẩu thả có thể khiến bạn mất đi một cơ hội tốt.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn sở hữu lá đơn xin việc Sacombank hoàn hảo. Hy vọng bài viết đã có thể giúp đỡ bạn chuẩn bị tốt hơn trong quá trình xin việc tại Sacombank. Chúc bạn sớm đạt được vị trí mình mong muốn!
Nếu bạn quan tâm tới vị trí làm việc tại Sacombank, hãy tham khảo ngay bài viết này để nắm được mẫu CV Sacombank – công cụ giúp bạn đạt tới ước mơ!
Chia sẻ