close
cách
cách cách cách cách cách

Đơn vị kế toán là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về đơn vị kế toán

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế toán là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hay tổ chức hiện nay. Kế toán chính là những người xử lý, phân tích, thu thập và cung cấp các thông tin về tài chính, kinh tế cụ thể trong các đơn vị, tổ chức. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa biết đơn vị kế toán là gì? Tại sao gọi là đơn vị kế toán? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu các thông tin về đơn vị kế toán qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đơn vị kế toán là gì?

Đơn vị kế toán là những đối tượng là các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng nằm trong phạm vi áp dụng Luật kế toán, các đối tượng này có các hoạt động liên quan tới chi, thu hoạt động kinh doanh, ngân sách Nhà nước và hoạt động tài chính của các tổ chức chịu sự quản lý của nhà nước về kế toán.

Đơn vị kế toán là đối tượng nằm trong phạm vi áp dụng Luật kế toán
Đơn vị kế toán là đối tượng nằm trong phạm vi áp dụng Luật kế toán

Cụ thể, các cơ quản, tổ chức, đơn vị  trong Luật kế toán có lập báo cáo tài chính và gồm có các cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau: Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước theo các cấp; đơn vị, tổ chức sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước; cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước; hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dựa theo pháp luật của nước ta; văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được sử dụng làm gì?

Sau khi đã biết được đơn vị kế toán là gì, chúng ta cùng tìm hiểu báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán theo Luật kế toán hiện hành và gồm các nội dung như sau:

2.1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để làm gì?

Báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán sử dụng để thuyết minh, tổng hợp các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị kế toán, kèm theo đó là kết quả hoạt động của đơn vị này.

Cụ thể, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm có: Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo tình hình tài chính; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo khác theo quy định của pháp luật; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo tài chính trong đơn vị kế toán
Báo cáo tài chính trong đơn vị kế toán

2.2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được lập thế nào?

Báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán cần được lập vào cuối kỳ kế toán trong năm; hoặc đơn vị kế toán sẽ lập theo kỳ kế toán do pháp luật quy định về lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác.

Khi lập báo cáo tài chính, các số liệu cần được căn cứ theo sổ kế toán sau khi khóa sổ. Dựa theo báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong đơn vị kế toán cấp trên thì đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

Nội dung, phương pháp của báo cáo tài chính cần được lập đúng và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; kế toán cần thuyết minh rõ ràng lý do nếu báo cáo tài chính trình bày khác các kỳ kế toán trước đó.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính cần có đủ chữ ký của người lập báo cáo, người đại diện của đơn vị kế toán theo pháp luật và kế toán trưởng. Đồng thời, ai là người báo cáo tài chính thì cần chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

2.3. Khi nào cần nộp báo cáo tài chính trong đơn vị kế toán?

Trong vòng 90 ngày, đơn vị kế toán cần nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tính theo ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ tài chính đã quy định rõ về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động khác nhau; về đối tượng, trách nhiệm, phương pháp lập, kỳ lập, nơi nhận báo cáo, thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính

3. Đơn vị kế toán sẽ chịu sự kiểm tra kế toán

Các đơn vị kế toán sẽ kiểm tra kế toán theo Luật kế toán quy định và kiểm tra bởi các cơ quan có thẩm quyền. Khi cơ quan thẩm quyền quyết định kiểm tra, việc kiểm tra kế toán mới được thực hiện.

Quyền quyết định kiểm tra kế toán bởi các cơ quan có thẩm quyền như: Bộ Tài chính; Các đơn vị kế toán sẽ quyết định kiểm tra kế toán bởi các bộ hay cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc về Chính phủ hay các cơ quan khác ở trung ương theo lĩnh vực được phân công phụ trách; Các đơn vị cấp trên sẽ quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc; Các đơn vị kế toán sẽ được kiểm tra kế toán bởi Ủy ban nhân dân tỉnh tại địa phương do UBND đó quản lý.

Đơn vị kế toán sẽ chịu sự kiểm tra kế toán
Đơn vị kế toán sẽ chịu sự kiểm tra kế toán

Những cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra kế toán gồm có: Cơ quan quy định theo khoản 2 Điều 34 Luật kế toán 2015; Các cơ quan chuyên ngành về tài chính, cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước khi thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các đơn vị kế toán theo nhiệm vụ.

4. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền hạn và trách nhiệm ra sao?

Trách nhiệm đơn vị kế toán được kiểm tra như sau: Đơn vị kế toán được kiểm tra sẽ cung cấp tài liệu kế toán có liên quan tới nội dung kiểm tra cho đoàn kiểm tra và nếu có yêu cầu của đoàn kiểm tra cần giải trình rõ các nội dung; đồng thời thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra về kế toán.

Quyền hạn của các đơn vị kế toán
Quyền hạn của các đơn vị kế toán

Quyền hạn của các đơn vị kế toán được kiểm tra là: Nếu việc kiểm tra không đúng với thẩm quyền quy định theo Khoản 2 và 3 Điều 34 có thể từ chối việc kiểm tra hoặc nếu nội dung kiểm tra không đúng với Điều 35 tại Luật này; Trường hợp không đồng ý với kết luận của của đoàn kiểm tra kế toán thì có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Đối tượng kế toán đơn vị

Các đối tượng kế toán thuộc vào hoạt động chi, thu ngân sách nhà nước hay các đơn vị hành chính, sự nghiệp, quá trình hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước của các đơn vị, tổ chức gồm có:

-  Nguồn kinh phí, quỹ.

- Các loại vật tư, tiền hay tài sản cố định như nhà máy, công xưởng, máy móc, trang trại, thiết bị…

- Thu, chi, xử lý các hoạt động chênh lệch thu chi và thu chi, kết dư ngân sách của nhà nước.

- Nợ và xử lý nợ công.

- Những khoản thanh toán trong đơn vị kế toán và ngoài đơn vị kế toán như tiền chi tiêu, phát sinh chi phí mua sản phẩm…

- Các khoản đầu tư tín dụng hay tài chính nhà nước.

Đối tượng kế toán đơn vị
Đối tượng kế toán đơn vị

- Tài sản công.

- Những khoản có liên quan tới đơn vị kế toán như các khoản phải thu, tài sản, nghĩa vụ cần trả.

Đơn vị kế toán thuộc các đối tượng của tổ chức, đơn vị không sử dụng ngân sách của nhà nước, gồm nguồn hình thành tài sản và tài sản như: vật tư, tiền, nguồn kinh phí, quỹ, thu, chi và xử lý chênh lệch thu chi, các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán, các hoạt động về thu chi và kết dư ngân sách của nhà nước.

Các đối tượng kế toán thuộc vào hoạt động kinh doanh trong đơn vị kế toán gồm có:

- Tài sản như thiết bị, máy móc, xe vận chuyển, công xưởng…

- Vốn chủ sở hữu góp vào doanh nghiệp và nợ phải trả. Các khoản nợ phải trả là nguồn vốn tài trợ cho đơn vị mà đơn vị đó cần có trách nhiệm hoàn trả và được phân ra nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

- Thuế cũng như các khoản nộp vào ngân sách của nhà nước.

- Doanh thu của doanh nghiệp, chi phí về kinh doanh như chi phí thuê nhân công, mua máy móc, chi phí thu thập và các chi phí khác.

- Những khoản có liên quan đến đơn vị kế toán như tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ cần trả.

- Kết quả và phân chia các kết quả trong hoạt động kinh doanh.

Các đối tượng kế toán thuộc đơn vị kế toán thuộc hoạt động trong ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, đầu tư, chứng khoán tài chính gồm có các đối tượng trong nội dung trên được quy định; các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; các khoản đầu tư tài chính và tín dụng; các khoản bảo lãnh, cam kết giấy tờ có giá.

Đơn vị kế toán thuộc nhiều đối tượng khác nhau
Đơn vị kế toán thuộc nhiều đối tượng khác nhau

Các đơn vị tính của đơn vị kế toán Việt Nam là “VNĐ”, viết tắt là “đ” và nếu các đơn vị kế toán có các khoản phát sinh ngoại tệ thì ghi rõ nguyên tệ và Việt Nam đồng theo giá trị tỷ giá hối đoái trên thực tế. Qua đó, các cơ quan, tổ chức kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được đơn vị kế toán là gì và những thông tin về đơn vị kế toán này. Có thể thấy, trong các doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt động và đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ không gặp phải các trường hợp thông tin thuế không rõ ràng hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ và quyền hạn của mình.

Trưởng phòng kế toán tiếng Anh là gì

Bạn đã biết trưởng phòng kế toán tiếng Anh là gì? Tham khảo ngay các thông tin về vị trí trưởng phòng kế toán qua bài viết dưới đây nhé!

Trưởng phòng kế toán tiếng Anh là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.