Các em học sinh, sinh viên khi thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập thì sẽ làm đơn nộp lên ban giám hiệu của nhà trường để xem xét hỗ trợ chi phí học tập hoặc miễn giảm học phí theo quy định hiện hành. Mẫu đơn này các em có thể tự soạn thảo hoặc phụ huynh của các em soạn thảo, giúp các em học tập yên tâm hơn cũng như giúp gia đình giảm bớt nỗi lo về tài chính. Vậy khi nào được hỗ trợ chi phí học tập? Viết đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập như thế nào? Mời quý độc giả theo dõi bài viết bên dưới để biết được câu trả lời nhé!
MỤC LỤC
Trước khi tìm hiểu cách viết đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập, chúng ta cùng tìm hiểu những đối tượng được hỗ trợ đóng học phí và giảm học phí nhé!
Theo Nghị định 81/2016/NĐ-CP, Điều 16 có quy định rõ các đối tượng được giảm học phí gồm 2 mức là 70% và 50%.
- Sinh viên, học sinh học tại các ngành nghệ thuật truyền thống, ngành đặc thù trong cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thực, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo về văn hóa, nghệ thuật gồm có: Diễn viên sân khấu kịch hát, nhạc công truyền thống Huế, nhạc công kịch hát dân tộc, nghệ thuật biểu diễn dân ca, đờn ca tài tử Nam Bộ, nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật ca trù, biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
- Sinh viên, học sinh học tại những trường có các chuyên ngành như nhã nhạc cung đình, múa, cải lương, xiếc, tuồng, chèo; những nghề được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thuộc vào nghề học nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại với giáo dục nghề nghiệp.
- Sinh viên, học sinh hay trẻ em học mẫu giáo là những đối tượng dân tộc thiểu số (trừ những đối tượng là các dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam) ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, thôn/bản đặc biệt khó khăn theo đúng quy định do cơ quan thẩm quyền ban hành.
- Học sinh, sinh viên, trẻ em học mẫu giáo là con của công chức, cán bộ, công nhân, viên chức mà có cha hay mẹ bị mắc bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Học viên, học sinh phổ thông hay trẻ em mẫu giáo học tại các chương giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cả cha mẹ, có cha hoặc mẹ, hoặc ông bà (nếu ở với ông bà) được Thủ tướng Chính phủ quy định thuộc diện hộ cận nghèo.
- Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí với những học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục trên địa bản không đủ trường công lập.
Cũng tại Điều 18, Nghị định này có quy định rõ về các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập như:
- Học sinh trung học phổ thông, học viên, trẻ em học mẫu giáo mồ côi cả cha lẫn mẹ đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Học sinh trung học phổ thông, học viên, trẻ em học mẫu giáo bị khuyết tật đang theo học các cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình của giáo dục phổ thông.
- Học sinh trung học phổ thông, học viên, trẻ em học mẫu giáo có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ đang theo học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông.
- Học sinh trung học phổ thông, học viên, trẻ em học mẫu giáo ở các khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đang theo học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục của phổ thông.
Mục đầu tiên là “Kính gửi” trong lá đơn, cần nêu rõ người nhận lá đơn, cụ thể: Nếu học công lập thì gửi đến cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông; nếu học trung học phổ thông ngoài công lập thì gửi Sở Giáo dục và Đào tạo; Nếu học mầm non và trung học cơ sở ngoài công lập thì gửi tới phòng Giáo dục và Đào tạo.
Thông tin lá đơn cần ghi rõ thông tin cha mẹ hoặc người giám hộ của đối tượng được miễn giảm học phí, nếu đối tượng là trẻ em mẫu giáo; đối với học sinh phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên hay sinh viên Đại học thì tự ghi tên của mình. Ngoài họ tên, cần ghi rõ năm sinh, địa chỉ nơi ở, tên lớp, trường, niên khóa, khoa (với sinh viên Đại học) của đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập.
Trong mục đối tượng được miễn giảm học phí trong đơn hỗ trợ chi phí học tập, bạn cần ghi rõ đối tượng ứng với người được hỗ trợ chi phí học tập, có thể tham khảo các đối tượng kể trên.
Cuối cùng, người làm đơn xin hỗ trợ chi phí học tập ký và ghi rõ họ tên của mình.
Để hiểu thêm về nội dung mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập, bạn có thể tải về 1 trong các mẫu đơn sau:
Don-de-nghi-ho-tro-chi-phi-hoc-tap.doc
don-xin-mien-giam-hoc-phi-sinh-vien.docx
Dựa theo Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC, tại Điều 4, các cơ sở giáo dục Đại học, các trường trung học phổ thông, cơ sở đào tạo cần thông báo cho học sinh, sinh viên về các chính sách hỗ trợ chi phí học tập trong vòng 30 ngày, thông báo về thời gian các em nộp hồ sơ và hướng dẫn các em thủ tục, giấy tờ cần có trong hồ sơ.
Với học sinh, sinh viên học tại các trường giáo dục công lập sẽ gửi hồ sơ tới cơ sở giáo dục mà các em theo học; đối với những học sinh, sinh viên đang học tại các trường giáo dục ngoài công lập thì sẽ gửi hồ sơ tới phòng Lao động Thương binh - Xã hội nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú thuộc cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ cần có các giấy tờ như sau: Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập; Bản sao có công chứng giấy khai sinh; Bản sao có công chứng giấy chứng nhận hộ cận nghèo, hộ nghèo cấp bởi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Theo đó, vào đầu năm học, học sinh, sinh viên chỉ cần nộp hồ sơ thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập 01 lần và trong năm học đó, nếu gia đình học sinh, sinh viên đã thoát nghèo thì để nhà trường dừng chi trả chi phí học tập cho kỳ kế tiếp, cần có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo.
Với những học sinh, sinh viên nếu trong năm học nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và chưa được hỗ trợ chi phí học tập trong kỳ thì sẽ làm hồ sơ bổ sung để được chi trả chi phí học tập trong kỳ kế tiếp, thời gian hưởng hỗ trợ dựa theo hiệu lực có ghi trên chứng nhận hộ cận nghèo, hộ nghèo.
Trên đây là mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cùng một số thông tin liên quan. Đây là mẫu đơn quan trọng cần phải có để các em học sinh, sinh viên được hỗ trợ chi phí học tập hoặc được giảm một phần chi phí học tập, giúp các em an tâm học tập, giảm bớt gánh nặng về tài chính kinh tế cho gia đình. Khi viết mẫu đơn, cần đảm bảo viết đúng chính tả, đúng thông tin và đúng sự thật nhé!
Khi học sinh, sinh viên gặp phải một lý do nào đó không thể nộp học phí tại kỳ này, các em có thể xin gia hạn học phí bằng cách làm viết mẫu đơn xin gia hạn học phí gửi tới nhà trường. Truy cập bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về mẫu đơn xin gia hạn học phí nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ