close
cách
cách cách cách cách cách

Doanh nhân là gì? Vai trò của doanh nhân trong kinh doanh là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Doanh nhân chắc hẳn là từ ngữ rất quen thuộc, chỉ những người làm kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Cùng tìm hiểu về doanh nhân là gì, đặc điểm của những người làm kinh doanh và vai trò của doanh nhân trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Doanh nhân là gì?

Doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận. Ở Việt Nam, doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông sử dụng để nói về một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ sau những năm 1990. Họ có một nền tảng kinh tế thành đạt và có những cống hiến nhất định cho xã hội.

Tuy nhiên, không phải ai kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh, buôn bán đều được gọi là doanh nhân. Doanh nhân phải là những người đạt được những thành tựu nhất định trong công việc và có cống hiến cho sự phát triển của xã hội. Đôi khi, doanh nhân còn phải là người có vai trò chủ chốt trong việc quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cũng có thể là người đại diện cho các cổ đông, chủ sở hữu, hoặc là người trực tiếp điều hành các doanh nghiệp.

Ngày 13-10 hàng năm được công nhận là ngày doanh nhân Việt Nam, được công nhận năm 2004 dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải.

Một số từ đồng nghĩa với doanh nhân như thương nhân, thương lái, thương buôn.

2. Đặc điểm của doanh nhân là gì?

Tại Việt Nam, các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ được gọi là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền.

Vậy làm thế nào để bạn có thể phân biết doanh nhân với những người giữ vị trí khác trong xã hội? Chúng ta có thể nhận biết người làm doanh nhân thông qua những công việc chính mà họ thực hiện. Có thể nói, hoạt động kinh doanh bao gồm hai việc chính là bỏ vốn đầu tư kinh doanh và quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nhân là người thực hiện một trong hai việc nêu trên hoặc đồng thời cả hai công việc.

Ví dụ: Giám đốc một công ty tự bỏ tiền mở công ty và thực hiện hoạt động điều hành công ty đó được coi là doanh nhân. Một người chủ đầu tư mở công ty và thuê giám đốc về làm việc cho họ để quản lý hoạt động kinh doanh thì cả người chủ đầu tư và giám đốc công ty đó đều được coi là doanh nhân. 

Những người thực hiện hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ cá thể cũng được coi là doanh nhân. Ví dụ trong nông nghiệp, có những hộ nông dân thuê đến hàng trăm nghìn lao động để làm việc cho mình, tạo ra sản phẩm để giao thương, nhưng họ chưa đăng ký hình thành doanh nghiệp thì vẫn được coi là doanh nhân, và được gọi là doanh nhân cá thể. 

Doanh nhân là gì

3. Vai trò của doanh nhân là gì?

Doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Một số vai trò chủ chốt của người doanh nhân trong cộng đồng có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, doanh nhân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng doanh nghiệp. Nhờ có những người doanh nhân mà doanh nghiệp có những chiến lược, chiến thuật tốt để vận hành suôn sẻ, sản xuất ra những mặt hàng chất lượng, uy tín, đáng tin cậy. Việc vận hành doanh nghiệp không những giúp sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn giúp giải quyết các vấn đề khác trong xã hội như vấn đề an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân.

Thứ hai, doanh nhân là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có những người doanh nhân sáng tạo, tài năng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế. 

Để có thể làm tốt vai trò của mình, doanh nhân cần phải giữ được hình ảnh của mình trước cộng đồng. Các doanh nhân muốn có sự nghiệp bền vững cần phải tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động sản xuất-kinh doanh và những chuẩn mực khác như chuẩn mực về bảo vệ môi trường, về an toàn lao động, về quyền lợi nhân viên, về hoạt động nhân đạo, từ thiện,...Tất cả những hoạt động trên của doanh nhân để đảm bảo không những tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh mà còn thể hiện trách nhiệm với công đồng.

Có thể nói, tầng lớp doanh nhân ở Việt Nam hết sức đông đảo, gồm nhiều doanh nhân ở những tầm cỡ khác nhau, trình độ kinh doanh khác nhau. Tầng lớp doanh nhân vẫn đang tiếp tục phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng về trình độ, năng lực kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Cùng với các thành phần khác trong xã hội như nông dân, công nhân, trí thức để tạo lên khối đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. 

4. Hình ảnh người doanh nhân Việt Nam qua các thời kỳ

Doanh nhân Việt Nam qua các thời kỳ có vị trí đứng khác nhau trong xã hội. Trong thời phong kiến, xã hội đã thể hiện sự coi trọng đối với từng tầng lớp trong xã hội bằng câu “sĩ nông công thương”. Câu này có nghĩa là, người sĩ tử (người có học thức) được coi trọng nhất, họ là người có địa vị và tiếng nói trong xã hội. Sau đó đến người nông dân, là người tạo ra lương thực thực phẩm cho xã hội. Tiếp theo được coi trọng là tầng lớp công nhân, người làm trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. Cuối cùng mới là tầng lớp thương nhân.

Chính vì vậy, thương nhân khi trở nên giàu có, có nhiều tiền thường muốn có địa vị. Và để có được địa vị trong xã hội, họ thường đầu tư tiền cho con đi học để gia nhập tầng lớp “sĩ”, hoặc mua thật nhiều ruộng đất và trở thành địa chủ để gia nhập tầng lớp “nông”. Bởi không có được sự coi trọng trong xã hội nên thương nhân thời kì này không phát triển được.

Doanh nhân là gì

Ở thời thực dân phong kiến, khi có sự du nhập của các nước tư bản vào nước ta, hoạt động kinh doanh được phát triển, mở rộng và tầng lớp doanh nhân có một vị trí đứng nhất định trong xã hội. Họ bắt đầu tích tụ nguồn vốn, tri thức để thực hiện hoạt động kinh doanh, cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Một số doanh nhân thành đạt và có tầm ảnh hưởng ở thời kì này như: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà,...Nhờ vào việc kinh doanh, những doanh nhân thời kì này trở lên giàu có. Vì được đi nhiều nơi, giao thương buôn bán nên họ mở rộng được vốn sống và tầm hiểu biết. Số tiền họ kinh doanh kiếm được được sử dụng cho những mục đích có ích như cho con cái học chữ, sau này trở thành các nhà cách mạng cứu nước, hoặc góp tiền cho cuộc chiến chống thực dân của dân tộc.

Sau khi đất nước được giải phóng (miền Bắc từ năm 1954, miền Nam từ sau năm 1975) tầng lớp tiểu tư sản của đất nước bị phân rã, họ gần như không được công nhận trong xã hội. Chỉ từ sau năm 1990 tới nay, các doanh nghiệp tư nhân ra đời, từ đó tầng lớp doanh nhân trong xã hội mới được hồi sinh và phát triển.

5. Doanh nhân nổi tiếng

5.1. Top 5 doanh nhân nổi tiếng trên thế giới

Một số cái tên doanh nhân nổi tiếng mà chắc hẳn chúng ta đã từng nhiều lần nghe qua, họ đều là những người vô cùng thành công trong sự nghiệp của mình. Cùng điểm danh 5 cái tên đứng đầu bảng xếp hạng doanh nhân trên thế giới sau đây: 

1. Jeff Bezos, CEO Amazon: là người sáng lập và CEO của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, đã vượt qua Bill Gates và trở thành người giàu nhất trên thế giới.

2. Bill Gates: người sáng lập Microsoft, dù đã mất vị trí giàu nhất thế giới vào tau Jeff Bezos, Bill Gates vẫn là một trong những người quyền lực nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

3. Larry Page, CEO Alphabet: người sáng lập Google, giữ vai trò CEO trong khi Brin là người đồng sáng lập giữ vai trò chủ tịch.

4. Mark Zuckerberg, CEO Facebook

5. Warren Buffett, chủ tịch Berkshire Hathaway

5.2. Top 5 doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam

Không những sở hữu khối tài sản khổng lồ, mà những doanh nhân Việt dưới đây còn được vinh danh trên thế giới.

1. Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn Vingroup: khởi nghiệp bằng việc sáng lập thương hiệu mì ăn liền Mivina, sau đó thành công trên lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Một số thương hiệu nổi tiếng như Vincom, Vinpearl,...

2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air: là CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, phó chủ tịch thường trực HĐQT-HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, chủ tịch hội đồng quản trị công ty chứng khoán Phú Gia, chủ tịch công ty địa ốc Phú Long, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Sovico Ltd. (Liên Bang Nga)

3. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco: là người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco). Ngoài ra ông còn là Tổng giám đốc công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh.

4. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát: Hòa Phát là công ty sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam.

5. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan

Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123 giải thích cho các bạn “Doanh nhân là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.