close
cách
cách cách cách cách cách

Dinh dưỡng viên là làm gì? Cập nhật thông tin chi tiết về nghề

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Dinh dưỡng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm bởi tất cả mọi người trên toàn thế giới. Nhận thấy điều đó, từ một mảng chưa được xã hội đưa vào cơ cấu nghề nghiệp, dinh dưỡng đã nhanh chóng trở thành một nghề lan tỏa ở hơn 70% các nước. Vậy ở Việt Nam ta có nghề này chưa? Những dinh dưỡng viên là làm gì? Cập nhật ngay những thông tin về nghề nghiệp này tại bài viết dưới đây

1. Dinh dưỡng viên – thực trạng phát triển hiện nay

1.1. Tổng quan về ngành dinh dưỡng trên thế giới

Hiệp hội dinh dưỡng Quốc tế đã thực hiện một cuộc điều tra nhận thức quan trọng đối với vấn đề dinh dưỡng ở các nước, đồng thời nhận diện rõ sự phổ biến của nghề dinh dưỡng viên vào năm 2008. Thời điểm đó, có trên 70% quốc gia thuộc nhóm phát triển đã có nghề dinh dưỡng. Tính theo tỷ lệ nguồn lực trong ngành ở một vài đất nước trên 100 nghìn người dân, chúng ta sẽ thấy những con số như sau:

Thực trạng phát triển nghề dinh dưỡng viên hiện nay trên thế giới
Thực trạng phát triển nghề dinh dưỡng viên hiện nay trên thế giới

- Tại Malaysia, nhân viên dinh dưỡng có 02/100.000 người

- Các nước Đài Loan, Anh và Pháp có từ 6 đến 10 nhân viên

- Nước Mỹ, Hà Lan, nước Úc có từ 16 đến 20 người

- Nhật Bản tỷ lệ đạt 25/100.000 người.

1.2. Tại Việt Nam, có nghề mang tên nhân viên dinh dưỡng hay không?

Tính từ trước năm 2015, ở nước ta không có ngành nghề dinh dưỡng. Nhân viên dinh dưỡng vì vậy cũng không được gọi tên mà thay vào đó, phần công tác dinh dưỡng sẽ do bác sĩ phụ trách. Ngoài ra những người làm việc trong ngành y tế cộng đồng cũng thường xuyên phụ trách vấn đề dinh dưỡng cho mọi người khi đã được đào tạo ngắn hạn về dinh dưỡng.  

Nghề dinh dưỡng viên ở Việt Nam làm gi
Nghề dinh dưỡng viên ở Việt Nam làm gi?

Cho tới năm 2015 trở đi, người ta cũng nhận thức được rõ hơn về sự cần thiết, vai trò quan trọng của dinh dưỡng và cấp thiết để đưa nó trở thành một nghề trong xã hội, giống như những quốc gia khác đã làm. Chính phủ phê duyệt để Dinh dưỡng trở thành một nghề tại Thông tư Liên tịch 28 của Bộ Nội Vụ và Bộ Y tế. Thông tư đưa ra quy định về các tiêu chuẩn chức danh, mã số ngành nghề, quy định bổ nhiệm và xếp bậc lương cho nghề dinh dưỡng. Nhân viên dinh dưỡng cũng được phân chia theo từng hạng để có thể đảm đương các phần phân công nhiệm vụ khác nhau. Tiếp theo, bạn hãy tiếp tục khám phá bài viết để cập nhật làm rõ dinh dưỡng viên là làm gì.

2. Nhân viên dinh dưỡng làm nhiệm vụ gì?

Các cán bộ, nhân viên dinh dưỡng được phân hạng chức danh nghề nghiệp thành 3 hạng. Mỗi hạng chức danh nghề nghiệp sẽ được phân công nhiệm vụ phù hợp.

2.1. Nhân viên dinh dưỡng hạng II

Nhân viên sẽ phụ trách công việc chủ trì các công tác dinh dưỡng tiết chế, về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong cộng đồng và trong các bệnh viện. Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện của nhân viên dinh dưỡng hạng II có rất nhiều, có thể kể tới như lập phác đồ, quy trình dinh dưỡng; giám sát, kiểm tra, giáo dục, chỉ đạo các tuyến thực hiện đúng các vấn đề quy định liên quan tới dinh dưỡng.

Những nhiệm vụ do dinh dưỡng viên đảm nhiệm
Những nhiệm vụ do dinh dưỡng viên đảm nhiệm

Nhân viên dinh dưỡng hạng II cần đạt điều kiện đó là tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 ngành dinh dưỡng. Hoặc cũng có thể đạt từ bằng thạc sĩ trở lên tại chuyên ngành này. Để ra nghề thì nhân viên dinh dưỡng cần có chứng chỉ dĩnh dưỡng hạng II về bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng.

2.2. Dinh dưỡng hạng III

Nhân viên ở hạng này cũng được phân công các nhiệm vụ tương tự như nhân viên dinh dưỡng hạng II. Điều kiện để được xét trở thành nhân viên dinh dưỡng hạng này đó chính là phải tốt nghiệp từ bậc đại học đúng theo chuyên ngành dinh dưỡng.

2.3. Dinh dưỡng hạng IV

Công việc cần làm của một người làm nghề dinh dưỡng viên
Công việc cần làm của một người làm nghề dinh dưỡng viên

Phần phân công nhiệm vụ của cán bộ nhân viên dinh dưỡng hạng IV không có gì thay đổi so với hạng II và III. Điều kiện để được tuyển dụng vào cấp dinh dưỡng hạng này đó là phải tốt nghiệp từ bậc cao đẳng chuyên ngành dinh dưỡng.

3. Cơ hội nghề nghiệp của những nhân viên dinh dưỡng

3.1. Ước tính về nhu cầu nhân viên dinh dưỡng trong tương lai

Nước ta là một nước đông dân với hơn 95 triệu người. Trong số đó, có tới 100 triệu người sẽ già đi trong vòng 10 năm tới. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng ở trong cộng đồng sẽ gia tăng. Tại các bệnh viện, nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra về vấn đề chăm sóc dinh dưỡng đã nhen nhóm ngay từ bây giờ để không cần đợi đến 10 năm tới, chúng ta vẫn thực hiện rất tốt việc bảo vệ sức khỏe con người về mặt dinh dưỡng. Nhiều bệnh viện luôn chú trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho người bệnh, tăng cường phòng chống các bệnh dịch, bệnh mãn tính.

Nhiệm vụ cơ bản của dinh dưỡng viên
Nhiệm vụ cơ bản của dinh dưỡng viên

Hiện tại, tỷ lệ nhân viên dinh dưỡng trên tổng số dân của Việt Nam vẫn còn khá ít. Nếu muốn đạt được mức 6 – 10 nhân viên dinh dưỡng trên 100 nghìn dân thì hoạch định nước ta cần đào tạo khoảng 8000 người.

3.2. Các hạng cán bộ dinh dưỡng cần nguồn lực số lượng thế nào?

Đối với nhân viên dinh dưỡng hạng III, dựa vào thông tin đã tìm hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ dinh dưỡng viên là làm gì thì bạn sẽ rất đồng tình với việc phải tăng cường đào tạo để gia tăng số lượng nguồn lực. Với mục tiêu đạt con số 8 nghìn nhân lực là cán bộ, nhân viên ngành dinh dưỡng, có 15 cơ sở đào tạo là các trường và khoa y dược cung cấp cho xã hội mỗi năm 80 cử nhân dinh dưỡng. Vậy thì sẽ mất 10 năm để đạt con số 8 ngàn nhân viên.

Chương trình đào tạo nhân viên dinh dưỡng đã được thí điểm dưới sự phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2013. Chương trình đã thu hút và đào tạo được 46 sinh viên, 35 sinh viên ở năm tiếp theo đó. tuy nhiên tới nay, sau một thời gian thí điểm và đã có hướng đi cần thiết, bộ giáo dục – Đào tạo lại nhận được cả sự hỗ trợ từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhờ vật đã mở rộng thêm nữa mạng lưới đào tạo Cử nhân dinh dưỡng đạt cấp đại học với 7 ngôi trường đại học. Trong số đó, Đại học Thành Đông được chọn làm nơi để thực hiện chương trình đào tạo theo mô hình của Nhật, dưới sự hợp tác của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cùng Dự án VINEP. Đây cũng sẽ là một chương trình triển khai đào tạo trình độ nâng cao giúp người học tiếp cận được các tân tiến mới theo xu hướng thế giới.

Cơ hội nghề nghiệp của dinh dưỡng viên
Cơ hội nghề nghiệp của dinh dưỡng viên

Dự án VINEP mang tới rất nhiều ưu đãi cho người học, có thể kể tới như học bổng cho sinh viên vượt khó có thành tích cao, cung cấp các tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy hướng mới, có website riêng dành cho sự tương tác giữa thầy và trò, mục đích không phải để gắn kết tình thầy trò mà là để tăng cường sự trao đổi, thảo luận mọi vấn đề liên quan tới học tập chuyên ngành dinh dưỡng. Ngoài ra còn rất nhiều sự lợi ích, ưu đãi khác nữa nhưng trong tất cả đáng chú ý nhất là sinh viên dinh dưỡng có cơ hội được học tập tại Nhật Bản để đào tạo chuyên môn sâu, sau đó trở thành một nhân viên dinh dưỡng nhiều đơn vị săn đón.

Vẫn nằm trong khuôn khổ của Dự án phát triển ngành nghề Dinh dưỡng VINEP, một số cơ sở đào tạo cũng được nhận sự hỗ trợ từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia để cập nhật được chương trình đào tạo cao đẳng dinh dưỡng tân tiến.

Rõ ràng, Chính Phủ Việt Nam đã quan tâm rất nhiều tới sự đào tạo dinh dưỡng. Huy động mọi nguồn lực từ Viện Dinh dưỡng tới các trường đào tạo cùng tham gia vào kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên dinh dưỡng để đảm bảo chúng ta xây dựng hiệu quả, thành công đội ngũ nhân tài có trình độ cao về chuyên môn, có năng lực cao về nghiệp vụ. Từ đó, mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và duy trì sức khỏe cho toàn dân sẽ được thực hiện tốt nhất.

Như vậy, qua bài viết, vieclam123.vn đã giúp bạn đọc sáng tỏ hơn về ngành Dinh dưỡng nói chung và biết rõ dinh dưỡng viên là làm gì. Đây là một nghề giàu cơ hội việc làm cho nên đừng bỏ qua chương trình đào tạo cũng như hàng loạt tin tức tuyển dụng nhân viên dinh dưỡng. Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm vị trí này, hãy nhanh chóng truy cập vieclam123.vn.

Cập nhật mô tả chi tiết công việc chuyên gia dinh dưỡng

Cập nhật ngay bản mô tả công việc của chuyên gia dinh dưỡng ở bài viết bên dưới. Qua đó, bạn sẽ hiểu được vị trí này một cách sâu sắc nhất. Việc này có ích rất lớn trong quá trình bạn lựa chọn nghề nghiệp hoặc xin việc sau khi đã tốt nghiệp. Truy cập ngay thôi.

Mô tả công việc chuyên gia dinh dưỡng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.