close
cách
cách cách cách cách cách

Digital nomad là gì? Công việc thích hợp cho người đam mê dịch chuyển

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, làm việc từ xa đang trở thành xu thế, nhiều bạn trẻ ngày càng thích làm những công việc tự do, không bị gò bó về không gian làm việc. Vừa có thể đi khắp đó đây, vừa làm việc để kiếm thu nhập, đó chính là công việc của Digital nomad. Vậy Digital nomad là gì? Có nên làm Digital nomad hay không? Cùng tìm hiểu các thông tin về công việc Digital nomad qua bài viết dưới đây nhé!

1. Digital nomad là gì? Vị trí phù hợp với Digital nomad?

1.1. Digital nomad là gì?

Digital nomad là một thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là “dân du mục kỹ thuật số”, chỉ những người không làm việc tại một địa điểm cố định mà làm việc online qua các thiết bị công nghệ và có thể thoải mái di chuyển, xê dịch khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Tìm hiểu Digital nomad là gì
Tìm hiểu Digital nomad là gì

Để có thể làm công việc này, bạn cần phải có hai điều kiện tiên quyết là laptop gọn nhẹ có thể mang theo và wifi để làm việc. Thông thường, những công việc như IT, lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, marketing… thích hợp với Digital nomad.

Với Digital nomad, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, đó có thể là thư viên, khách sạn, quán cà phê, bãi biển, làm việc tại một địa điểm, quốc gia nào đó mà bạn muốn trải nghiệm và sống thử.

1.2. Digital nomad phù hợp với công việc nào?

Những công việc làm từ xa hoàn toàn có thể lựa chọn cho Digital nomad, gồm nhiều lĩnh vực làm việc khác nhau.

Cụ thể, một số công việc phổ biến cho dân du mục đam mê di chuyển như: Marketing, IT, Viết lách (writing), Biên tập (editing), Dạy học/trợ giảng (teaching/tutor), Nhân viên tư vấn (consultant), Quản lý dự án (project management), Thiết kế (design), Dịch thuật (translation), Trợ lý dự án (project assistant), Phát triển phần mềm (software development), Bán hàng (sales), Tuyển dụng (recruiting & HR)...

2. Digital nomad khác gì với Freelancer?

Khi đã biết được Digital nomad là gì, bạn có đang tò mò rằng Digital nomad có khác gì so với công việc của Freelancer hay không? Trên thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này, tuy hai công việc này có điểm tương đồng nhưng chúng vẫn tồn tại sự khác biệt.

Digital nomad dành cho người thích xê dịch
Digital nomad dành cho người thích xê dịch

Freelancer là những người thường độc lập khi làm việc, làm các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng theo một mức giá nhất định và hầu như đều làm việc cho nhiều khách hàng.

2.1. Điểm giống nhau

Digital nomad và Freelancer giống nhau là hai công việc này đều không cần làm việc ở nơi cố định, có thể làm việc từ xa hoặc bất cứ nơi đâu, làm việc linh hoạt tại văn phòng chung, quán cà phê, ở nhà hoặc bất cứ nơi nào chỉ cần có internet và laptop.

Trên thực tế, các Digital nomad hoàn toàn có thể làm công việc Freelancer.

2.2. Điểm khác nhau

Tuy Digital nomad và Freelancer có điểm giống nhau, tuy nhiên hai công việc này vẫn khác nhau ở:

- Địa điểm làm việc: Digital nomad có tính chất ưa xê dịch, do đó họ thường làm việc ở tất cả những nơi mà họ đi qua như trên đường đi, khách sạn… Còn Freelancer thường làm việc tại nhà, văn phòng, quán cà phê…

Nơi làm việc của Digital nomad thường không cố định
Nơi làm việc của Digital nomad thường không cố định

- Công cụ làm việc: Vì phải dịch chuyển thường xuyên, do đó Digital nomad có công cụ hỗ trợ làm việc khá hạn chế. Ngược lại, với Freelancer, nếu họ làm ở nhà là chủ yếu thì có thể có nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau.

- Làm việc online: Hầu hết, Digital nomad làm việc xuyên suốt, cần phải đảm bảo có internet để sếp liên lạc khi cần thiết. Còn Freelancer hầu như không cần làm việc liên tục 24/7.

- Thời hạn công việc: Hầu hết Freelancer thường làm các hợp đồng, dự án và công việc ngắn hạn, trong khi đó Digital nomad thường làm các công việc dài hạn, ví dụ như giáo viên dạy tiếng Anh, tư vấn, thiết kế web, blogger du lịch…

3. Có nên làm Digital nomad không? Lợi ích và hạn chế

Khi đã hiểu rõ Digital nomad là gì, bạn có cảm thấy đây là công việc thú vị và phù hợp với bạn hay không? Để hiểu rõ hơn về công việc của Digital nomad, hãy tìm hiểu về lợi ích và hạn chế khi làm công việc này nhé!

3.1. Những lợi ích khi làm Digital nomad

3.1.1. Giảm stress với công việc

Khi bạn đã quá chán ngấy với những công việc văn phòng 8 tiếng một ngày, bạn hoàn toàn có thể làm Digital nomad, khi đó bạn sẽ thoát khỏi căn phòng bí bách và các áp lực từ công việc. Trong một ngày, bạn có thể tự làm chủ thời gian làm việc, không cần lo lắng tới những áp lực và quy định gò bó với công sở, công chẳng cần phải gặp mặt sếp mỗi ngày.

Giảm stress với công việc khi làm Digital nomad
Giảm stress với công việc khi làm Digital nomad

3.1.2. Thích nghi dễ dàng

Digital nomad sẽ tiếp cận được nhiều môi trường công việc khác nhau khi di chuyển tới nhiều địa điểm mới. Từ đó, họ có thể nhanh chóng thích nghi với những điều mới mẻ, có thêm những trải nghiệm thú vị và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

3.1.3. Làm việc năng suất và tận hưởng cuộc sống ý nghĩa

Với Digital nomad, bạn có thể làm những công việc mà mình thích, đến những địa điểm đẹp đẽ, thú vị khắp thế giới, làm quen nhiều con người mới, giúp bạn có nhiều cảm hứng làm việc, từ đó nâng cao năng suất công việc. Biết đâu khi bạn đang thưởng thức danh lam thắng cảnh thì có ý tưởng mới vụt qua đầu thì sao?

Ngoài ra, bạn cũng có thể vừa đi du lịch, vừa làm công việc mà mình thích, tận hưởng một cuộc sống ý nghĩa. Khi lịch trình và giờ giấc làm việc hiệu quả, phù hợp, bạn càng có nhiều thời gian tận hưởng những điều thú vị, làm những điều mà mình thích.

3.2. Hạn chế khi bạn trở thành Digital nomad

3.2.1. Thiết bị làm việc hạn chế và khó khăn về tài chính

Bởi bạn không làm việc ở một vị trí cố định và thường xuyên di chuyển, do đó bạn không thể mang quá nhiều thiết bị phục vụ cho công việc của bản thân.

Đôi khi bạn có thể gặp khó khăn về tài chính
Đôi khi bạn có thể gặp khó khăn về tài chính

Chưa kể, khi có ý định làm Digital nomad, nếu bạn không có dự phòng về tài chính thì khi gặp khó khăn có thể bỏ cuộc. So với công việc văn phòng bình thường, Digital nomad không hề ổn định và khi di chuyển ở nhiều địa điểm, bạn cần chi trả cho nhiều chi phí như đi lại, ăn ở, phương tiện…

3.2.2. Bạn sẽ thấy cô đơn và sức khỏe không đảm bảo

Hầu hết những người làm Digital nomad thường “đơn thương độc mã” trên hành trình của mình, do đó bạn cần xác định trước bản thân sẽ thường xuyên làm việc một mình và cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi trên hành trình di chuyển, bạn sẽ gặp gỡ và làm quen với nhiều người bạn mới, những “di dân” giống như bạn hay người Việt Nam tại xứ người.

Không phải ai cũng có thể làm Digital nomad, bởi vì để có thể làm công việc này, bạn cần có một sức khỏe bền bỉ, là một người ưa thích xê dịch thì mới có thể sống và làm việc theo cách này.

3.2.3. Không phải ai cũng thành công

Tương tự như Freelancer, tuy dự án lớn có thu nhập khủng nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Digital nomad cũng vậy, nếu bạn thiên về bán hàng, kinh doanh thì chỉ cần một rủi ro, cú sụp hố cũng khiến bạn trở nên trắng tay.

Không phải ai cũng đều có thể thành công
Không phải ai cũng đều có thể thành công

Không chỉ ở Việt Nam, Digital nomad ở nước ngoài cũng thường không mấy khi có thời điểm tốt đẹp, bạn có thể sẽ có khó khăn, bệnh tật, tai nạn trong quá trình xê dịch, hoặc đôi khi công việc không thuận lợi cũng khiến bạn khó khăn về tài chính. Hãy nhớ rằng hầu hết những dân du mục kỹ thuật số thành công thì trước đó họ đã có một gia tài không hề nhỏ.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Digital nomad là gì và một số thông tin về công việc này. Những bạn đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, không thích làm việc gò bó trong văn phòng hay những bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm đều có thể làm Digital nomad. Để làm công việc này, đòi hỏi bạn cần có kiến thức, chuyên môn về lĩnh vực nào đó, đồng thời cần có khả năng ngoại ngữ tốt nếu bạn muốn đi tới nhiều quốc gia khác nhau, có thể giao tiếp với người nước ngoài và sinh sống tại đó dễ dàng hơn.

Đánh giá nhân sự là gì?

Để nhân viên biết được năng lực của bản thân hay doanh nghiệp muốn đào tạo, sắp xếp vị trí phù hợp cho nhân viên và có chính sách lương thưởng rõ ràng thì nên thực hiện đánh giá nhân sự. Vậy đánh giá nhân sự là gì? Truy cập ngay bài viết bên dưới để biết được thông tin về đánh giá nhân sự nhé!

Đánh giá nhân sự là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.