close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Viết điểm yếu trong đơn xin việc có nên không? Viết thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Điểm yếu là một yếu tố mà nhiều người tránh để ghi vào các giấy tờ quan trọng như đơn xin việc, CV xin việc hay các loại giấy tờ khác. Nhiều người khi viết đơn xin việc thì có thắc mắc rằng có nên viết điểm yếu trong đơn xin việc hay không? Nội dung viết trong bài viết này sẽ giải đáp chi tiết.

1. Điểm yếu trong đơn xin việc

Theo như chúng ta hiểu về điểm yếu thì đó là những vấn đề tiêu cực trái ngược với điểm mạnh mang nghĩa tích cực. Ở bài viết này sẽ lý giải về điểm yếu trong đơn xin việc có nên không? Để lý giải được điều này, chúng ta cần hiểu được điểm yếu trong đơn xin việc cụ thể và sâu hơn.

Điểm yếu trong đơn xin việc
Điểm yếu trong đơn xin việc

Theo đó, điểm yếu trong đơn xin việc chính là những vấn đề không thuộc sở trường, không phải là thế mạnh của ứng viên, những yếu tố này được trình bày trong đơn xin việc với nhiều mục đích và lý do khác nhau.

Có thể tự ứng viên viết thông tin này trong đơn xin việc, có thể là do phía đơn vị tuyển dụng yêu cầu. Vậy thì dù là thế nào thì nhiều người vẫn băn khoăn về điểm yếu trong đơn xin việc liệu có nên viết trong đơn hay không? Nếu viết thì cần phải viết thế nào cho chuẩn?

Nội dung tiếp trong bài sẽ có những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc này cho các bạn.

2. Có nên viết điểm yếu trong đơn xin việc?

Viết điểm yếu trong đơn xin việc có nên không là thắc mắc của nhiều người khi bắt tay vào viết đơn. Để làm rõ điều này thì chúng ta sẽ cần phải phân tích từng khía cạnh trong vấn đề này để hiểu một cách rõ hơn.

Có nên viết điểm yếu trong đơn xin việc?
Có nên viết điểm yếu trong đơn xin việc?

2.1. Những lợi ích khi viết điểm yếu trong đơn xin việc

Điểm yếu trong đơn xin việc khi được đưa vào trong tờ đơn tưởng chừng như là điều rất đáng lo ngại, thế nhưng nó lại mang đến những lợi ích bất ngờ, tạo ưu thế cho mọi người khi biết cách viết điểm yếu.

Dưới đây sẽ là một số lợi ích mà điểm yếu trong đơn xin việc mang lại cho người ứng viên viết đơn xin việc:

2.1.1. Chứng tỏ ứng viên có đức tính trung thực

Viết điểm yếu trong đơn xin việc sẽ nêu những mặt không tốt về bản thân, thế nhưng nó lại giúp cho nhà tuyển dụng nhìn nhận ứng viên dưới góc độ trung thực, đầy sự ấn tượng.

Một người ứng viên không ngần ngại để viết những điểm yếu của mình vào trong tờ đơn thì cũng được xem là có sự can đảm và giám đối mặt với vấn đề của bản thân.

Thể hiện sự trung thực của ứng viên
Thể được ứng viên có tính trung thực

2.1.2. Tạo điểm nhấn cho bản thân

Dẫu chúng ta biết rằng điểm yếu là điều cần hạn chế, thế nhưng khi viết vào trong đơn xin việc nó cũng sẽ tạo được hiệu ứng tốt cho nhà tuyển dụng.

Bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật dũng cảm vì đã dám nhìn nhận vào điểm yếu của mình, từ đó sẽ có ý thức để khắc phục điểm yếu đó.

Đây là một điều đáng quý mà bản thân người ứng viên đó có được để góp phần làm nên ý thức nhận định điểm chưa được của bản thân, từ đó có ý thức để sửa đổi hoàn thiện hơn.

Đây là những đức tính cần có mà nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn ở ứng viên, bởi vì bản thân mỗi người đều sẽ có những điểm yếu riêng, làm gì cũng sẽ có thể phát sinh những điểm yếu đó, cho nên các ứng viên sẽ không thể nào mà khẳng định mình không hề có một điểm yếu nào phải không?

Tạo điểm nhấn cho bản thân
Tạo điểm nhấn cho bản thân nhờ điểm yếu trong đơn xin việc

2.2. Những tác hại của việc viết điểm yếu trong đơn xin việc

Ngoài những lợi ích, nếu các ứng viên không biết cách khai thác điểm yếu để ghi trong đơn xin việc sao cho phù hợp thì đó quả là một vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Khi bạn “vạch áo cho người xem lưng” đúng điểm yếu gây ảnh hưởng lớn đến công việc thì rõ ràng bạn sẽ nhận về sự nhận định không tốt.

Nhà tuyển dụng sẽ không tuyển người có nhiều điểm yếu, đặc biệt lại mắc vấn đề liên quan nhiều đến chuyên môn thì lại càng khiến cho họ gặp vấn đề nhiều hơn, không phục vụ được cho công việc, không mang lại giá trị cho đơn vị...

Chính bởi vậy mà điểm yếu khi viết vào đơn xin việc sẽ khiến cho tờ đơn trở nên “xấu xí” hơn rất nhiều, nếu như điểm yếu được liệt kê nhiều hơn cả điểm mạnh thì bạn cũng xác định viết đơn cho vui thôi chứ không thể nào có thể giúp bạn ứng tuyển được công việc đó.

Những tác hại của việc viết điểm yếu trong đơn xin việc
Những tác hại của việc viết điểm yếu trong đơn xin việc

Vậy, để vừa viết điểm yếu vào trong đơn xin việc mà khiến cho điểm yếu có thể phát huy được tác dụng tích cực cho mình thì ứng viên cần phải có kỹ năng và biết cách viết điểm yếu vào trong đơn xin việc.

3. Vậy, viết điểm yếu trong đơn xin việc thế nào?

Để điểm yếu phát huy được vai trò làm nổi bật bản thân và làm cho nhà tuyển dụng càng thêm đánh giá tích cực về người ứng viên, các bạn sẽ có thể viết điểm yếu trong đơn xin việc theo gợi ý sau đây:

- Thứ nhất, hãy chọn lọc những điểm yếu không có ảnh hưởng tới công việc bạn đang trực tiếp ứng tuyển.

Bạn viết các điểm yếu như là: Chưa tự tin trong giao tiếp nơi đám đông, chưa thành thạo sử dụng các phần mềm tin học,... những điểm yếu này sẽ thuộc về phạm trù tính cách, khả năng không mấy liên quan tới công việc bạn ứng tuyển. Tuy nhiên cũng cần tùy vào công việc ứng tuyển vào đưa điểm yếu này.

- Thứ hai, liệt kê ít điểm yếu, không nên sa đà vào việc kể lể quá nhiều điểm yếu như “được mùa”. Bạn cần tiết chế lại việc liệt kê, bạn chỉ nên giới hạn bản thân mình trình bày từ 3 điểm yếu cơ bản trở xuống không mấy liên quan và không mấy ảnh hưởng tới công việc.

- Thứ ba, đưa ra điểm yếu kèm theo hướng khắc phục. Bạn sẽ càng để lại dấu ấn nhiều hơn khi mà nhà tuyển dụng biết được bạn dám đối mặt với điểm yếu, biết bản thân có điểm yếu và có ý thức để khắc phục điểm yếu của bản thân để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Viết điểm yếu trong đơn xin việc thế nào?
Viết điểm yếu trong đơn xin việc thế nào?

Bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bản thân bạn là người có trách nhiệm với chính mình bằng cách khắc phục điểm yếu và cũng có trách nhiệm lớn đối với môi trường chung của đơn vị. Cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có ý thức trách nhiệm với điểm yếu của mình, có trách nhiệm khắc phục để không làm ảnh hưởng tới đơn vị doanh nghiệp.

Với những chia sẻ về điểm yếu trong đơn xin việc trên đây, mong rằng mỗi ứng viên có thể biết cách viết điểm yếu làm nền cho bản thân, thêm phần tô điểm cho bản thân mình với ý thức trách nhiệm nhìn nhận và khắc phục điểm yếu đang tồn tại. Hãy là người sáng suốt khi đưa những thông tin điểm yếu vào trong đơn xin việc nhé.

Điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV

Ngoài những thông tin về điểm yếu trình bày trong đơn xin việc, vieclam123.vn còn hướng dẫn người viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV sao cho gây được thiện cảm của nhà tuyển dụng. Để biết rõ hơn về thông tin này thì xin mời bạn đọc bài viết bên dưới:

Điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
mẫu đơn xin việc techcombank
Hướng dẫn viết chi tiết mẫu đơn xin việc Techcombank chuyên nghiệp
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin việc Techcombank chi tiết với những thông tin cơ bản. Cập nhật thông tin liên quan tới cách viết đơn xin việc Techcombank.

đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm
Khi nộp đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục không?
Đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được không? Tìm hiểu ngay về đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được hay không?

đơn xin việc ở công ty cũ
Bí quyết lại việc - hãy viết đơn xin việc ở công ty cũ hoàn hảo
Cách viết đơn xin việc ở công ty cũ chiếm được cảm tình nhà tuyển dụng sẽ được chia sẻ ngay tại bài viết dưới đây. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết hơn!

Mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thực phẩm
Cập nhật cách hoàn thiện mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thực phẩm
Mẫu đơn xin việc ngành công nghệ thực phẩm có vai trò quan trọng khi là linh hồn của hồ sơ xin việc. Cùng vieclam123.vn cập nhật cách để hoàn thiện mẫu dơn.