close
cách
cách cách cách cách cách

Đạo diễn hình ảnh là gì? Góc khuất người họa sĩ vẽ bằng ánh sáng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu như đạo diễn phim đã quá quen thuộc với chúng ta thì đạo diễn hình ảnh lại là một vị trí mới lạ hơn cả. Đây là người có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một bộ phim khi được chuyển thể từ tác phẩm. Vậy, đạo diễn hình ảnh là gì? Công việc và nhiệm vụ chính là người họa sĩ vẽ bằng ánh sáng này cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giải đáp về đạo diễn hình ảnh là gì?

Đạo diễn hình ảnh trong tiếng Anh là “Director of photography”, vì thế mà được viết tắt là DP hay DOP. Đây là người chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh của một tác phẩm và có thể hoặc không cần trực tiếp quay phim. Họ là người đưa ra các quyết định liên quan tới cảnh quan, góc quay, ánh sáng,... để mọi hình ảnh trong phim có thể lột tả hết được ý tưởng trong tác phẩm cũng như đảm bảo sự phù hợp về mặt bối cảnh và nội dung truyền tải. 

Đạo diễn hình ảnh là gì
Đạo diễn hình ảnh là gì

Với tính chất công việc này, DOP được ví như người họa sĩ vẽ tranh bằng ánh sáng vậy. Bức tranh của họ chính là từng thước quay trong phim được lột tả vô cùng chân thật nhưng cũng đầy tính nghệ thuật. Một tác phẩm có những cảnh quay đẹp sẽ là tác phẩm khiến người xem cảm thấy mãn nhãn hơn rất nhiều. Nếu nội dung là yếu tố mang tính then chốt thì các hình ảnh trong phim sẽ là gia vị không thể thiếu, góp phần giúp cho tác phẩm trở nên trọn vẹn hơn rất nhiều.

Ví dụ rõ ràng nhất về đạo diễn hình ảnh chính là bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Chắc hẳn, nếu đã từng xem thì bạn sẽ chẳng thể nào quên được những cảnh quay cực kỳ chất lượng và đắt giá trong bộ phim. Cũng là Phú Yên đó, thế nhưng, khi thấy những cảnh vật quen thuộc vẫn thấy sao mà nao lòng đến vậy, thấy quê hương, đất nước mình sao mà tươi đẹp đến thế. và sau khi bộ phim kết thúc thì Phú Yên chính là địa điểm du lịch có lượt du khách ghé thăm nhiều nhất trên cả nước.

Sự thành công này chính là nhờ công sức của đạo diễn hình ảnh. Người đã tìm tòi, nghiên cứu kỹ từng bối cảnh, góc quay và ánh sáng để làm sao mỗi một cảnh quay không chỉ lột tả được cảm xúc nhân vật mà còn tạo nên một bức tranh cảm xúc thăng hoa nhất. 

Người cầm trịch hình ảnh tác phẩm
Người cầm trịch hình ảnh tác phẩm

Hiện nay, trong các ekip, vị trí đạo diễn hình ảnh được chú ý nhiều hơn. Họ được xem như đôi mắt của đạo diễn để cho ra những cảnh quay chất lượng nhất. Và với những tác phẩm bom tấn thì đây là vị trí không thể nào thiếu để đảm bảo chất lượng và sự thành công của phim. Vì vậy, nếu như bạn có niềm đam mê và yêu thích công việc này thì hiểu đạo diễn hình ảnh là gì sẽ rất quan trọng để có thể gắn bó và phát triển với nghề.

2. Công việc của đạo diễn hình ảnh và cách để ra quyết định vị trí máy quay?

2.1. Những công việc mà DOP cần thực hiện

DOP sẽ thực hiện những công việc gì? Đây là điều mà nhiều bạn sẽ quan tâm khi tìm hiểu về vị trí này. Cụ thể thì DOP sẽ thực hiện những công việc như sau:

2.1.1. Nghiên cứu kịch bản 

Nghiên cứu kịch bản chính là công việc đầu tiên cần thực hiện của đạo diễn hình ảnh. Họ sẽ cần nắm bắt được nội dung chính của tác phẩm, nội dung chi tiết của từng cảnh quay. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để đưa ra các sự tính toán về lựa chọn bối cảnh sao cho phù hợp nhất. Chỉ khi hiểu được tinh thần mà biên kịch cũng như tác phẩm muốn truyền tải thì đạo diễn hình ảnh mới có thể triển khai được những tính toán của bản thân.

Công việc của DOP
Công việc của DOP

2.1.2. Trao đổi với đạo diễn

Sau khi đã nắm bắt được nội dung của kịch bản thì đạo diễn hình ảnh sẽ cần trao đổi với đạo diễn. Đây sẽ là quá trình để DOP biết được tinh thần đạo diễn định truyền tải tác phẩm ra sao. Cả 2 sẽ cần có sự thống nhất và tạo nên tiếng nói chung để các cảnh quay có thể được diễn tả một cách tròn trịa và đúng hướng nhất. 

Dựa trên quá trình trao đổi, đạo diễn hình ảnh cũng có thể định hình được trong đầu về các bối cảnh tiềm năng, từ đó lên được các sự lựa chọn về bối cảnh sao cho phù hợp với nội dung cần truyền tải.

2.1.3. Lựa chọn bối cảnh cho tác phẩm

Khi đã có được những yêu cầu về nội dung, tinh thần cần truyền đạt của tác phẩm, đạo diễn thì DOP sẽ cần lựa chọn bối cảnh cho từng cảnh quay được thực hiện. Đâu sẽ là bối cảnh chính, đâu sẽ là bối cảnh phụ và sử dụng cho những cảnh quay nào, tất cả đều phải được tính toán một cách tỉ mỉ, sát sao nhất.

2.1.4. Lựa chọn máy quay và góc quay

Một trong những công việc của đạo diễn hình ảnh là lựa chọn ống kính máy quay, bố trí góc quay và tính toán chuyển động quay sao cho phù hợp nhất. Họ sẽ có những yêu cầu riêng cho từng cảnh quay, đặc biệt là với những cảnh cần lột tả được cảm xúc. Vì thế góc máy ra sao, ánh sáng thế nào, màu sắc của cảnh quay đã ổn chưa,... Tất cả đều sẽ được chọn lọc, thử nghiệm để đưa ra những sự điều chỉnh và quyết định phù hợp nhất.

2.1.5. Đánh giá và điều chỉnh

Đánh giá các cảnh quay cũ
Đánh giá các cảnh quay cũ

Để đảm bảo tốt nhất thì DOP thường sẽ xem lại các cảnh quay trong phòng kín để đánh giá lại toàn bộ những cảnh quay có được. Điều này nhằm giúp họ có thể nhìn nhận chi tiết hơn về cảnh quay, qua đó, có những sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất trong những buổi quay sau đó. 

2.2. Điều gì khiến DOP chọn lựa góc máy này?

Là người cầm trịch về mặt hình ảnh, theo bạn, điều gì khiến DOP đưa ra quyết định về việc đặt máy quay ở vị trí này?

Thực tế thì khi lựa chọn một góc máy, bản thân DOP đã phải hiểu được nội dung mình sẽ truyền đạt thông qua cảnh quay này là gì. Vì thế mà họ sẽ cần có sự tính toán để làm sao tinh thần ấy được truyền tải một cách rõ nét nhất.

Tiếp đến, sự sáng tạo từ DOP sẽ là cách để họ định hình được chất riêng của mình thông qua cảnh quay được thực hiện. Với góc máy khác nhau, sẽ sẽ mang đến một nhìn mới lạ hơn cho tác phẩm và tạo nên sự ấn tượng cho công chúng với cách truyền đạt cực kỳ hiệu quả.

Và một yếu tố không thể thiếu chính là kinh nghiệm. Từ việc xem lại các cảnh quay, đúc rút cho bản thân, DOP sẽ có cho mình những kinh nghiệm, bài học để tính toán vị trí và góc máy quay phù hợp hơn. Và đây cũng chính là điều quan trọng để các DOP đưa ra quyết định cho mình.

Cách đưa ra quyết định chọn vị trí máy quay
Cách đưa ra quyết định chọn vị trí máy quay

3. Những khó khăn mà đạo diễn hình ảnh cần đối mặt

Nếu như đã biết được đạo diễn hình ảnh là gì thì bạn cũng cần nắm rõ về áp lực nghề nghiệp. Việc xác định những khó khăn có thể trải qua khi theo đuổi nghề sẽ giúp bạn bản lĩnh và tự tin hơn. Đây sẽ là cơ sở để bạn có thể gắn bó hơn với việc làm đạo diễn hình ảnh.

3.1. Những tai nạn bất ngờ

Nhắc tới đạo diễn hình ảnh thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc đứng sau chỉ đạo và chân luôn chạm đất. Vì thế mà có mấy khi nguy hiểm đâu. Thế nhưng, thực chất thì công việc của DOP nặng nhọc hơn rất nhiều.

Để có được những cảnh quay mãn nhãn vỏn vẹn vài giây cho khán giả thì DOP và quay phim cũng như ekip phải căng mình làm việc trong vài giờ, thậm chí là vài ngày mới ưng ý. Tuy nhiên, đây cũng là điều khiến cho các DOP có thể gặp sự cố bất ngờ.

Ví dụ như với những cảnh ở trên cao, để cho thước phim ấn tượng nhất thì DOP có thể trực tiếp cầm máy quay để nhảy cùng nhân vật từ trên cao xuống. Và việc đứt dây an toàn một cách bất ngờ rất có thể xảy ra trong trường hợp này. Vì thế mà việc gặp tai nạn bất ngờ là điều mà bất cứ DOP nào cũng có thể gặp phải.

Những khó khăn của nghề
Những khó khăn của nghề

3.2. Áp lực nhiều phía

DOP hay đạo diễn trong quá trình quay phim sẽ gặp áp lực từ nhiều phía. Biên kịch, nhà đầu tư, khán, giả và thậm chí là diễn viên. Do vậy mà để hoàn thành tốt nhiệm vụ thì bạn sẽ cần có một tinh thần tỉnh táo, vững vàng và khả năng chịu áp lực công việc cao.

Đặc biệt là với vấn đề thời gian, khi ai cũng muốn nhanh nhưng những cảnh quay và yêu cầu nghề nghiệp không cho phép sự qua loa thì DOP sẽ cần chạy đua với thời gian để đảm bảo cả tiến độ cũng như chất lượng hình ảnh quay.

3.3. Dễ “bỏ rơi” gia đình

Một trong những khó khăn của công việc này đó là bạn rất dễ “bỏ rơi” gia đình của mình. Vì yêu cầu công việc, nên đôi khi bạn sẽ phải đi xa tới vài tháng, hay nếu có quay gần thì cũng có thể phải làm đêm hôm và trở lại nhà vào lúc sáng hôm sau. 

Những thách thức về lệch thời gian hoạt động, khoảng cách địa lý sẽ khiến bạn không thể gần gũi với người thân trong gia đình. Vì vậy mà đôi khi gia đình cũng sẽ trở thành áp lực và gánh nặng với DOP trong hành trình theo đuổi sự nghiệp. Do vậy mà bạn sẽ cần cân đối để tìm ra cách giải quyết bài toán này sao cho phù hợp nhất.

Chạy đua với thời gian
Chạy đua với thời gian

Đạo diễn hình ảnh là một nghề hot hiện nay khi vị trí này có mức độ quan trọng chỉ sau đạo diễn chính mà thôi. Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời về đạo diễn hình ảnh là gì. Qua đó, hiểu rõ hơn về nghề với những thách thức cần đối mặt nhưng cũng là nghề mang đến rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tìm hiểu về ê kíp là gì và vai trò của ê kíp trong một số ngành nghề

Ê kíp là gì? Có những vị trí nào trong một ê kíp? Vai trò của ê kíp ra sao? Cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Ê kíp là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.