Đối với một đất nước, thời nào cũng cần những lực lượng đội ngũ bảo vệ sự hòa bình, an ninh, giúp dân giúp nước khắc phục các vấn đề trong đời sống. Ở thời chiến, đó là các chiến sĩ, lính tráng. Còn ở thời bình, vai trò của lực lượng bảo vệ tổ quốc đã chuyển thành dân quân tự vệ. Đây cũng là lực lượng đang ngày đêm tham gia bảo vệ sự an bình cho chúng ta trong xã hội hiện nay. Vì thế tìm hiểu dân quân tự vệ là gì thiết nghĩ rất quan trọng.
MỤC LỤC
Cùng vieclam123.vn khám phá chi tiết về dân quân tự vệ ở bài viết sau đây.
Khái niệm dân quân tự vệ là gì được quy định rõ ràng tại Luật Dân quân tự vệ ban hành năm 2019, cụ thể trong Khoản 1, Điều 2. Đây “là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác” (trích Luật Dân quân tự vệ) thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lực lượng này khi được tổ chức tại địa phương thì gọi là dân quân. Còn nếu được tổ chức hoạt động trong những đơn vị, tổ chức, cơ quan thuộc Nhà nước, trong các tổ chức kinh tế sẽ được gọi là tự vệ.
Dân quân tự vệ được xác định chính là một thành phần trong lực lượng vũ trang nhân dân. Chức năng chính của dân quân tự vệ được xác định bao gồm: bảo vệ Đảng, Chính quyền, tính mạng, tài sản người dân; gìn giữ tài sản cho tổ chức, cơ quan ở mọi cơ sở, địa phương. Trong thời chiến cũng không thể thiếu vắng sự có mặt của lực lượng này và thậm chí họ còn là lực lượng nòng cốt để đánh giặc cùng với nhân dân.
Đất nước ta đang sống trong thời kỳ hòa bình. Vì thế lực lượng dân quân tự vệ sẽ phối hợp cùng toàn dân để tham gia vào hoạt động sản xuất trong mọi ngành nghề, lĩnh vực với mục tiêu phát triển nền kinh tế toàn diện, giúp cho đời sống của toàn dân được nâng cao.
Về thành phần của dân quân tự vệ, để tìm hiểu chúng ta sẽ căn cứ vào Luật Dân Quân tự vệ tại Điều 6. Những thành phần bao gồm:
Lực lượng tại chỗ: lực lượng này sẽ đảm đương nhiệm vụ tại các thôn ấp, buôn sóc, bản làng, hay trong các khu/tổ dân phố, ... Dân quân tự vệ tại chỗ cũng hoạt động tại các tổ chức và cơ quan.
Song hành hoạt động cùng với lực lượng tại chỗ chính là lực lượng cơ động. Họ sẽ tiếp nhận nhiệm vụ theo sự phân công từ những cấp thẩm quyền tại các địa bàn.
Lực lượng dân quân thường trực là thành phần thứ ba trong đội ngũ dân quân tự vệ. Đúng như cách gọi, đội ngũ này sẽ thường trực để tại những khu vực địa bàn mang tính trọng điểm quốc phòng để làm nhiệm vụ.
Cuối cùng, thành phần thứ tư trong hàng ngũ dân quân tự vệ chính là đội ngũ tự vệ biển. Họ làm việc ở vùng biển và hải đảo của Việt Nam.
Dưới đây, vieclam123.vn sẽ mô tả đến bạn những nhiệm vụ quan trọng trong công tác, hoạt động phải gánh vác, đảm đương của dân quân tự vệ.
Thứ nhất đó là luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu và chiến đấu, thực hiện sứ mệnh cao cả là bảo vệ con người và các tổ chức chính trị, xã hội. Phối hợp với các lực lượng khác như Công an, quân đội ở khu vực đang công tác để bảo vệ an ninh, chủ quyền về biên giới quốc gia hay chủ quyền cho vùng biển đảo, vùng trời của tổ quốc ta.
Tiếp theo, dân quân tự vệ thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện trong mọi mặt của đời sống, từ giáo dục đến hội thi, hội thao, các sự kiện diễn tập, từ chính trị đến các vấn đề pháp lý, pháp luật.
Tham gia triển khai, thực thi biện pháp đối với các mảng chiến tranh không gian, thông tin đúng theo nội dung quy định luật pháp và những cấp thẩm quyền. Góp sức không nhỏ đối với công cuộc phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả của cá sự cố, dịch bệnh, thiên tai, ...
Sống hòa vào dân cho nên lực lượng dân quân tự vệ cũng tích cực với nhiệm vụ vận động, tuyên truyền Nhân dân tiếp thu và thực hiện các đường lối, chính sách, quy định pháp lý được Đảng và Nhà nước đề ra. Đồng thời, dân quân tự vệ cũng không thể vắng mặt đối với công cuộc xây dựng cơ sở, địa phương trở nên vững mạnh toàn diện.
Khoản 1, Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ thông tin quy định về vấn đề này như sau:
Quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ như sau: nam giới đạt từ độ tuổi 18 đến hết 45; nữ giới đạt từ độ tuổi 18 đến hết 40. Trong trường hợp tình nguyện, việc tham gia dân quân tự vệ vẫn có thể kéo dài thêm thời gian với nam giới là 50 tuổi và nữ giới là 45 tuổi.
Quy định này đã xác định rất rõ ràng việc tham gia dân quân tự vệ chính là một nghĩa vụ cần thực hiện của mỗi người công dân, nhất là khi đã được chọn lựa. Kết hợp giữa việc nắm bắt khái niệm dân quân tự vệ là gì và quy định về việc tham gia vào dân quân tự vệ, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi đã đề cập tới. đã có tên trong danh sách ắt người công dân đó phải đi dân quân theo diện bắt buộc. Đó chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ cần tuân thủ. Chỉ ngoài trừ các đối tượng sau:
Thứ nhất là đối tượng phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam ở cảnh người cha đơn thân nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Thứ hai là người không đạt chuẩn về mặt sức khỏe để đáp ứng các nhiệm vụ dành cho một người dân quân tự vệ.
Thứ ba, là đối tượng có chồng/vợ là công viên chức. sĩ quan – hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong lực lượng quốc phòng, là binh sĩ hiện đang phục vụ tại Quân đội nhân dân hay các vị trí trong Công an nhân dân; là những đối tượng trên nhưng được điều động tới công tác tại những nơi có kinh tế, đời sống đặc biệt khó khăn.
Thứ tư, những lao động duy nhất với gia cảnh hộ nghèo, cận nghèo và đang gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng người thân không có khả năng lao động (mất khả năng hoặc chưa đến tuổi lao động), người trong diện khó khăn vì phải gánh chịu những thiên tai, tai nạn, ...
Thứ năm, người có chồng/vợ là con của thương – bệnh binh, bị suy giảm sức lao động.
Thứ sáu, đối tượng đang học ở các trường thuộc cơ quan nhà nước và làm việc ở mọi cơ quan tổ chức.
Tham gia dân quân tự vệ được xác định là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Vì vậy mọi hành vi trốn, chống đối lại đều sẽ bị xử lý. Quy định pháp luật đã đưa ra hình thức xử lý rất rõ tại Điều 14 của Luật Dân quân tự vệ cùng với Nghị định số 120 của Chính phủ, tại Điều 21. Nội dung xử lý như sau:
Thứ nhất, hành vi trốn tham gia vào lực lượng nòng cốt trong dân quân tự vệ sẽ phạt tiền từ 5 trăm nghìn đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời được xử lý theo biện pháp buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, luật pháp không truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự với người trốn tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ mà chỉ xử phạt hành chính.
Như vậy, bài viết đã làm sáng tỏ khái niệm dân quân tự vệ là gì. Nếu bạn là con dân đất Việt thì hãy tích cực, chủ động tham gia vào lực lượng xây dựng tổ quốc giàu mạnh, bình an này nhé. Đây là nhiệm vụ đáng tự hào của dân tộc để bạn góp sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Xin tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ tự nguyện cần phải soạn đơn. Để nhanh chóng được tiếp nhận mong muốn cao đẹp đó, bạn hãy cập nhật ngay cách viết mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ qua bài viết bên dưới.
MỤC LỤC
Chia sẻ