close
cách
cách cách cách cách cách

COO là gì? So sánh sự khác nhau của COO với CEO, CFO, CPO, CCO

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

COO là viết tắt của cụm từ Chief Operations Officer (Giám đốc điều hành). Đây là một chức vụ thường có ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu COO là gì?

COO là viết tắt của cụm từ Chief Operations Officer (Giám đốc điều hành). Đây là một chức vụ thường có ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu COO là gì và một số thuật ngữ về chức danh khác qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Tìm hiểu về công việc COO

Đầu tiên cùng tìm hiểu xem COO là gì và các công việc của COO có yêu cầu gì ngay sau đây nhé.

1.1. COO là gì?

COO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Operation Officer, được hiểu là giám đốc điều hành. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa COO và CEO đều là giám đốc điều hành nhưng thật ra COO chỉ là người hộ trợ cho CEO (tổng giám đốc).

Giám đốc điều hành (giám đốc vận hành) là người vận hành bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, thiết lập các chính sách văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, Giám đốc vận hành cũng là người quản lý, giám sát việc thực thi các chiến lược phát triển trong doanh nghiệp.

1.2. Công việc của COO là gì?

Công việc chính của COO bao gồm:

  • Hỗ trợ CEO trong việc điều hành doanh nghiệp

  • Tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh

  • Giám sát việc thực thi dự án, chiến lược của nhân viên cấp dưới.

  • Đánh giá kết quả các dự án, đánh giá năng lực nhân viên, thực hiện viết báo cáo lên cấp trên.

COO là gì

1.3. Yêu cầu đối với COO là gì?

Để có thể trở thành COO trong một công ty, doanh nghiệp, bạn cần phải là một người thực sự tài năng, có kinh nghiệm làm việc và nhạy bén trong việc xử lí tình huống. Cụ thể những yêu cầu của doanh nghiệp khi muốn tuyển dụng nhân sự vị trí này như sau:

  • Tốt nghiệp Đại học, Cao học các ngành liên quan đến quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh để đảm bảo có được nền tảng kiến thức cơ bản nhất về quản trị doanh nghiệp.

  • Có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm ở vị trí tương đương: chỉ những người có kinh nghiệm trong ngành mới có thể đảm nhận được vị trí này. Kinh nghiệm làm việc sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách bao quát hơn và có thể nhanh chóng xử lí những vấn đề phát sinh và tránh được những sai sót không đáng có.

  • Ngoài ra, bạn còn cần phải là người quyết đoán trong việc đưa ra quyết định, nhanh nhạy trong việc xử lí tình huống và thành thạo kỹ năng tin học văn phòng, hiểu biết về ngoại ngữ.

2. Một số thuật ngữ về chức danh trong doanh nghiệp

Bên cạnh COO, chúng ta vẫn thường nghe thấy các chức danh như CEO, CFO, CPO, CCO,....Vậy ý nghĩa của những thuật ngữ này là gì?

CEO (Chief Executive Officer): Giám đốc điều hành

=> Giám đốc điều hành là chức vụ cao nhất trong một công ty, tập đoàn, tổ chức.

COO là gì

CFO (Chief Financial Officer): Giám đốc tài chính

=> Giám đốc tài chính trong công ty sẽ chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính trong công ty, đảm bảo sử dụng đúng, chính xác, hiệu quả đối với nguồn vốn. Đồng thời, giám đốc tài chính cũng cần phân tích rủi ro để đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

CPO (Chief Production Officer): Giám đốc sản xuất

=> Giám đốc sản xuất là người quản lí hoạt động sản xuất trong công ty, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, chất lượng sản phẩm tốt, ..

CCO (Chief Customer Officer): Giám đốc kinh doanh

=> Giám đốc kinh doanh là người điều hành bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy doanh số bán hàng, đảm bảo hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra suôn sẻ. Đây là bộ phận quan trọng, tác động trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.

CHRO (Chief Human Resources Officer): Giám đốc nhân sự

=> Giám đốc nhân sự là người quản lí nguồn nhân lực trong công ty, có trách nhiệm đào tạo nhân viên, tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả, phát huy hết năng lực, cống hiến vào sự thành công của doanh nghiệp. 

CMO (Chief Marketing Officer): Giám đốc Marketing

=> Giám đốc Marketing chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các chiến lược để tiếp thị, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Những chiến lược Marketing hiệu quả giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp nhiều hơn, tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó có thể tăng doanh số bán hàng. 

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu COO là gì cũng như công việc chính của COO trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết từ Vieclam123 đã giúp ích cho bạn trong việc hiểu hơn về các  chức danh khác nhau.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.