close
cách
cách cách cách cách cách

Các công việc của nhân viên kinh doanh là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì? Để làm tốt công việc của nhân viên kinh doanh bạn cần phải có những kỹ năng và tố chất gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì? Để làm tốt công việc của nhân viên kinh doanh bạn cần phải có những kỹ năng và tố chất gì. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về công việc này qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là gì

Tìm hiểu nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng công ty, doanh nghiệp,lĩnh vực ngành nghề mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận những trách nhiệm công việc khác nhau. 

Dù vậy, trách nhiệm chính của nhân viên kinh doanh vẫn là thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bộ phận kinh doanh đảm nhận vai trò then chốt bởi hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp cần phải được bán cho khách hàng thì mới có thể sinh lời và tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.

Nếu đội ngũ nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp yếu kém, không thể tiếp cận và bán được sản phẩm cho khách hàng thì doanh nghiệp sẽ rơi vào nguy cơ thua lỗ và thất bại. Vì vậy, khi lựa chọn ứng viên cho vị trí này, nhà tuyển dụng có thể sẽ không lựa chọn người giỏi nhất mà sẽ ưu tiên những người có tố chất phù hợp nhất. Vậy một ứng viên như thế nào thì có thể đáp ứng được yêu cầu trong công việc?

Cụ thể công việc của nhân viên kinh doanh là gì, để trở thành nhân viên kinh doanh bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì, hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

Và nếu bạn là một người năng động, thích giao tiếp với mọi người thì hãy vào Vieclam123 tìm việc và tạo CV nhân viên kinh doanh ngay nhé.

2. Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?

Công việc chính của nhân viên kinh doanh là làm tăng doanh số của doanh nghiệp. Công việc kinh doanh này là một quá trình đầy phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải đầu tư nhiều công sức, và cả sự kiên nhẫn với khách hàng. Nhân viên kinh doanh cũng cần phải am hiểu tường tận các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, biết cách khoanh vùng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Cụ thể, nhân viên kinh doanh cần làm những công việc như sau:

Thứ nhất, nhân viên kinh doanh cần phải giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng tiềm năng, tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng bằng nhiều cách thức khác nhau như gọi điện thoại, gửi email hoặc trò chuyện, tư vấn cho khách hàng trong các buổi hội thảo của doanh nghiệp.

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì

Công việc của một nhân viên kinh doanh

Thứ hai, nhân viên kinh doanh phải luôn luôn tìm kiếm lượng khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách cũ. Nhân viên kinh doanh cần tìm kiếm khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và thực hiện quá trình chăm sóc khách hàng để giữ được lượng khách hàng trung thành. Thường xuyên gọi điện hỏi thăm khách hàng và hỏi họ về trải nghiệm với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức những buổi tri ân với khách hàng, thường xuyên tặng khách hàng những phần quà ý nghĩa chính là cách để nhân viên kinh doanh duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Thứ ba, nhân viên kinh doanh trực tiếp thực hiện quá trình ký kết, đốc thúc hợp đồng với khách hàng bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hóa đơn và đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng. Nhân viên kinh doanh hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ với khách hàng và nhân viên kinh doanh chỉ thực sự hoàn thành trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán toàn bộ hóa đơn với phòng kế toán. Nhân viên kinh doanh phải luôn luôn đảm bảo hàng hóa, sản phẩm phải được giao đúng hạn, đúng số lượng và mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. Hóa đơn thu về phải đảm bảo hợp lệ, được đóng dấu và ký tên rõ ràng.

Thứ tư, nếu trong quá trình bán sản phẩm, dịch vụ, khách hàng có bất cứ phàn nàn, thắc mắc gì thì nhân viên kinh doanh cũng là người chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc, làm dịu khách hàng để tăng độ hài lòng, tin cậy của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Đôi khi, nhân viên kinh doanh còn làm thay thế công việc của nhân viên ở bộ phận chăm sóc khách hàng là vì vậy. 

Cuối cùng, nhân viên kinh doanh cần thực hiện các báo cáo kinh doanh để nộp lên cấp trên để báo cáo hiệu quả công việc. Báo cáo doanh thu chính là cơ sở để cấp trên đánh giá năng lực làm việc của một nhân viên kinh doanh. Đồng thời, nhân viên kinh doanh cũng có thể đưa ra những đề xuất về sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp có những cải biến tốt hơn, đạt hiệu suất kinh doanh tốt hơn.

Nhân viên kinh doanh phải luôn xác định được rõ công việc của mình cũng như tình hình kinh doanh chung của bộ phận để đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể. Để đo lường hiệu suất công việc của nhân viên kinh doanh, doanh nghiệp có thể đưa ra những mức KPI cụ thể cho từng phòng ban kinh doanh. Mỗi phòng ban lại giao nhiệm vụ cho từng nhân viên, đặt ra KPI về số lượng cuộc gọi thực hiện với khách hàng hàng tháng, số lượng hợp đồng chốt được, tỷ lệ khách hàng cũ quay lại sử dụng dịch vụ, giá trị trung bình của hợp đồng. 

Nhân viên kinh doanh phải luôn đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên kinh doanh là gì?

Khi tuyển dụng nhân sự ở vị trí nhân viên kinh doanh, doanh nghiệp cũng sẽ có những yêu cầu cụ thể mà ứng viên cần phải đáp ứng được, cụ thể như:

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì

Yêu cầu cần có của một nhân viên kinh doanh

+ Ứng viên tốt nghiệp cao đẳng trở lên các ngành có liên quan đến kinh doanh, marketing, thương mại. Bởi vậy, nhân viên kinh doanh sẽ có những hiểu biết nhất định về chiến lược kinh doanh và tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ với khách hàng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Ứng viên sử dụng thành thạo vi tính văn phòng và các ứng dụng liên quan đến công việc. Khi đó, nhân viên kinh doanh có thể làm việc độc lập, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu suất cao trong công việc.

+ Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ có những yêu cầu khác như ứng viên phải là người năng động, chăm chỉ, nhạy bén, có kỹ năng giao tiếp tốt và đặc biệt là kỹ năng bán hàng để thúc đẩy doanh số.

Cùng với những yêu cầu trong công việc, nhân viên kinh doanh cũng nhận được những quyền lợi xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Đầu tiên, nhân viên kinh doanh có thể nhận được mức lương cứng như bao vị trí công việc khác. Mức lương này có thể dao động từ 7-10tr tùy vào công ty và năng lực của ứng viên.

Bên cạnh mức lương cứng thì phần trăm doanh thu có lẽ là điểm thu hút nhất đối với nhân viên kinh doanh. Được hưởng hoa hồng theo sản phẩm bán được là nguồn động lực để nhân viên kinh doanh cống hiến hết mình trong công việc. Nhờ vào % doanh thu bán hàng này mà số tiền lương hàng tháng một nhân viên kinh doanh có thể có được tăng lên rất nhiều so với mức lương cơ bản. 

Khi làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, bạn cũng sẽ nhận được những đãi ngộ khác như thưởng lễ, tết hàng năm, thưởng tháng lương thứ 13, được tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, được tham gia du lịch, liên hoan hàng năm cùng công ty. Đặc biệt, cơ hội thăng tiến trong ngành cũng tương đối rõ ràng. Bạn có thể được cất nhắc lên các vị trí như trưởng phòng kinh doanh nếu như làm việc tốt và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

4. Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là một vị trí đầy triển vọng thu hút và nó có thể đem lại cho bạn mức lương hấp dẫn nếu như bạn có được những kỹ năng và gặt hái được thành quả trong công việc. 

Một nhân viên kinh doanh giỏi sẽ có hội tụ đầy đủ các yếu tố như sự đam mê, kiên trì và quyết đoán. Sự đam mê thể hiện ở tham vọng gặt hái được nhiều thành công trong công việc, thay đổi bản thân tốt hơn để có thể hoàn thành công việc ở mức tốt nhất. Đức tính kiên trì thể hiện ở sự cố gắng thuyết phục khách hàng, kiên trì với nhiệm vụ công việc dù có bao nhiêu khó khăn vất vả. Nhân viên kinh doanh cũng cần phải quyết đoán, tin tưởng vào những quyết định của bản thân mình, đây là cũng là yếu tố giúp bạn nắm bắt được cơ hội và gặt hái được thành công trong cuộc sống. 

Không những vậy, nhân viên kinh doanh còn cần tự trau dồi cho bản thân mình những kỹ năng cần thiết trong công việc, cụ thể như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, nắm bắt tâm lý khách hàng. 

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì

Những kỹ năng mà nhân viên kinh doanh cần phải có

4.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên kinh doanh. Bởi kỹ năng giao tiếp tốt thì bạn mới có thể nói chuyện với khách hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm với họ. 

Khéo ăn khéo nói cũng là bí kíp để nhân viên kinh doanh có được khách hàng. Chỉ khi biết cách ăn nói thì khách hàng mới muốn lắng nghe những gì bạn nói. Và chỉ khi khách hàng cho bạn cơ hội để nói, thì bạn mới có thể thực hiện mục đích giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Thử tưởng tượng bạn gặp gỡ khách hàng nhưng không biết làm cách nào để mở đầu câu chuyện, không biết làm thế nào để duy trì cuộc hội thoại, chẳng ai lại muốn lãng phí thời gian để tiếp tục cuộc trò chuyện vô nghĩa này cả. Bởi vậy, khi có cơ hội tiếp cận khách hàng thì nhân viên kinh doanh cần tận dụng cơ hội này để giao tiếp, cho khách hàng thấy những lợi ích mà họ có được khi sử dụng sản phẩm dịch vụ bên bạn. 

Thông qua cuộc giao tiếp với nhân viên kinh doanh, khách hàng có thể đánh giá được sự chuyên nghiệp và mức độ tin cậy đối với doanh nghiệp của bạn. Nhân viên kinh doanh có kỹ năng giao tiếp tốt tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ. Thêm vào đó, có kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, thuận lợi trong quá trình chăm sóc khách hàng và duy trì mối quan hệ sau đó. 

4.2. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Không những cần có kỹ năng giao tiếp để tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt để “chốt sale” là mục đích chính để tạo ra doanh số cho doanh nghiệp. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục thể hiện ở việc chủ động lắng nghe nguyện vọng của đối phương, đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để hiểu được mong muốn, nguyện vọng của khách, từ đó đề ra phương án hợp lý cho cả đôi bên. Nhân viên kinh doanh cần phải biết linh hoạt và điều chỉnh thái độ phù hợp với từng tình huống, có sức thuyết phục và “xoay chuyển” được tình huống theo hướng có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục nên được tận dụng tối đa trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và thương lượng về giá cả. Đây là lúc mà nhân viên kinh doanh cần tập trung cao độ để có thể ký được hợp đồng với khách hàng, tăng hiệu quả doanh số cho doanh nghiệp..

4.3. Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Có thể nói nhân viên kinh doanh làm việc với khách hàng còn nhiều hơn với sếp của mình. Chính vì vậy, nắm bắt tâm lý khách hàng là kỹ năng mà mỗi nhân viên kinh doanh cần học hỏi, trau dồi từng ngày. Mỗi khách hàng lại có hành vi, thói quen, tính cách khác nhau, bởi vậy hiểu được tính cách từng khách hàng, dẫn dắt được khách hàng hiểu về sản phẩm dịch vụ bên bạn, từ đó thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm là việc mà một nhân viên kinh doanh cần phải thực hiện.

5. Viết CV ứng tuyển công việc của nhân viên kinh doanh

Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, bạn cần phải hoàn thiện bản CV của mình, hơn nữa còn phải khiến CV trở lên thật ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy viết CV ứng tuyển vị trí công việc nhân viên kinh doanh như thế nào? Hãy cùng tham khảo mẫu CV dưới đây nhé.

5.1. Mẫu CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh số 1

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì

Một số mẫu CV xin việc cho nhân viên kinh doanh

ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH

Họ và tên: Nguyễn Văn An

Năm sinh: 1996

Số điện thoại: 038xxxxxx

Gmail: Nguyenvanan96@gmail.com

Facebook: An Nguyễn

HỌC VẤN

Trường: Đại học Thương Mại

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Khóa học: 2014-2018

Xếp loại tốt nghiệp: Khá

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: Áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học tại trường để hoàn thành công việc được giao. Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng để có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần tăng doanh thu.

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Cống hiến hết mình để hoàn thành các chỉ tiêu về KPI, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Trong thời gian 5 năm, sẽ trở thành một trong những nhân viên xuất sắc, cốt cán trong bộ phận Kinh doanh của doanh nghiệp.

KINH NGHIỆM

Nhân viên bán hàng

Thời gian: 03/1018-12/2018

Công việc chính:

  • Tư vấn, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng

  • Thực hiện các hoạt động bán hàng, đóng gói sản phẩm để gửi tới khách hàng

  • Làm báo cáo hàng tháng với chủ cửa hàng về doanh thu bán hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Thời gian: 01/2019- 05/2020

Công việc chính:

  • Giải đáp các thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Hỗ trợ tổ chức các sự kiện tri ân khách hàng được tổ chức hàng quý

  • Lập danh sách khách hàng, liên tục thống kê, làm mới hồ sơ khách hàng.

KỸ NĂNG

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt, biết cách lắng nghe

  • Kỹ năng chốt Sale

  • Thành thạo tin học văn phòng

SỞ THÍCH

  • Giao lưu, kết bạn, mở rộng mối quan hệ

  • Đọc sách về kinh doanh

5.2. Mẫu CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh số 2

ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Mai

Năm sinh: 1998

Địa chỉ: Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại: 0987xxxxx

Email: Nguyenngocmai98@gmail.com

Facebook: Ngọc Mai Nguyễn

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng, nỗ lực để có thể hoàn thành những mục tiêu được giao.

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Nâng cao khả năng xử lí công việc hiệu quả, xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, gặt hái được những thành tích nhất định trong ngành kinh doanh. Trở thành nhân viên chủ chốt trong bộ phận kinh doanh, đóng góp lớn vào việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

HỌC VẤN

Trường: Đại học Mở Hà Nội

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Khóa học: 2016-2020

Xếp loại: Khá

KINH NGHIỆM 

Cộng tác viên bán hàng

Thời gian: 02/2020-09/2020

Công việc: 

  • Đăng bài giới thiệu sản phẩm

  • Cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng

  • Trực livechat

  • Chốt đơn

Nhân viên bán hàng

Thời gian: 06/2019-12/2019

Công việc:

  • Tư vấn thông tin về sản phẩm cho khách hàng

  • Đóng gói sản phẩm

  • Lập báo cáo bán hàng hàng tháng

HOẠT ĐỘNG

Tham gia đội Hiến máu tình nguyện

Thời gian: 09/2016-09/2020

DỰ ÁN

Dự án nghiên cứu tâm lí và hành vi khách hàng

Thời gian: 9/2019-12/2019

KỸ NĂNG

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Chăm chỉ, kiên trì, ham học hỏi

  • Thành thạo tin học văn phòng

SỞ THÍCH

  • Đi du lịch, giao lưu kết bạn

  • Đọc sách

Bạn có thể tham khảo nội dung của 2 mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh ở trên và tạo CV xin việc miễn phí tại vieclam123.vn để có cho mình một chiếc CV vừa ý nhất.

Như vậy, trên đây là công việc của nhân viên kinh doanh được Vieclam123.vn tổng hợp lại. Nếu bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí công việc này thì có thể truy cập website của Vieclam123.vn để tìm kiếm công việc phù hợp nhé. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.