close
cách
cách cách cách cách cách

Công nghiệp hoá là gì và quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nói nhiều như vậy, nhắc nhiều như vậy nhưng có phải ai cũng biết công nghiệp hóa là gì? Là một trong những quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, công nghiệp hóa có vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa của một quốc gia. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin quan trọng về công nghiệp hóa cũng như hiểu chính xác về công nghiệp hóa là gì.

1. Đôi nét về quá trình công nghiệp hóa

1.1. Định nghĩa công nghiệp hóa là gì

Định nghĩa về công nghiệp hóa, Wikipedia có đưa ra khái niệm như sau:

Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng,...”

Một cách định nghĩa đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu công nghiệp hóa chính là quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, từ nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp. Quá trình này bao gồm cả việc chuyển đổi về phương thức sản xuất, từ thủ công chuyển sang việc sử dụng máy móc và các phương pháp hiện đại hơn để cải tiến chất lượng và nâng cao năng suất. Mục đích là để làm gia tăng tỷ trọng của nền công nghiệp trong toàn bộ tỷ trọng của nền kinh tế tại một vùng hay một nền kinh tế cụ thể.

Công nghiệp hóa là gì
Công nghiệp hóa là gì

Với cách giải thích như trên, ta có thể thấy rằng công nghiệp hóa chính là một phần trong quá trình hiện đại hóa mà bất cứ quốc gia nào cũng hướng tới và phải trải qua. Và đây sẽ là sự chuyển đổi mang tính toàn diện đối với các hoạt động kinh tế, xã hội nói chung. Sự chuyển biến này sẽ đồng nghĩa với việc là sự cải tiến và đi lên của công nghệ, sự thay đổi về nhận thức, tư duy hay các hình thái triết học trong tự nhiên. Mặc dù vậy, đây cũng sẽ là quá trình “thay da đổi thịt” mà các quốc gia muốn phát triển cần đạt được.

Những nước đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ được gọi là nước công nghiệp.

1.2. Sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa 

1.2.1. Công nghiệp hóa với nền kinh tế

Nhận thức được vai trò của công nghiệp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, việc chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp chính là sự chuyển đổi cần phải có và cần phải được thực hiện. Nếu không có công nghiệp thì một quốc gia sẽ khó mà giàu lên được nếu như không cải thiện về năng suất và chất lượng.

Với quá trình công nghiệp hóa, các công cụ sản xuất được cải tiến hiện đại hơn. Sự xuất hiện của máy móc với các dây chuyền tiên tiến giúp cho năng suất lao động tăng lên một cách rõ ràng. Cùng với đó, các phương pháp thủ công cũng dần được thay thế, làm cho nền công nghiệp được rõ nét hơn với sự đầu tư về thiết bị hay lưu kho. 

Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa
Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa

Khi số lượng hàng hóa sản phẩm được sản xuất một cách hàng loạt và nhiều hơn thì đòi hỏi một thị trường tiêu thụ lớn. Điều này đã thúc đẩy thị trường thương mại trong nước và quốc tế có những bước tiến lớn hơn trong quá trình phát triển. Quá trình thúc đẩy lẫn nhau này đã giúp cho nền kinh tế có những sự tăng trưởng một cách rõ ràng hơn.

Việc công nghiệp phát triển, đồng thời sẽ cần có lực lượng lao động dồi dào, thị trường việc làm trở nên sôi động hơn. Từ đó, thu nhập được tăng cao và chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn rất nhiều.

1.2.2. Công nghiệp hóa với xã hội

Nếu như công nghiệp hóa mang đến rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế thì với xã hội, sự chuyển dịch này cũng có những tác động không hề nhỏ.

Đầu tiên chính là các vấn đề về môi trường. Công nghiệp hóa khiến cho việc ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước hay nói chung là ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của chính con người. Các loại bệnh trở nên nhiều hơn và có tác động xấu hơn tới con người.

Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hóa cũng sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa. Từ đó, xu hướng chuyển dịch lên thành phố sinh sống nhiều hơn, tạo ra sự bùng nổ về dân số nghiêm trọng. Cùng với đó chính là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng và rõ ràng hơn về khoảng cách trong thu nhập và mức sống.

Với nền kinh tế và xã hội
Với nền kinh tế và xã hội

Khi có sự tác động của công nghiệp hóa, những phong tục truyền thống daafhn trở nên mai một đi. Thay vào đó là sự du nhập của văn hóa ngoại lai, tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

2. Quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam

2.1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến quá trình công nghiệp hóa

Việt Nam là một quốc gia có quá trình đấu tranh và giành lại độc olaajp tự do vô cùng gian khổ. Chúng ta phải chịu 1000 năm Bắc thuộc, 100 năm đô họ của Pháp và sự phá hủy năng nề từ Mỹ. Điều này đã khiến cho nền kinh tế của miền Bắc sau năm 1954 trở nên kiệt quệ, nghèo nàn và lạc hậu. Chính vì thế mà Đảng ta đã lựa chọn con đường công nghiệp hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa để cải thiện nền kinh tếm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân để phát triển kinh tế của đất nước. 

Sau năm 1975, khi nước ta được thống nhất, việc tiếp quản thêm miền Nam đã tạo nên những sựu thay đổi nhất định trong con đường hoạt động và phương thức xây dựng, phát triển đất nước. Năm 1986, quá trình đổi mới được diễn ra, nước ta hướng đến là một nước công nghiệp hóa với việc xây dựng xã hội chú nghĩa kết hợp với cơ chế thị trường do nhà nước điều tiết và quản lý. 

Bối cảnh lịch sử của quá trình công nghiệp hóa nước ta
Bối cảnh lịch sử của quá trình công nghiệp hóa nước ta

2.2. Mục tiêu công nghiệp hóa của nước ta

Xác định và hướng tới việc trở thành một nước công nghiệp hóa, Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Dựa trên các thế mạnh vốn có về nông, lâm, thủy hải sản để phát triển công nghiệp với việc gắn liền với công nghiệp nhằm tăng năng suất và giá trị của sản phẩm.

- Tăng tỷ trọng về nguồn lao động của các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.

- Chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp về công nghệ cao, công nghệ chế tác,...

- Tập trung cho quá trình sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và là lợi thế để có thể xuất khẩu sang thị trường quốc tế. 

- Tăng cường đẩy mạnh và phát triển các ngành dịch vụ để tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút được sự đầu tư quốc tế và để hội nhập với nền kinh tế của thế giới.

Mục tiêu hướng đến của công nghiệp hóa
Mục tiêu hướng đến của công nghiệp hóa

2.3. Những thức thách của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa

Về bản chất, quá trình công nghiệp hóa diễn ra chính là sự đầu tư một cách khổng lồ về toàn thể mọi mặt. Nó không đơn giản chỉ là việc tạo ra những khu công nghiệp mà đây còn là sự đầu tư về hệ thống giao dục đào tạo kỹ thuật, các cơ sở mang tính trung tầng và cơ sở thượng tầng như ngoại hối, phát triển ngoại thương,...

Trên thực tế, chất lượng của những cơ sở này của nước ta có sự phát triển không đồng đều, thậm chí là thiếu thốn và không có sự đồng bộ cao. Những chính sách, mô hình phát triển được triển khai từ cấp trung ương xuống địa phương chưa thực sự thỏa đáng. Còn khá máy móc trong việc thực hiện, chưa có tính linyh động cao để phát huy hiệu quả nền kinh tế của địa phương và khu vực. 

Từ những điều đó giúp ta thấy được hiệu quả trong việc quản lý chưa cao, gây tốn kém và lãng phí về chi phí đầu tư. Sự phân tán về tài nguyên và nguồn lao động lớn, dẫn đến quá trình phát triển bị trì trệ, chưa thực sựu rõ ràng.

Có thể thấy, quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức và đòi hỏi cần có sự điều chỉnh với những phương án phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn.

​ Những thách thức tồn tại ​
​ Những thách thức tồn tại ​

Trên đây chính là chia sẻ về công nghiệp hóa là gì. Hy vọng rằng, với những thông tin trong bài, các bạn đã hiểu được bản chất cũng như khái niệm về công nghiệp hóa. Cùng với đó chính là quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Scrum là gì? Các thông tin quan trọng về Scrum mà bạn cần biết

Scrum là gì? Tìm hiểu những thông tin quan trọng xoay quanh Scrum qua bài viết dưới đây nhé!

Scrum là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.