close
cách
cách cách cách cách cách

Scrum là gì? Các thông tin quan trọng về Scrum mà bạn cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Scrum là gì? Đây là một mô hình phát triển phần mềm phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết các thông tin về Scrum. Trong bài viết này vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về Scrum nhé!

1. Tìm hiểu về Scrum

1.1. Định nghĩa về Scrum là gì?

Scrum là gì? Scrum được hiểu là một khung làm việc nhằm phát triển bền vững các sản phẩm phức tạp. Đây là một khung tổ chức công việc tổng quát hướng đến việc phát triển các sản phẩm phức tạp (chủ yếu là phần mềm). Tuy nhiên, Scrum có thể được sử dụng như là một nền tảng tổ chức các công việc khác nhau. Các công việc đó bao gồm: quản trị các dự án linh hoạt, phát triển sản phẩm, thực hiện chiến dịch Marketing, tổ chức dạy học và sản xuất ô tô module hóa hay những công việc cá nhân khác.

Định nghĩa về Scrum hiện nay được ghi trong tài liệu Scrum Guide, nó được cập nhật thường xuyên bởi tác giả tại ScrumGuides.

Scrum là một khung làm việc (framework) và không phải là một phương pháp (method). Khi áp dụng thì sẽ Scrum cung cấp các nền tảng cơ bản và kết hợp với các phương pháp, biện pháp thực hành khác để phát huy được tác dụng.

Scrum là khung làm việc nhằm phát triển các sản phẩm phức tạp
Scrum là khung làm việc nhằm phát triển các sản phẩm phức tạp

1.2. Nội dung về giá trị cốt lõi của Scrum

Giá trị cốt lõi trong Scrum là gì? được cho là một phương pháp linh hoạt (Agile), vì thế mà nó sẽ tuân thủ những nguyên tắc của Tuyên ngôn Agile (Manifesto for Agile Software Development). Nó hoạt động dựa trên ba giá trị cốt lõi hay còn gọi là ba chân của Scrum. Nội dung bao gồm: Minh bạch, Thanh tra và Thích nghi.

1.2.1. Minh bạch

Tính minh bạch trong Scrum được đề cao như là một giá trị cốt lõi cơ bản nhất. Muốn thành công với mô hình Scrum thì các thông tin liên quan tới quá trình phát triển phải minh bạch và thông suốt. Các thông tin đó có thể là những vấn đề về tầm nhìn sản phẩm, yêu cầu của khách hàng, tiến độ công việc và những khúc mắc và rào cản,... Mọi người trong từng vai trò sẽ có những thông tin cần thiết để tiến hành đưa ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Công cụ và cuộc họp trong Scrum phải luôn được đảm bảo là minh bạch giữa các bên.

Đáp ứng đầy đủ các nội dung về cốt lõi
Đáp ứng đầy đủ các nội dung về cốt lõi

1.2.2. Thanh tra

Việc thanh tra liên tục về những hoạt động trong Scrum sẽ đảm bảo cho việc phát lộ các vấn đề và giải pháp mang đến các thông tin đa dạng và hữu ích đến với các bên tham gia dự án. Việc truy xét kỹ sẽ khiến cho việc thích nghi những và cải tiến liên tục trong Scrum.

1.2.3. Thích nghi

Scrum sẽ rất linh hoạt giống như các phương pháp phát triển linh hoạt (agile software development) khác. Nhờ đó mà nó đem lại tính thích nghi rất cao. Dựa vào các thông tin minh bạch hóa từ quá trình thanh tra và làm việc thì Scrum có thể phản hồi những thay đổi một cách tích cực và mang lại những thành công cho dự án.

Scrum có tính thích nghi rất cao
Scrum có tính thích nghi rất cao

1.3. Mối liên hệ của Scrum và các bộ phận

1.3.1. Scrum Master phục vụ cho Product Owner

- Scrum Master sẽ giúp cho Product Owner xác định được Product Goal và tìm kiếm kĩ thuật quản lý Product Backlog hiệu quả.

- Scrum Master giúp cho Nhóm Scrum hiểu về sự cần thiết của việc đảm bảo các hạng mục Product Backlog một cách rõ ràng và súc tích.

- Scrum Master giúp cho Product Owner hiểu về việc lên kế hoạch sản phẩm ở trong môi trường thực nghiệm.

- Scrum Master đảm bảo rằng Product Owner sẽ hiểu về cách bố trí Product Backlog làm sao cho giá trị đạt được lớn nhất.

- Scrum Master giúp cho Product Owner hiểu rõ, thực hành linh hoạt.

- Scrum Master sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các bên khi cần thiết hoặc khi được yêu cầu.

1.3.2. Scrum Master phục vụ cho nhóm Scrum

Sau khi tìm hiểu về Scrum là gì? thì cần phải biết mối liên hệ giữa Scrum và các bộ phận khác.

- Scrum Master sẽ huấn luyện các thành viên trong nhóm một cách có tổ chức liên chức năng.

- Scrum Master giúp cho các thành viên trong nhóm tập trung vào việc tạo ra những Phần tăng trưởng và có giá trị đáp ứng Định nghĩa Hoàn thành.

- Scrum Master sẽ loại bỏ các rào cản ở trong quá trình làm việc của Nhóm Scrum.

- Đảm bảo rằng tất cả các sự kiện của Scrum diễn ra tích cực và hiệu quả, đúng với timebox.

Mối liên hệ giữa Scrum và các bộ phận
Mối liên hệ giữa Scrum và các bộ phận

1.3.3. Scrum Master phục vụ cho việc tổ chức 

- Scrum Master sẽ dẫn dắt, huấn luyện tổ chức trong khi áp dụng Scrum.

- Scrum Master sẽ lập kế hoạch và tư vấn triển khai nội dung Scrum trong một phạm vi.

- Scrum Master sẽ giúp đỡ những nhân viên, các bên liên quan hiểu để có thể triển khai sản phẩm theo mô hình Scrum và thực nghiệm.

- Có vai trò loại bỏ rào cản giữa Nhóm Scrum và các bên liên quan.

- Công việc của Scrum Master sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, như mô tả t sau:

Trong giai đoạn đầu công việc của Scrum Master sẽ tập trung vào phục vụ Nhóm Phát triển và Product Owner. Khi mà Nhóm Scrum đã đi vào hoạt động thì Scrum Master có thể chuyển trọng tâm sang đối tượng khác là Tổ chức và Các kỹ thuật phát triển.

2. Đặc điểm và vai trò của Scrum

2.1. Đặc điểm của Scrum

Scrum Master sẽ phải làm việc toàn thời gian để phục vụ cho Nhóm Phát triển, Tổ chức cả các công việc hiện tại, Product Owner và định hướng lâu dài trong quá trình phát triển.

Scrum Master sẽ phải am hiểu về Scrum thì mới có thể giảng dạy, thực thi và bảo vệ Scrum.

Cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và rèn luyện các phương pháp đào tạo để việc giảng dạy nhóm Scrum, các kỹ thuật phát triển hơn.

Luôn phải có tinh thần học tập và cải tiến liên tục. Củng cố những kiến thức, kỹ năng cho bản thân mình trong việc tạo môi trường học tập một cách liên tục trong Nhóm và Tổ chức.

ScrumMaster có thể không cần xuất thân từ nền tảng kỹ thuật. Nhưng ScrumMaster kỹ thuật  thường thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Một số vai trò và đặc điểm của Scrum
Một số vai trò và đặc điểm của Scrum

2.2. Vai trò của Scrum

Vai trò của Scrum là gì? Khi tham gia phát triển phần mềm thì đội ngũ tham gia sẽ chia ra thành ba vai trò với những trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo tối ưu hóa công việc đặc thù. Các vai trò này gồm: Product Owner (chủ sản phẩm), Scrum Master và Development Team (Đội sản xuất/ Nhóm Phát triển).

- Chủ sản phẩm (Product Owner): Đây là người chịu trách nhiệm về sự thành công của dự án và là người định nghĩa những yêu cầu và đánh giá của các nhà phát triển phần mềm.

- Scrum Master: Được cho là người có những hiểu biết sâu sắc về Scrum và đảm bảo được nhóm có thể làm việc hiệu quả với Scrum.

- Đội sản xuất, hay Nhóm phát triển (Development Team). Nhóm liên chức năng (cross-functional) sẽ tự quản lý và tiến hành chuyển đổi yêu cầu tổ chức trong Product Backlog tạo thành chức năng của hệ thống.

3. Tại sao nên sử dụng Scrum?

Scrum có nguồn gốc xuất phát từ những năm 1986 về quy trình phát triển của sản phẩm thành công. Tất cả đề có đặc tính giống như yêu cầu và sự thay đổi thường xuyên, liên tục. Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường thường rất ngắn. Cách thức để đội phát triển và làm việc thì được so sánh với môn bóng bầu dục (Scrum). Tính minh bạch, kiểm tra,và thích nghi là những nền tảng cơ bản dành cho Scrum. Dưới đây các lý do tại sao nên dùng Scrum.

- Cho phép việc tự do triển khai sử dụng Scrum.

- Scrum sẽ dễ học và dễ sử dụng.

- Scrum chấp nhận sự các thay đổi.

- Scrum có thể giảm rủi ro khi xây dựng sản phẩm.

- Scrum tối ưu hóa hiệu quả và những nỗ lực của đội phát triển.

- Các khách hàng sử dụng sản phẩm sớm hơn.

-  Có cải tiến liên tục.

Có nhiều lý do để sử dụng Scrum
Có nhiều lý do để sử dụng Scrum

Trên đây là những thông tin về Scrum là gì? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ đem đến những kiến thức về mô hình Scrum một cách chính xác nhất.

Những câu hỏi phỏng vấn về web developer

Trả lời các câu hỏi phỏng vấn của web developer như thế nào? Cần chú ý gì khi trả lời các câu hỏi phong vấn lập trình web developer? Link bài viết dưới đây sẽ trả lời cụ thể các câu hỏi này cho bạn nhé!

Câu hỏi phỏng vấn web developer

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.