close
cách
cách cách cách cách cách

Công nghệ Zigbee là gì? Những ưu điểm tuyệt vời của công nghệ Zigbee

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhà thông minh đang là hướng đi mới trong tương lai và được nhiều người yêu thích. Nhà thông minh mang đến những trải nghiệm hiện đại và cô cùng tiện nghi. Trong hệ thống nhà thông minh thì Zigbee được xem như giải pháp hữu hiệu nhất giúp cho các thiết bị có thể giao tiếp với nhau. Đây cũng là giải pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy công nghệ Zigbee là gì? Công nghệ Zigbee có vai trò và tầm quan trọng như thế nào trong hệ thống nhà thông minh? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Công nghệ Zigbee là gì? Những thông tin có thể bạn chưa biết về Zigbee

1.1. Công nghệ Zigbee là gì?

Zigbee là tên gọi của một giao thức mạng không dây, cho phép các thiết bị có hỗ trợ Zigbee có thể kết nối và giao tiếp với nhau mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Điều này tương tự như việc bạn kết nối các thiết bị với nhau thông qua hệ thống Bluetooth hoặc Wifi. Tuy nhiên, Zigbee tiên tiến và phù hợp với hệ thống nhà thông minh hơn Bluetooth hoặc Wifi.

Zigbee là giao thức kết nối không dây dành cho nhà thông minh
Zigbee là giao thức kết nối không dây dành cho nhà thông minh

Để hiểu rõ hơn công nghệ Zigbee là gì, chúng ta cần tìm hiểu thêm một chút thông tin về hệ thống smarthome – nhà thông minh. Nhà thông minh mag chính ta nói đến ở đây là hệ thống nhà có thể được điều khiển thông qua điện thoại hoặc điều khiển bằng giọng nói.

Chẳng hạn như bạn có thể thông qua giọng nói để ra lệnh cho máy pha cafe pha chế ra một tách cafe nóng hổi trong khi bạn đang ngồi ở sofa phòng khách. Hoặc bạn có thể thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh để bật tắt đèn trong toàn bộ ngôi nhà, hay điều chỉnh độ sáng của đèn trong mỗi căn phòng. Hoặc bạn có thể thông qua giọng nói để bật TV…

Nhìn chung, công nghệ nhà thông minh cho phép bạn điều khiển mọi thiết bị, máy móc trong ngôi nhà chỉ trong một tích tắc. Các thiết bị đều được kết nối với nhau và kết nối với một hệ thống điều khiển chung. Để các thiết bị và hệ thống điều khiển có thể kết nối với nhau, người ta không sử dụng Wifi hay Bluetooth, thay vào đó người ta sử dụng một giao thức kết nối phù hợp hơn gọi là Zigbee.

Zigbee cho phép bạn điều khiển mọi thiết bị trong nhà
Zigbee cho phép bạn điều khiển mọi thiết bị trong nhà

Công nghệ Zigbee được giới thiệu bởi IEEE (Hội Kỹ sư Điện và Điện tử) như là một tiêu chuẩn khu vực mạng lưới cá nhân 802.15.4. Các thiết bị cảm biến trong hệ thống nhà thông minh sử dụng ít năng lượng và hầu như không cần quá nhiều băng thông. Chính vì vậy mà kết nối Wifi hoặc Bluetooth quá phức tạp, tiêu tốn nhiều năng lượng không thực sự phù hợp. Khi đó, Zigbee ra đời như một giải pháp thay thế tuyệt vời cho những kết nối không dây này.

Tuy vậy, dù sử dụng Zigbee thì vẫn có những trường hợp hy hữu trục các thiết bị gặp trục trặc về kết nối bởi có quá nhiều thiết bị muốn kết nối với bộ điều khiển cùng một lúc. Thế nhưng, so với việc sử dụng hệ thống dây truyền tín hiệu giữa các thiết bị và bộ xử lý trung tâm quá cồng kềnh và rối ren thì kết nối không dây Zigbee vẫn là sự lựa chọn hợp lý hơn.

1.2. Công nghệ Zigbee ưu việt hơn Wifi hoặc Bluetooth

Xét trên phương diện kết nối không dây trong hệ thống nhà thông minh thì công nghệ Zigbee có nhiều ưu việt hơn Wifi hoặc Bluetooth. Tiêu biểu nhất đó là Zigbee giúp các thiết bị đến từ các nhà sản xuất khác nhau có thể giao tiếp được với nhau.

Công nghệ Zigbee ưu việt hơn Wifi hoặc Bluetooth
Công nghệ Zigbee ưu việt hơn Wifi hoặc Bluetooth

Thông thường, các nhà sản xuất luôn cố gắng tạo ra một hệ sinh thái – nghĩa là họ khuyến cáo rằng các thiết bị đến từ cùng một nhà sản xuất sẽ có khả năng tương thích với nhau tốt nhất. Tuy nhiên, với Zigbee bạn có thể không cần quan tâm đến hệ sinh thái này. Chỉ cần các thiết bị đều hỗ trợ Zigbee, chúng có thể giao tiếp với nhau rất tốt mà không cần đến từ cùng một hệ sinh thái.

Hơn nữa, Zigbee hoạt động theo nguyên lý Mesh Network, bởi vậy ổn định hơn rất nhiều so với kiểu kết nối Wifi truyền thống và cũng hạn chế được sự cố mất kết nối.

Trong mạng lưới kết nối Wifi truyền thống, tất cả các thiết bị đều kết nối với một Router và khi đứt kết nối thì bạn sẽ không thể điều khiển được thiết bị đó. Tuy vậy, trong hệ thống Zigbee hoạt động theo nguyên lý Mesh Network thì các thiết bị không chỉ kết nối với cùng một bộ điều khiển mà còn kết nối với nhau, bởi vậy nếu một kết nối bị “đứt” thì bạn vẫn có thể điều khiển thiết bị đó thông qua những kết nối khác, tương tự như một mạng lưới hình tổ ong.

Zigbee hoạt động theo nguyên tắc Mesh Network
Zigbee hoạt động theo nguyên tắc Mesh Network

Số lượng nút kết nối trên một network mà Zigbee hỗ trợ lên tới 65.000 nút. Các nút có sự kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một mạng lưới truyền tải dữ liệu, bởi vậy có thể khắc phục sự cố mất kết nối ở một hoặc một vài nút.

1.3. Ưu điểm của công nghệ Zigbee trong hệ thống nhà thông minh

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu công nghệ Zigbee là gì và tại sao Zigbee lại trở thành chuẩn kết nối không dây trong hệ thống nhà thông minh mà không phải là Bluetooth hoặc Wifi. Ngoài ra, công nghệ Zigbee còn sở hữu nhiều ưu điểm khác nữa.

1.3.1. Mức độ bảo mật cao

Công nghệ Zigbee rất mạnh mẽ trong phương diện bảo mật với việc sử dụng mã khóa đối xứng 128 bit. Nếu bạn chưa biết thì đây là công nghệ bảo mật được các ngân hàng và cơ quan chính phủ sử dụng. Chính vì vậy mà hệ thống nhà thông minh sẽ luôn được bảo vệ trước nguy cơ bị xâm nhập hoặc bị hack hệ thống.

1.3.2. Cấu hình network mạnh mẽ

Như đã chia sẻ trong phần trước, công nghệ Zigbee hoạt động theo nguyên lý Mesh Network, mỗi thiết bị là một nút kết nối và không chỉ kết nối với bộ điều khiển mà còn kết nối với nhau. Bên cạnh đó, số nút kết nối trong mạng lưới mà Zigbee hỗ trợ lên đến 65.000 điểm. Chính vì vậy mà trong một mạng lưới có nhiều thiết bị như hệ thống nhà thông minh thì Zigbee là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Zigbee sở hữu cấu hình network mạnh mẽ
Zigbee sở hữu cấu hình network mạnh mẽ

Zigbee cũng cho phép các thiết bị không đến từ cùng một nhà sản xuất có thể giao tiếp với nhau và hiện nay có rất nhiều thiết bị hỗ trợ chuẩn kết nối này. Không chỉ thế, Zigbee hoạt động với băng tần thấp nên tiết kiệm điện năng.

2. Một số hệ thống Zigbee được đánh giá cao

2.1. Hệ thống Zigbee sử dụng Wink Hub 2

Hệ thống Zigbee sử dụng Wink Hub 2 không chỉ bao gồm kết nối Zigbee mà còn có thêm cả kết nối Bluetooth thông qua giao thức Z-Wave. Sự kết hợp giữa Zigbee và Wink có thể đẩy tần số kết nối từ 2.4GHz lên đến 5GHz. Hơn nữa cổng Ethernet cũng cung cấp khả năng kết nối ổn định hơn. Mô hình Zigbee kết hợp với Wink Hub 2 cũng vì vậy mà linh hoạt hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng Alexa và Google Assistant để điều khiển hệ thống bằng giọng nói.

2.2. Hệ thống Zigbee sử dụng Samsung Smart Things Hub

Hệ thống này thể hiện độ tương thích cực kỳ cao trên các thiết bị được hỗ trợ và cũng rất dễ thiết lập. Bạn có thể đặt bộ điều khiển tại bất cứ nơi nào và chỉ thông qua một vài thao tác không quá phức tạp để kết nối các thiết bị với bộ điều khiển.

Hệ thống Zigbee sử dụng Samsung Smart Things Hub được sử dụng phổ biến
Hệ thống Zigbee sử dụng Samsung Smart Things Hub được sử dụng phổ biến

Để sử dụng hệ thống này, bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng SmartThings Classic trên điện thoại. Hơn nữa, hệ thống Zigbee sử dụng Samsung Smart Things Hub cũng cho phép bạn tận dụng các thiết bị cũ để tiết kiệm tiền mua sắm đồ mới.

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu được công nghệ Zigbee là gì và tại sao công nghệ này lại được khuyến cáo sử dụng trong hệ thống nhà thông minh. Công nghệ Zigbee mang lại sự kết nối tuyệt vời hơn và ổn định hơn cho ngôi nhà của bạn. Không chỉ thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi Zigbee được mã hóa bảo mật rất tốt.

Samsung Health là gì?

Samsung Health là gì? Các tính năng nổi bật trong Samsung Health? Tìm hiểu về cách sử dụng Samsung Health trong bài viết sau đây.

Samsung Health là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.