Công cụ truyền thông là yếu tố không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và gia tăng doanh số. Đặc biệt, nếu sử dụng công cụ truyền thông phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và cạnh tranh với các đối thủ của mình tốt hơn. Vậy công cụ truyền thông là gì? Cùng tìm hiểu các công cụ truyền thông phổ biến qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Công cụ truyền thông tiếng Anh là Communication tool, bao gồm những thách thức truyền tải các thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới những đối tượng tiếp nhận như các khách hàng, đại lý, cửa hàng… Công cụ truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố để thu hút khách hàng, giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp nhiều hơn, từ đó tăng khả năng tiếp cận sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhanh chóng.
Một số công cụ mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp như quảng cáo, PR, Marketing tại điểm bán, Marketing thông qua mạng xã hội, bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp…
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của các công cụ truyền thông, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo nhé!
Sau khi đã biết được công cụ truyền thông là gì, chúng ta cùng tìm hiểu các công cụ truyền thông hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Quảng cáo hay (Advertising) là những hình thức giới thiệu cho một sản phẩm, một ý tưởng, một đơn vị sản xuất kinh doanh có tính phí cá nhân do doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn quảng cáo bỏ tiền ra trực tiếp.
Quảng cáo là một công cụ truyền thông quen thuộc, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều áp dụng hình thức quảng cáo cho dịch vụ, sản phẩm của mình để tiếp cận tới nhiều công chúng hơn. Hiện nay, có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau và mục đích chính là để thúc đẩy khách hàng mục tiêu mua và dùng dịch vụ, sản phẩm và bán hàng, gia tăng độ nhận biết cho thương hiệu.
Có nhiều công cụ quảng cáo ra đời để thực hiện những mục tiêu của chúng như: Thuyết phục người dùng mua, dùng sản phẩm; cung cấp thông tin của sản phẩm; nhắc nhở về sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường hoặc nhấn mạnh sự khác biệt của sản phẩm.
Quảng cáo có phạm vi rộng, tính đại chúng cao, có sức truyền tải thông tin mạnh mẽ, gây ấn tượng với công chúng. Các kỹ thuật quảng cáo hiện đại thích hợp cho các sản phẩm tiêu dùng diễn đạt ý tưởng hấp dẫn hơn, dễ dàng hơn. Thế nhưng vẫn có một số quảng cáo vô cảm, độc hại, chọn lọc kém và chi phí cao…
Một số phương tiện quảng cáo phổ biến như: Quảng cáo qua tạp chí, báo; bao bì; TV, radio, phim ảnh quảng cáo; tờ rơi, thư ngỏ; billboard, pano, biểu ngữ quảng cáo; nhà chờ xe bus, phương tiện vận chuyển; mạng xã hội, internet như thư điện tử, website…
Marketing mạng xã hội (Social Media) là một trong các công cụ truyền thông, trong đó gồm có online media, nơi nhiều người chia sẻ, kết nối và trao đổi với nhau,...
Marketing thông qua mạng xã hội sẽ có những tính năng như feedback, comment, vote, discussion… nhằm mục đích bán hàng trực tuyến, marketing, PR, giải đáp thắc mắc về thương hiệu, sản phẩm là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Doanh nghiệp có thể khiến nhiều người biết tới sản phẩm, dịch vụ của mình nhờ khả năng tương tác hai chiều vượt trội, tăng khả năng định vị thương hiệu ở trong tâm trí người dùng. Do đó, đối với các doanh nghiệp trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, công cụ truyền thông qua mạng xã hội ngày càng trở nên quen thuộc.
Thực chất, truyền thông qua mạng xã hội chính là phương thức Marketing truyền miệng qua mạng. Tuy vậy, mạng xã hội cũng có mặt hạn chế riêng, chỉ cần có tin không tốt hay bất lợi cho doanh nghiệp, nếu không kiểm soát kịp thời, công cụ truyền thông có thể trở thành “kẻ hủy diệt”.
Doanh nghiệp có thể tập trung đông đảo số lượng khách hàng mục tiêu qua các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram… cũng như hạn chế các rủi ro tối đa cho doanh nghiệp.
Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là hình thức truyền thông tiếp thị qua thư điện tử (email), điện thoại hay Marketing tận nhà… và không dùng nhân viên chào hàng.
Công cụ truyền thông này không qua trung gian mà sẽ bán hàng trực tiếp và tác động tới hành động và nhận thức của khách hàng, cung cấp cho họ những thông tin về sản phẩm, tác động tới dự định mua hàng trong tương lai của họ và thúc đẩy quảng cáo bằng việc truyền miệng.
Đặc điểm của hình thức truyền thông này là tiết kiệm thời gian, nhanh chóng, tiện lợi, giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng qua mạng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đo lường hiệu quả của chiến lược. Công cụ này phù hợp với tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Bán hàng cá nhân (Personal Selling) là công cụ cần thiết và quan trọng dù đó là dịch vụ hay sản phẩm nào. Thông qua nhân viên bán hàng tư vấn sản phẩm, bán hàng cá nhân sẽ được bán hàng cho khách trực tiếp thông qua hình thức gặp mặt.
Mục đích của việc bán hàng cá nhân giúp khách hàng hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình, nắm bắt tâm lý khách hàng và bán hàng nhanh chóng nhất. Tùy thuộc vào kỹ năng và xử lý khéo léo của nhân viên bán hàng, công cụ truyền thông này sẽ đảm bảo nắm bắt nhu cầu khách hàng nhanh chóng và xử lý kịp thời.
Thay vì tiếp thị thông qua điện thoại hoặc online, công cụ này có khả năng thuyết phục từng khách hàng nên tỷ lệ bán được hàng khá cao.
Marketing tại điểm bán (Trade Marketing) được doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy bán hàng, nhiều doanh nghiệp đã lập nên bộ phận Marketing ngay tại điểm bán hàng (Trade Marketing) vì khách hàng thường quyết định mua sản phẩm tại điểm mua.
Marketing tại điểm bán có mục tiêu chính là sản phẩm đó phải xuất hiện trước mặt khách hàng, đi từ doanh nghiệp tới khi có mặt (availability) và visibility. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ mật thiết với những cơ sở bán lẻ, giúp quảng bá sản phẩm, nâng cao doanh thu và giúp khách hàng biết tới sản phẩm nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Quan hệ công chúng (Public Relation hay PR) nhắm tới những hoạt động về việc doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ thân thiết với đối tượng khách hàng khách hàng bằng nhiều hoạt động, xây dựng sự kiện tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp hoặc vì lợi ích cộng đồng, thể hiện đó là hình ảnh thiện chí, thân thiện, xử lý các thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Đặc điểm của PR thường là những thông điệp mang tính chấp nhận,giúp người tiêu dùng có nhiều lợi ích, thông tin hơn, mang tính khách quan và thay vì để doanh nghiệp nói sản phẩm đó tốt thì nhóm công chúng bên ngoài sẽ nói rằng đó là sản phẩm tốt.
Một số phương tiện trong công cụ PR là: Tổ chức sự kiện, phát hành ấn phẩm, quan hệ cộng đồng, tin tức, vận động hành lang, xác định phương tiện truyền thông, đầu tư xã hội (tài trợ),...
Trên đây là khái niệm công cụ truyền thông là gì và những công cụ truyền thông được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả. Doanh nghiệp nào cũng cần có công cụ truyền thông để thu hút khách hàng tiềm năng, xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng doanh thu nhanh chóng. Tùy theo mục đích, đối tượng khách hàng, quy mô doanh nghiệp và đối tượng khách hàng muốn hướng đến mà bạn sẽ chọn các công cụ truyền thông phù hợp.
Branding Design hay thiết kế thương hiệu là một quá trình quan trọng, ghi dấu ấn và ấn tượng trong lòng khách hàng. Vậy Branding Design là gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu thông tin về Branding Design nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ