close
cách
cách cách cách cách cách

CMO là gì? Tìm hiểu các thông tin về vị trí Giám đốc Marketing

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

CMO là gì? Đây là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, đóng góp thành công vào các chiến dịch Marketing. Đằng sau sự thành công của các chiến dịch Marketing đó là cả một quá trình điều hành của CMO. Vị trí này có công việc như thế nào mà lại giữ một vai trò quan trọng như vậy? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm hiểu về vị trí công việc của CMO nhé!

1. Tìm hiểu các thông tin về chức vụ CMO là gì?

1.1. Thế nào là CMO?

CMO là gì? CMO là vị trí công việc được viết tắt cho cụm từ “Chief Marketing Officer” có nghĩa là Giám đốc Marketing. Đây là một chức vị cao trong một công ty, doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trong lĩnh vực Marketing của công ty. Đây là công việc có liên quan đến việc báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO). Công việc CMO hiện nay đang được đánh giá là một công việc rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Những vai trò của CMO được thể hiện qua việc phát triển các sản phẩm và truyền thông tiếp thị và việc nghiên cứu, chăm sóc khách hàng và phát triển kênh phân phối cùng với việc quan hệ công chúng và quản trị bán hàng,… Đây là chức danh sẽ thực hiện tất cả các hoạt động quảng bá của doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và các hoạt động thương mại.

Chức vụ Giám đốc Marketing trong doanh nghiệp
Chức vụ Giám đốc Marketing trong doanh nghiệp

1.2. Công việc của CMO là gì?

Tùy vào từng công ty và từng lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ của công ty đó mà CMO sẽ có những công việc khác nhau. Đây là một vị trí phải quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất đối với toàn bộ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

Khi bạn trở thành một CMO thì bạn sẽ có nhiệm vị là chịu trách nhiệm hướng dẫn cho bộ phận tiếp thị bằng việc đánh giá và phát triển các chiến lược. Thực hiện việc lập kế hoạch và điều phối các hoạt động marketing. Truyền đạt các kế hoạch của mình cho những người có liên quan sau đó xây dựng nhận thức và định vị thương hiệu của công ty. 

Công việc của vị trí CMO là gì? Vị trí CMO sẽ làm việc trực tiếp với trưởng phòng marketing để nhận những báo cáo và tình hình công việc marketing trong công ty. 

Ngoài ra bạn cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với bộ phận bán hàng để có thể phát triển được chiến lược giá và phát huy được tối đa lợi nhuận và thị phần. Cùng với đó sẽ chịu trách nhiệm trong việc tổ chức những hội nghị của công ty và các triển lãm thương mại hay những sự kiện lớn.

Chịu trách nhiệm cao nhất với toàn bộ hoạt động Marketing
Chịu trách nhiệm cao nhất với toàn bộ hoạt động Marketing

Những nhiệm vụ cụ thể của CMO như sau:

- Thực hiện việc quản lý và giám sát bộ phận marketing.

-  Đưa ra các đánh giá và phát triển về chiến lược tiếp thị trong doanh nghiệp.

- Chỉ đạo và lập kế hoạch cùng với việc phối hợp nỗ lực tiếp thị.

- Nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, các sản phẩm và dịch vụ và tìm hiểu thị trường

- Nghiên cứu các thông tin về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Trực tiếp làm việc với bộ phận bán hàng để đưa ra được những chiến lược về giá và tối đa hóa lợi nhuận và thị phần để gia tăng hài lòng của khách hàng.

- Đưa ra các chương trình khuyến mại và phát triển các chương trình đó.

- Phát triển ngân sách cho hoạt động marketing bao gồm: hoạt động chi tiêu và nghiên cứu, phát triển hay hoạt động dự phòng lợi tức đầu tư, lỗ lãi.

- Xây dựng về những nhận thức và định vị thương hiệu.

- Quản lý, phát triển những chiến dịch quảng cáo.

- Đưa ra những chỉ đạo để có thể tiếp thị dự án.

- Tổ chức được các hội nghị của công ty về các sự kiện lớn và triển lãm thương mại.

- Thực hiện quản lý và giám sát chiến lược marketing trên mạng xã hội và tiếp thị nội dung.

Những nhiệm vụ cụ thể của vị trí CMO
Những nhiệm vụ cụ thể của vị trí CMO

1.3. Vai trò của vị trí CMO

1.3.1. Xây dựng và phát triển được thương hiệu doanh nghiệp

Đối với doanh nghị thì vai trò của CMO là gì? CMO đóng vai trò trong việc xây dựng và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Thương hiệu sẽ giúp cho người tiêu dùng tin dùng từ đó xây dựng tài sản thương hiệu cho công ty. Đây là một điểm quan trọng và là một tài sản khổng lồ để doanh nghiệp có thể xây dựng được. Đây là là cái không thể sờ thấy được nhưng nó sẽ được thể hiện trên bảng báo cáo tài chính. Vậy nên vị trí của một Giám đốc Marketing sẽ đóng một vai trò quan trọng.

1.3.2. Cập nhật xu hướng Marketing

Hiện nay có rất nhiều xu hướng Marketing mà các doanh nghiệp có thể sử dụng. Nhưng với hàng trăm xu hướng kinh doanh đó thì doanh nghiệp của bạn chỉ nên cập nhật những xu hướng phù hợp. Vậy nên CMO sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cập nhật những  xu hướng mới vừa xuất hiện. Đồng thời lựa chọn cho doanh nghiệp một xu hướng phù hợp để mở rộng thị trường và mở rộng tệp khách hàng. Tuy nhiên những xu hướng đó không phải lúc nào cũng có “tuổi thọ” lâu dài. Vậy nên với vai trò là một CMO thì phải biết nắm bắt những xu hướng marketing mới là để đưa doanh nghiệp phát triển hơn.

Cập nhật cho doanh nghiệp xu hướng Marketing phù hợp
Cập nhật cho doanh nghiệp xu hướng Marketing phù hợp

1.3.3. Đánh giá những hiệu quả Marketing

Hiệu quả Marketing sẽ được doanh nghiệp đo lường qua các con số cụ thể về doanh thu và doanh số bán hàng. Vậy nên để có thể đánh giá được các chiến dịch Marketing một cách hiệu quả thì các CMO trong doanh nghiệp cần phải đưa ra được những nhận định rõ ràng. Vị trí CMO sẽ có vai trò quan trọng để chiến dịch Marketing đem lại hiệu quả nhất. Khi có một quy trình tốt sẽ đem lại được hiệu quả cho các hoạt động của công ty. Từ đó mọi người đều có thể sử dụng và hỗ trợ những hoạt động theo như mong muốn của bất cứ CMO nào. Tuy nhiên để có thể đạt được điều này thì CMO cũng cần phải nhận được sự góp sức và ủng hộ của các giám đốc cấp cao và các chuyên gia điều hành trong các bộ phận khác của công ty.

1.3.4. Tạo ra môi trường và văn hóa hợp tác

CMO là gì và họ có vai trò trong việc tạo dựng môi trường như thế nào? CMO là người đứng đầu phòng, nhóm nên không được làm việc tách biệt với tập thể. Vị trí này cần có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và tìm kiếm các tài năng để họ phát huy được những tiềm năng của mình. Việc tạo dựng môi trường và văn hóa hợp tác để mọi người được lắng nghe và bày tỏ ý kiến là điều rất quan trọng. CMO sẽ có vai trò trong việc áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để có thể khơi nguồn được những ý tưởng mới trong hoạt động Marketing. Có thể nhìn nhận được những vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để kích thích ý tưởng và xóa tan khoảng cách của công việc đang bị gò bó.

Tạo ra môi trường kích thích những ý tưởng sáng tạo
Tạo ra môi trường kích thích những ý tưởng sáng tạo

1.3.5. Thấu hiểu khách hàng

Nhiệm vụ của một CMO không phải là bán sản phẩm hay dịch vụ. Mà Giám đốc Marketing sẽ bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng. Đây là việc đòi hỏi đến một tầm nhìn xa và có những hiểu biết căn bản về “Design Thinking”. Họ có thể sẵn sàng đứng lên để đại diện cho khách hàng trên cương vị là của lãnh đạo của công ty.

2. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng vị trí CMO

CMO là gì và vị trí này cần phải có những kỹ năng và kinh nghiệm gì? Đối với vị trí CMO thì ứng viên sẽ có trình độ và kinh nghiệm càng cao sẽ nhận được mức lương càng hấp dẫn. Khi làm việc ở vị trí này bạn cần phải có kinh nghiệm trong ngành marketing, quản trị kinh doanh hay trong lĩnh vực truyền thông hoặc làm trong các lĩnh vực có liên quan. Từng giữ vai trò là trưởng nhóm, trưởng phòng marketing và phụ trách các chiến dịch marketing tổng thể. Có khả năng quản lý hiệu quả thời gian, quản lý ngân sách dự án marketing và làm việc đa nhiệm.

Thành thạo các phần mềm của Microsoft Office và những phần mềm về phân tích, thống kê.

Có kỹ năng viết quảng cáo, có kinh nghiệm với các hình thức digital marketing (tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung), luôn cập nhật được xu hướng marketing mới nhất.

Cùng với đó là khả năng chú ý đến những tiểu tiết, Chuyên nghiệp, chủ động trong công việc và có khả năng giao tiếp, lãnh đạo và  hướng dẫn, ra quyết định.

Có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing

3. Thu nhập Giám đốc Marketing

Vị trí CMO là vị trí có mức lương cao trong lĩnh vực kinh doanh tiếp thị. Mức lương thấp nhất mà một CMO nhận được là từ 10 triệu/tháng. Tuy nhiên rất ít người có mức lương như vậy. Thường thì mức lương của CMO sẽ dao động trong khoảng 25 - 35 triệu/tháng và mức lương cao hơn khoảng từ 40 - 50 triệu/tháng. Tuy nhiên theo ghi nhận thì các Giám đốc Marketing ở các công ty và tập đoàn lớn thì có thể nhận được mức lương từ 100 - 120 triệu/tháng. Tuy nhiên ngoài lương ra thì các CMO còn nhận được các khoản thu nhập khác đó là tiền thưởng và tiền phụ cấp theo vai trò. Ngoài ra, họ còn có thể nhận được chế độ tuyển thư ký hay trợ lý riêng hoặc được xe đưa đón có tài xế riêng. Tùy vào điều kiện từng công ty mà các Giám đốc Marketing có thể được nhận những chính sách phúc lợi riêng.

Mức lương CMO nhận được tùy thuộc vào từng công ty
Mức lương CMO nhận được tùy thuộc vào từng công ty

Trên đây là các thông tin về vị trí CMO. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu được CMO là gì và những công việc của vị trí này nhé!

Tìm hiểu thông tin về Target trong doanh nghiệp

Thế nào là Target và có thể chạy Target bằng cách nào? Target đóng vai trò gì đối với doanh nghiệp? Bạn đọc hãy tìm hiểu các thông tin về Target qua bài viết bên dưới đây nhé!

Target là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.