Clorua vôi được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Có thể bạn đã từng tiếp xúc với chất hóa học này mà không hề biết. Tuy vậy, bạn nên tìm hiểu thêm về clorua vôi để hiểu được đặc tính của chất này và những ứng dụng của nó. Clorua vôi là muối gì? Clorua vôi có tính chất như thế nào? Clorua vôi được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Cùng tìm hiểu thông tin về clorua vôi trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Clorua vôi là một chất hóa học tồn tại dưới dạng bột mịn màu trắng và có độ tơi xốp nhất định. Trong hóa học, clorua vôi được biểu diễn bởi công thức Ca(OCl)2 với công thức phân tử là CaOCl2. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết clorua vôi qua mùi xốc tương tự như mùi của clo.
Từ công thức trên, có thể thấy rằng về bản chất thì clorua vôi là một loại muối hỗn tạp, trong đó thành phần tạo nên loại muối này bao gồm có Canxi và các gốc axit clorua (Cl–) và hypoclorit (ClO–). Để tạo ra clorua vôi , người ta chỉ cần cho vôi tôi hoặc sữa vôi tiếp xúc với khí clo trong điều kiện nhiệt độ là 30 độ C. Phản ứng hóa học giữa vôi tôi và khí clo sẽ tạo ra muối clorua vôi và hơi nước.
Clorua vôi là tên thường gọi của Ca(oCl)2. Tên khoa học của clorua vôi là Canxi hypoclorit, hay Calcium hypochlorite, Chlorine, Hypochlorous acid, calcium satl, pesticide, lo-bac, hy-chlor, pitt color, losantin, Caporit, HTH, Ccht-eunsol hay là 7778-54-3.
Nếu để clorua vôi trong không khí thì chất này sẽ có tác dụng với khí CO2 và hơi nước lẫn trong không khí. Kết quả của phản ứng hóa học này sẽ tạo ra bột đá vôi (Canxi Cacbonat), Canxi clorua và một loại axit có tên là axit hipoclorơ (HClO). Tuy vậy phản ứng này xảy ra khá chậm khi không có thêm chất xúc tác hoặc tác động mạnh từ môi trường.
Trong phần trước, chúng ra đã cùng tìm hiểu clorua vôi là muối gì và đặc điểm của clorua vôi. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về những ứng dụng của clorua vôi trong đời sống và tác hại của clorua vôi. Đây là những kiến thức bổ ích mà bạn nên tìm hiểu.
Nói về tính chất hóa học, clorua vôi có một đặc điểm khá giống với nước Gia-ven đó là sở hữu tính oxi hóa cực mạnh. Chính vì thế mà tương tự như nước Gia-ven, người ta cũng sử dụng clorua vôi để tẩy rửa. Clorua vôi tẩy màu là làm trắng vải, sợi dệt hoặc giấy rất tốt.
Tuy vậy, clorua vôi có tính oxi hóa rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn cả nước Gia-ven nên nếu sử dụng nhiều có thể làm cho vải hoặc sợi bị hư hại. Thay vì thế, người ta thường sử dụng clorua vôi để tẩy uế cống thoát nước, chuồng trại chăn nuôi hoặc hố xử lý rác thải. Một phần nguyên nhân là bởi vì giá thành của clorua vôi rẻ hơn nước Gia-ven. Ngoài ra, clorua vôi cũng được ứng dụng để xử lý các chất độc hại trong môi trường.
Có thể bạn chưa biết, trong quy trình tạo ra nước máy, hay nước sạch, mà chúng ta sử dụng hàng ngày, người ta có sử dụng clorua vôi để khử trùng. Bởi vậy mà nếu sử dụng quá nhiều chất này thì trong nước máy sẽ có một mùi ngái ngái của clo.
Người ta cũng sử dụng clorua vôi để diệt trùng trong bể bơi ngoài trời hoặc tẩy rửa phòng tắm, hay nhà bếp. Ngoài tính khử trùng mạnh mẽ thì clorua vôi cũng có giá thành rẻ và không có yêu cầu nào quá phức tạp trong khâu bảo quản.
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng clorua vôi vì loại muối này.
Trước hết, clorua vôi không hề “thân thiện” đối với da và cơ thể con người. Tốt nhất là bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với chất này, nếu không chỉ cần một lượng nhỏ clorua là đã có thể gây kích ứng da. Thậm chí clorua vôi có thể gây ra bỏng nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, clorua vôi có thể phát nổ với hidrocacbon có trong các loại nhiên liệu hoặc nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt thì chất này cũng có thể phát nổ. Lượng nhiệt được sinh ra sau khi clorua bị nổ rất lớn, đến mức có khả năng đốt cháy vải vóc, giấy, gỗ… và các vật liệu dễ cháy khác.
Nếu hỏa hoạn xảy ra ở nơi có clorua vôi thì đám cháy sẽ bùng lên rất lớn và nhanh vì clorua vôi có tác dụng tương tự như chất xúc tác cho đám cháy.
Như đã đề cập đến khi tìm hiểu clorua vôi là muối gì, chất muối này có thể tác dụng với khí CO2 và hơi nước trong không khí, vì vậy không nên lưu trữ clorua vôi ở những nơi ẩm ướt. Bạn nên lựa chọn không gian thoáng mát, ít ẩm, khô ráo và tránh để tiếp xúc trực tiếp với nền đất.
Hơn nữa, bạn cũng không nên bảo quản clorua vôi ở những không gian nóng bức vào mùa hè, hoặc không gian có nhiệt độ cao. Bạn cũng không nên để clorua vôi gần những vật liệu dễ cháy. Trong môi trường nhiệt độ cao clorua vôi rất dễ bắt nhiệt và gây ra cháy nổ.
Khi vận chuyển, tốt nhất bạn hãy chứa clorua vôi trong thùng nhựa. Nếu phải tiếp xúc với clorua vôi thì hãy mặc sẵn các trang bị bảo hộ lao động vì chỉ cần chạm vào clorua vôi hoặc hút phải clorua vôi thì sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Nước Gia-ven và clorua vôi đều có tính tẩy rửa và khử trùng mạnh. Tuy vậy trên thực tế thì clorua vôi lại được sử dụng rộng rãi hơn nước Gia-ven. Vậy clorua vôi có những ưu điểm nào vượt trội hơn hẳn nước Gia-ven mà lại được sử dụng nhiều hơn?
Trước tiên, xét về tính chất hóa học thì hàm lượng hypochlorite có trong nước Gia-ven không cao bằng hàm lượng hypochlorite có trong clorua vôi. Vì vậy mà clorua vôi có tính khử trùng, tẩy rửa mạnh hơn nước Gia-ven.
Thêm vào đó, việc vận chuyển và bảo quản clorua vôi dễ dàng hơn nhiều so với nước Gia-ven. Nguyên nhân là bởi vì clorua vôi tồn tại ở dạng bột. Khi vận chuyển, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề bị rò rỉ hoặc bị sánh ra ngoài. Hơn nữa, để vận chuyển nước Gia-ven cần các loại bình chứa đặc biệt.
Ngoài ra, clorua vôi cũng có giá thành rẻ hơn nước Gia-ven và có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu mà clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven. Giá thành rẻ hơn này bắt nguồn từ cách điều chế. Để điều chế nước Gia-ven thì người ta phải sử dụng phương pháp điện phân không màng ngăn muối ăn. trong khi đó, để điều chế ra clorua vôi thì chỉ cần sục khí clo qua vôi sữa ở nhiệt độ 30 độ C là được.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu clorua vôi là muối gì và đặc tính cũng như những ứng dụng của clorua vôi trong thực tế. Như đã nói, clorua vôi được ứng dụng rất phổ biến mà đôi khi chúng ta cũng không thể biết hết được. Tuy vậy, đây là chất muối có hại đối với cơ thể con người. Bởi thế mà trong quá trình sử dụng và bảo quản cần phải hết sức cẩn thận.
Hiện tượng xâm thực là gì? Hiện tượng xâm thực ở máy bơm có những tác hại nào? Tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng xâm thực máy bơm trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ