close
cách
cách cách cách cách cách

Chuyên viên đấu thầu là gì? Thông tin cần biết về chuyên viên đấu thầu

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong các dự án đấu thầu của ngành xây dựng, chuyên viên đấu thầu là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả đấu thầu. Tuy vậy, liệu bạn đã hiểu rõ chuyên viên đấu thầu là gì? Họ làm công việc gì? Làm thế nào để trở thành chuyên viên đấu thầu chuyên nghiệp? Lương chuyên viên đấu thầu cao hay thấp? Để giải đáp các vấn đề về vị trí chuyên viên đấu thầu, mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Chuyên viên đấu thầu là gì? Họ là ai?

Đấu thầu là quá trình chủ dự án hay chủ đầu tư nhà thầu đưa ra quyết định lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo đủ điều kiện về năng lực, sau đó tiến hành ký kết các hợp đồng dịch vụ khác nhau.

Chuyên viên đấu thầu là gì
Chuyên viên đấu thầu là gì

Chuyên viên đấu thầu là những người đóng vai trò trong quá trình tìm kiếm chủ đầu tư, thu thập thông tin và đưa ra những phương án, biện pháp đàm phán để chủ đầu tư dự án đồng ý ký tên tham gia vào hợp động dịch vụ và thực hiện các dự án xây dựng.

Ngoài ra, chuyên viên đấu thầu cũng là người làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, đi thu thập thông tin và đưa ra một mức giá phù hợp với đối thủ khác, sau đó có thể thực hiện dự án thành công.

2. Bản mô tả công việc chuyên viên đấu thầu chi tiết nhất

Sau khi đã biết được chuyên viên đấu thầu là gì, liệu bạn có tò mò chuyên viên đấu thầu làm những công việc gì hay không? Cụ thể, chuyên viên đấu thầu sẽ có các nhiệm vụ như sau:

2.1. Những công việc chính của chuyên viên đấu thầu

Chuyên viên đấu thầu sẽ là người chuẩn bị thực hiện các đề xuất mời thầu, tiến hành phân tích các hồ sơ này, sau đó họ sẽ là người báo giá, phân tích, đưa ra mức ra hợp lý cho chủ dự án, chủ đầu tư.

Những công việc chính của chuyên viên đấu thầu
Những công việc chính của chuyên viên đấu thầu

Chuyên viên đấu thầu cũng là người cung cấp cho khách hàng các dịch vụ, tổ chức hoạt động và giám sát quá trình đấu thầu, đồng thời quản lý các dữ liệu liên quan tới đấu thầu.

2.2. Một số nhiệm vụ khác của chuyên viên đấu thầu

Ngoài các nhiệm vụ chính, chuyên viên đấu thầu còn thực hiện một số nhiệm vụ khác, cụ thể như:

- Chuyên viên đấu thầu là người tìm kiếm các nhà thầu mới phù hợp, thực hiện hồ sơ thầu và tạo hồ sơ cho các hoạt động dự thầu, dự toán và tính toán giá thầu theo chủ đầu tư báo giá từ trước.

- Dựa theo định mức thực tế, họ sẽ là người xây dựng định mức cụ thể cho từng nhóm công việc và tiến hành triển khai các quy trình đấu thầu liên quan đến các dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.

- Chuyên viên đấu thầu cũng là người tìm kiếm thu thập các thông tin liên quan tới cơ sở dữ liệu trong quá trình đấu thầu, biết được các vật liệu mới giúp hoạt động đấu thầu hiệu quả hơn và cần bám sát các thông tin theo hợp đồng đấu thầu đã ký sau khi hoàn thành quá trình đấu thầu.

Tìm kiếm thu thập các thông tin liên quan tới cơ sở dữ liệu đấu thầu
Tìm kiếm thu thập các thông tin liên quan tới cơ sở dữ liệu đấu thầu

- Để có thể hoàn thành, triển khai hợp đồng đấu thầu theo đúng thời gian và tiến độ, chuyên viên thực hiện đấu thầu sẽ liên hệ với các nhà thầu phụ hoặc nhà cung cấp, tiếp tục thực hiện báo cáo đấu thầu và nếu có công việc khác theo yêu cầu thì tiến hành giải quyết.

3. Làm thế nào để trở thành chuyên viên đấu thầu chuyên nghiệp?

Tất nhiên, công việc nào cũng cần có kỹ năng chuyên môn nhất định thì mới có thể hoàn thành xuất sắc công việc được giao và chuyên viên đấu thầu cũng vậy. Để trở thành chuyên viên đấu thầu, đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết và cố gắng, nỗ lực không ngừng. Dưới đây là một số yếu tố mà chuyên viên đấu thầu cần phải có.

3.1. Kiến thức chuyên môn

Yêu cầu đầu tiên, để có thể trở thành chuyên viên đấu thầu, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn về những ngành liên quan. Để hỗ trợ công việc một cách tốt nhất, bạn nên theo học những ngành như xây dựng, điện, kinh tế, quản lý thi công…

Kiến thức chuyên môn liên quan
Kiến thức chuyên môn liên quan

Bên cạnh đó, bạn cần phải có các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ như kiến thức tạo lập hồ sơ, thành lập một hồ sơ, hợp đồng, tìm kiếm thông tin hay nghiệp vụ về báo giá…

Nhìn chung, các công ty thường yêu cầu kinh nghiệm, thực lực hơn là học vấn, và ưu tiên các ứng viên đã có 2 năm kinh nghiệm. Bởi vậy, khi bắt đầu bước chân vào nghề, mức lương của nhân viên đấu thầu không quá cao và bạn cần học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới để gia tăng thực lực của mình.

3.2. Kỹ năng mềm và tố chất khác

3.2.1. Kỹ năng tin học văn phòng

Chuyên viên đấu thầu cần thực hiện các công việc trên máy tính nên kỹ năng tin học văn phòng là kỹ năng cần thiết, không thể thiếu. Bạn sẽ phải thực hiện báo giá hợp đồng, hồ sơ, soạn thảo trên máy tính, vì vậy kiến thức về tin học văn phòng đặc biệt quan trọng.

Đặc biệt, quy chuẩn trình bày văn bản thường được áp dụng trong quá trình đấu thầu cho nhà nước hay một số đơn vị đấu thầu có yêu cầu khắt khe về việc trình bày hợp đồng, hồ sơ. Vậy nên bạn cần rèn luyện kỹ năng này thật tốt thì mới có thể làm tốt công việc của chuyên viên đấu thầu.

Kỹ năng tin học văn phòng cần thành thạo
Kỹ năng tin học văn phòng cần thành thạo

3.2.2. Khả năng ngoại ngữ, giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng đấu thầu giúp sự nghiệp của bạn ngày càng phát triển hơn, do đó bạn nên trau dồi 2 kỹ năng này. Khi có 2 kỹ năng này, bạn dễ dàng có thể ứng tuyển vào làm việc tại công ty đa quốc gia hay công ty quốc tế, và mức lương của bạn sẽ được tăng lên gấp nhiều lần.

Ngoài ra, bạn nên trau dồi thêm một số kỹ năng khác để làm tốt công việc của mình như kỹ năng xử lý vấn đề, tình huống; kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập; kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc tốt.

4. Quyền lợi được hưởng và mức lương của chuyên viên đấu thầu

Khi trở thành chuyên viên đấu thầu, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi như: Hưởng lương tháng 13, thưởng Tết, lễ dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, sáng tạo, năng động và có khả năng thăng tiến cao; khám sức khỏe định kỳ; được đào tạo và nâng cao các chuyên môn nghiệp vụ liên tục theo định kỳ; được cung cấp các trang thiết bị giúp công việc được phục vụ tốt nhất.

Mức lương của chuyên viên đấu thầu
Mức lương của chuyên viên đấu thầu

Mức lương của chuyên viên đấu thầu sẽ dựa vào năng lực và tình hình kinh doanh, chính sách của doanh nghiệp. Ngoài mức lương cứng, chuyên viên đấu thầu còn nhận được khoản thưởng của dự án tham gia đấu thầu.

Nhìn chung, mức lương trung bình của chuyên viên đấu thầu cũng không quá thấp, khoảng 9 triệu đồng/ tháng kèm theo số thưởng KPI dự án. Với những người mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, lương trung bình sẽ từ 5 tới 7 triệu đồng/ tháng và thưởng KPI. Còn những người chuyên viên đã có khoảng từ 1 tới 2 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ khoảng 9 tới 12 triệu đồng/ tháng kèm theo lương KPI.

Nếu bạn có năng lực và làm việc ở các công ty nước ngoài, mức lương của bạn có thể cao hơn gấp nhiều lần, khoảng từ 20 tới 30 triệu đồng, cộng thêm tiền thưởng KPI dự án.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chuyên viên đấu thầu là gì cùng với những thông tin về vị trí này. Để tìm việc làm chuyên viên đấu thầu phù hợp với năng lực chuyên môn và mong muốn của bản thân, đừng quên truy cập vieclam123.vn để tìm kiếm những việc làm hấp dẫn nhất nhất. Ngoài ra, bạn có thể tạo mẫu CV và đơn xin việc việc cho chuyên viên đấu thầu trên trang web, vô cùng tiện lợi. Truy cập ngay nhé!

Ngành xây dựng cầu đường ra làm gì?

Xây dựng cầu đường là một vị trí quan trọng trong ngành cầu đường, tuy nhiên bạn đã biết ngành xây dựng cầu đường ra làm gì? Nhanh tay truy cập bài viết bên dưới để biết được thông tin về ngành xây dựng cầu đường nhé!

Ngành xây dựng cầu đường ra làm gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.