Khi bạn có ý định trở thành một kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp thì chứng chỉ CPA là chứng chỉ không thể thiếu. Trong lĩnh vực kiểm toán – kế toán, đây là một thước đo sử dụng để đo trình độ, năng lực, khả năng của cá nhân. Đồng thời, khi sử hữu chứng chỉ này trong tay, cơ hội việc làm của bạn sẽ thăng tiến hơn và đem lại một mức lương hấp dẫn. Vậy chứng chỉ kiểm toán viên CPA là gì? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu thông tin về chứng chỉ kiểm toán viên CPA qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Trong tiếng Anh, CPA là từ viết tắt của Certified Public Accountants, dịch ra có nghĩa là chứng chỉ kiểm toán viên được cấp phép. Khi có chứng chỉ này trong tay, bạn sẽ được hành nghề kế toán, kiểm toán tự do, trở thành một nhân viên chuyên nghiệp và chứng tỏ năng lực của bản thân với mọi người.
Đây là một chứng chỉ vô cùng quan trọng với những người làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán hay tài chính. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, còn có chứng chỉ CA (Charter Accountant) và một số chứng chỉ khác tương đương với chứng chỉ CPA.
Ở Việt Nam, khi bạn đã trải qua kỳ thi đạt chuẩn do Bộ Tài Chính đưa ra, bạn sẽ được cấp giấy chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán CPA. Chứng chỉ CPA là cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá phẩm chất, năng lực của một kế toán, kiểm toán viên xem có phù hợp với yêu cầu mà họ công ty đưa ra hay không.
Khi có chứng chỉ CPA trong tay, bạn có thể tham gia vào các công việc như cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán, làm sổ sách kế toán hay trở thành một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, trở thành chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc có cơ hội trở thành kế toán trưởng.
Ngoài việc thành lập doanh nghiệp, công ty riêng liên quan tới lĩnh vực kiểm toán, kế toán, bạn cũng có thể làm việc cho các công ty và tập đoàn lớn trong nước hoặc nước ngoài và có cơ hội thăng tiến lên vị trí mới cao hơn.
Dễ dàng nâng cao nhận thức của bản thân và chứng tỏ năng lực của bản thân khi bạn có chứng chỉ CPA, bạn cũng sẽ hình thành được kỹ năng xây dựng báo cáo kiểm toán nhanh chóng.
Theo thông tư 202 do Bộ Tài Chính ban hành, quy định thời hạn của chứng chỉ kiểm toán CPA như sau: Chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán sẽ có thời hạn 60 tháng (5 năm). Kể từ thời điểm cấp chứng chỉ, thời hạn của chứng nhận CPA không được vượt quá ngày 31/12 của năm thứ 5.
Với những người làm việc trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, chứng chỉ CPA có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, đồng thời nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Khi bạn đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ, bạn sẽ minh chứng được mình là người có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng trong công việc. Đây cũng là chứng chỉ cao nhất trong nghề giúp nhà tuyển dụng vững tin vào khả năng của bạn.
Bạn cũng có thể tự do lựa chọn công việc mà mình yêu thích như đăng ký thành lập công ty về lĩnh vực kiểm toán, kế toán; tham gia quản lý tài chính cho cá nhân hoặc doanh nghiệp như quản lý đầu tư, kiểm toán, phân tích kế hoạch kinh doanh, sổ sách kế toán, giám đốc tài chính (CFO), quản lý tiền lương.
Đồng thời, chứng chỉ CAP là văn bằng giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý các doanh nghiệp, hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Còn nếu công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng kiểm toán hay kế toán viên, chứng chỉ này giúp nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên dễ dàng, tìm được ứng viên có nhiệm vụ quan trọng trong công ty, doanh nghiệp.
Vì những công việc phong phú khi kế toán, kiểm toán có chứng chỉ CPA, mức lương sẽ vô cùng hấp dẫn, dao động khoảng 1000 – 2000 USD 1 tháng, phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn.
Có thể thấy, để có thể đạt được mức thu nhập khủng cùng công việc hấp dẫn, kiểm toán và kế toán viên cần có trong tay chứng chỉ CPA. Tuy nhiên, để thi chứng chỉ CPA thì bạn cần thỏa mãn những điều kiện nhất định và trải qua cả tiêu chuẩn về đạo đức.
Cụ thể, theo thông tư 91 do Bộ Tài Chính đưa ra, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán, kế toán cho những người thi chứng chỉ CPA thì cần phải đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
- Đảm bảo được phẩm chất nghề nghiệp, tiêu chuẩn đảo đức, có đức tính thật thà và trung thực, chấp hành và thực hiện tốt quy định của pháp luật.
- Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành như kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính hoặc những bằng Đại học các chuyên ngành liên quan nhưng cần có tổng số học trình các môn từ 7% trở lên với số học trình khóa học, gồm các môn như: Kế toán, tài chính, kiểm toán, thuế, phân tích hoạt động kinh doanh… Hoặc bạn tốt nghiệp chuyên ngành khác nhưng cần phải có chứng chỉ xác nhận hoàn thành khóa học do các tổ chức kiểm toán, kế toán quốc tế tổ chức.
- Có đầy đủ các kinh nghiệm trong ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, cụ thể là ít nhất có 4 năm ở vị trí kiểm toán hoặc 5 năm ở vị trí kế toán, tài chính.
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dự thi và đúng hồ sơ dự thi theo mẫu, đồng thời nộp đủ lệ phí theo đúng quy định.
Với những đối tượng chưa từng có chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, để đăng ký dự thi chứng chỉ CPA thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
- Phiếu đăng ký dự thi: Phiếu này cần đầy đủ các thông tin cá nhân của người dự thi CPA, gồm có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi bạn đang làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị giấy xác nhận thời gian mà bạn đã công tác, làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán…
- Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm theo chứng thực (công chứng).
- Sơ yếu lý lịch do cơ quan, đơn vị mà bạn đang làm việc xác nhận.
- Ảnh chân dung 3x4 có màu, chụp từ 6 tháng trở về đây.
- Bản sao chứng chỉ, văn bằng có xác nhận của đơn vị, cơ quan cấp bằng và nộp kèm bảng điểm trung bình cuối cấp, bảng điểm các môn học.
- Chuẩn bị một phong bì có dán tem và ghi các thông tin được yêu cầu.
Nếu bạn muốn dự thi để lấy chứng chỉ CPA và đã có chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu đăng ký dự thi chứng chỉ CPA điền đầy đủ thông tin cá nhân của người dự thi và có xác nhận của cơ quan nơi bạn làm việc.
- Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cần có chứng thực (công chứng).
- Sơ yếu lý lịch được đơn vị và cơ quan công tác xác nhận.
- Bản sao chứng chỉ hành nghề kế toán có công chứng hoặc chứng thực.
- Ảnh chân dung 3x4 có màu, chụp từ 6 tháng gần nhất..
Hội đồng thi chứng chỉ CPA sẽ phát hành hồ sơ dự thi theo mẫu thống nhất và khi nộp hồ sơ, bạn cần nộp trong thời hạn thông báo của Hội đồng thi, nộp cho đơn vị được Hội đồng thi ủy quyền hoặc nộp trực tiếp tại Hội đồng thi. Khi người đăng ký dự thi nộp đủ giấy tờ cần thiết kể trên và nộp đủ lệ phí dự thi thì hồ sơ dự thi mới được nhận.
Nếu bạn không có đủ điều kiện để dự thi hoặc làm đơn xin không tham dự kỳ thi trong vòng 10 ngày được tính từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách những người đủ điều kiện thi chứng chỉ CPA thì chi phí thi mà bạn nộp từ trước sẽ được hoàn trả.
Khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện dự thi, bạn sẽ trải qua kỳ thi gồm 7 môn để cấp chứng chỉ CPA như sau: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; Thuế và quản lý thuế nâng cao; Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp; Kế toán tài chính, Kế toán quản trị nâng cao; Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao; môn Ngoại ngữ, thí sinh chọn lựa giữa các tiếng như Anh, Trung, Pháp, Đức, Nga. Khi bạn vượt qua được kỳ thì này, bạn sẽ được nhận chứng chỉ CPA theo đúng thời gian quy định.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chứng chỉ kiểm toán viên CPA là gì và những thông tin xoay quanh chứng chỉ này. Chứng chỉ CPA là một chứng chỉ quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán. Khi có vượt qua được kỳ thi và đạt được chứng chỉ CPA, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại những vị trí khác nhau, có cơ hội thăng tiến trong công việc và nhận được một mức lương tương xứng. Vì vậy, hãy ôn luyện chứng chỉ này và đăng ký thi nếu có thể nhé!
Khi kế toán trở thành một ngành nghề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có, có nên học văn bằng 2 kế toán hay không chính là điều mà nhiều bạn đang quan tâm. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này, truy cập bài viết dưới đây để biết được liệu có nên học văn bằng 2 kế toán hay không nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ